Bỏng là một tai nạn bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống của bạn. Không phải vết bỏng nào cũng tự điều trị tại nhà được. Có những trường hợp bỏng phải kết hợp thuốc uống và thuốc bôi mới có thể cải thiện. Bài viết hôm nay Nacurgo gửi bạn thông tin để bạn biết bị bỏng uống thuốc gì cho nhanh khỏi và hạn chế hệ lụy.
Các mức độ tổn thương do bỏng
Bỏng là một dạng tổn thương trên cơ thể người do các yếu tố nhiệt, điện, hóa chất, ánh nắng hay bức xạ mặt trời… gây ra. Theo thống kê thì bỏng do nhiệt là dạng bỏng phổ biến nhất hiện nay. Nhưng dù là bỏng do nhiệt hay do các tác nhân khác thì đều có 1 điểm chung là gây ra đau đớn, nóng rát tại vị trí bỏng. Chắc hẳn bạn cũng đã từng trải qua cảm giác này rồi đúng không?
Mức độ bỏng khác nhau sẽ gây ra tổn thương khác nhau và phương pháp điều trị cho từng mức độ cũng khác nhau. Chẳng hạn như bỏng cấp 1 bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần lo lắng quá về vấn đề nhiễm trùng, sẹo thâm của vết bỏng. Nhưng bỏng cấp 2 trở lên bạn cần có phương pháp điều trị chuyên sâu từ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là thông tin chi tiết về 3 cấp độ bỏng cơ bản:
Bỏng cấp độ 1
Bỏng cấp độ 1 là cấp độ bỏng phần tổn thương chỉ ở lớp da bên ngoài. Biểu hiện là lớp da ngoài cùng có dấu hiệu đỏ, viêm nhẹ, sưng tấy và đau đớn. Vùng da sẽ bong tróc khi vết bỏng lành lại. Dù diện tích có thể rộng nhưng bỏng cấp độ 1 tương đối mau lành, thường thời gian lành lại từ 7 đến 10 ngày.
Bỏng cấp độ 2
Ở bỏng cấp độ 2 mức độ tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn bỏng cấp 1. Bỏng cấp 2 có thể khiến vùng da bị phồng rộp, tấy đỏ cực kỳ đau rát, khó chịu. Toàn bộ lớp biểu bì da bên ngoài có thể đã bị phá hủy. Ở mức độ này, vết bỏng có nguy cơ nhiễm trùng và dể lại sẹo thâm xấu xí. Thời gian lành lại cũng lâu hơn, thường là từ 3 tuần đến 1 tháng, thậm chí là lâu hơn.
Bỏng cấp độ 3
Bỏng cấp độ 3 làm tổn thương nặng nề, phá hủy lớp da và cả phần mô bên dưới. Thường ở cấp độ bỏng này người bệnh sẽ ít cảm thấy đau rát hơn vì đã có tổn thương đến các dây thần kinh. Bỏng cấp độ 3 sẽ cần chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm trùng. Và dù cho có chăm sóc tốt và đúng cách thì bỏng cấp 3 vẫn gây ra các vết sẹo như sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo co kéo.. Không thể nói trước thời gian lành lại bỏng cấp 3 trở lên vì đây là vết bỏng nghiêm trọng. Hồi phục hoàn toàn có thể là 3 tháng, 6 tháng, thậm chí là cả năm.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Tổng quan về bỏng
Các biến chứng bỏng có thể gặp
Đau đớn khó chịu chỉ là một phần rất nhỏ trong những yếu tố nguy cơ bạn có thể phải chịu đựng. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa tổng quát quốc gia (NIH) thì những biến chứng bạn có thể gặp phải khi bị bỏng là:
- Có thể gây viêm sưng, phồng rộp tại khu vực bỏng, ảnh hưởng đến quá trình đi lại, vận động của người bệnh. Đi kèm theo đó là cơn đau nhức khó chịu tại vùng bỏng và các khu vực tổn thương lân cận.
- Hệ lụy rất nhiều người bệnh lo lắng đó là để lại các sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Nhất là với chị em phụ nữ.
- Trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể gây ra sốc phản vệ. Nhiều người bệnh bị bỏng còn có thể bị ngất khi tác nhân bỏng tác động đến cơ thể.
- Vết bỏng cấp 2 trở lên có nguy cơ bị nhiễm trùng có thể tiến triển thành các mô hoại tử gây mất chức năng nếu không xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, bỏng còn có thể gây hạ thân nhiệt toàn bộ cơ thể do chấn thương hoặc làm giảm thể tích, lưu lượng máu khi bị mất quá nhiều máu do bỏng….
Khi nào cần điều trị bỏng bằng thuốc uống?
Như đã chia sẻ thì không phải vết bỏng nào bạn cũng có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian kết hợp dinh dưỡng. Có những tổn thương do bỏng bắt buộc phải sử dụng thêm thuốc bôi, thuốc uống để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình lành lại của vết bỏng.
Theo các chuyên gia bỏng, bất cứ thứ gì bạn đắp lên trên vết bỏng hoặc qua đường ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của nó. Với vết bỏng từ cấp 2 trở lên thì người quyết định bôi gì lên vết bỏng hay uống thuốc gì chữa bỏng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao như các Y bác sĩ, dược sĩ, hay các nhân viên y tế chuyên khoa.
Như vậy với mức độ bỏng cấp 2 trở lên bạn cần sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo kê đơn từ bác sĩ để giảm đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử và giúp quá trình lành lại nhanh hơn.
Bạn cần lưu ý xác định mức độ tổn thương bỏng chính xác để lựa chọn việc bôi thuốc và uống thuốc phù hợp nhất. Bởi vì có những vết bỏng tuy diện tích nhỏ, nhưng lại có tổn thương sâu vẫn có nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng, hoại tử, vẫn cần phải dùng thuốc kết hợp để hạn chế nguy cơ này.
Bị bỏng uống thuốc gì, bôi thuốc gì nhanh khỏi?
Hầu hết các vết bỏng cấp 2 đều có tổn thương phần da bên ngoài nên vết bỏng lúc này tương tự như một vết thương hở. Nó hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễm trùng nguy hiểm khi tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi và môi trường bên ngoài. Ngoài việc sơ cứu, làm sạch vết bỏng đúng cách, các bác sĩ chuyên khoa bỏng sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc uống và thuốc bôi dưới đây:
Bị bỏng uống thuốc giảm đau
Bỏng có độ sâu lớn như vậy, cảm giác đau đớn không thể tránh khỏi. Để giải quyết việc này người bệnh có thể sẽ được kê đơn một trong những loại thuốc giảm đau:
- Thuốc giảm đau có chứa paracetamol
- Thuốc giảm đau thông thường ibuprofen
- Thuốc Diclofenac…
Những loại thuốc kể trên sẽ được sử dụng trong trường hợp người bệnh thấy bỏng rát dữ dội, thường là mức độ bỏng mức độ 2 nghiêm trọng. Đau rát ảnh hưởng gần như hầu hết thời gian trong ngày, thậm chí là giấc ngủ của người bệnh.
Cách dùng và liều lượng sẽ được chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ kê đơn. Thông thường thuốc giảm đau sẽ được uống sau ăn và uống cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Đối với các vết bỏng có tổn thương hở, bạn có thể cần uống thêm thuốc kháng sinh để chủ động ngăn ngừa nhiễm trùng, biến chứng gây ra. Thuốc kháng sinh sử dụng có thể là dạng uống hoặc dạng bôi tại chỗ vào vị trí bỏng.
Thuốc kháng sinh uống sẽ được bác sĩ kê đơn tùy vào mức độ bỏng và thực tế tình trạng cơ thể người bệnh có đang mắc bệnh lý nền nào hay không. Thời gian điều trị nhanh chậm cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này. Thuốc kháng sịnh dạng uống sẽ được sử dụng trong trường hợp bỏng độ 3.
Chữa bỏng bằng thuốc kháng sinh người bệnh cần sử dụng đúng liều kê đơn, uống đều đặn để mang lại hiệu quả tích cực. Việc sử dụng không đều bữa có bữa không hoặc ngưng giữa chừng có thể gây hiện tượng đề kháng thuốc dẫn đến phải sử dụng liều cao hơn và thời gian điều trị lâu hơn vào lần sau.
Lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng như dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ…. Vì thề cần theo dõi triệu chứng này để kịp thời xử lý khi có tác dụng không mong muốn xảy ra.
Thuốc tiêm uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vết bỏng của bạn hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này nếu không xử lý đúng cách, có dị vật đâm sâu vào trong, hay vết bỏng có dấu hiệu sưng tấy phù nề, viêm mủ nặng nề. Việc sử dụng thuốc tiêm uốn ván sẽ được chỉ định từ bác sĩ dựa trên thăm khám và đánh giá nguy cơ.
Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Theo các bác sĩ, thời gian tiêm tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị bỏng hoặc chấn thương. Thuốc tiêm được sử dụng phổ biến là Huyết thanh phòng uốn ván S.A.T 1500 đơn vị.
Thuốc chống stress, lo âu
Đối với chị em, việc xuất hiện một vết bỏng ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể đều gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng. Đa phần căng thẳng stress bắt nguồn từ lo lắng vết bỏng sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhất là trường hợp bỏng nặng, bỏng toàn cơ thể, bỏng khu vực mặt thì mức độ lo lắng có thể chuyển thành các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Ngoài động viên tinh thần người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống trầm cảm, lo âu giúp người bệnh loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, yên tâm điều trị. Khi có một tâm lý thoải mái, hiệu quả điều trị sẽ là tối ưu nhất.
Bị bỏng uống một số loại thuốc bổ
Bị bỏng bạn cũng cần uống một số loại thuốc bổ để bổ sung vi chất cho cơ thể bởi lúc này cơ thể người bệnh cần một lượng chuyển hóa năng lượng lớn hơn mức bình thường. Vi chất có thể được bổ sung qua đường dinh dưỡng nhưng nếu nạp vào người qua con đường thuốc bổ, khả năng hấp thụ sẽ cao hơn và tiết kiệm thời gian tốt hơn so với việc chuẩn bị các món ăn. Một số vi chất chất bạn cần trong quá trình điều trị vết bỏng là vitamin A, vitamin C, dầu gan cá, oxyd kẽm…
Chăm sóc đúng cách bỏng từ đầu tránh nhiễm trùng
Nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan với vết bỏng nhỏ mà không biết rằng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng, tình hình chung hiện nay, dù bỏng to hay bỏng bé đều được áp dụng các phương pháp điều trị dân gian trước, có những phương pháp còn chưa được kiểm chứng nên nguy cơ gây biến chứng là rất cao.
Thực tế nhiều bệnh nhân khi được đưa đến bệnh viện, tình trạng vết bỏng đều đã có dấu hiệu nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử. Vậy phải làm sao để hạn chế nguy cơ này. Dưới đây là các bước chăm sóc đúng cách cho vết bỏng:
Vệ sinh vết bỏng hàng ngày
Bước vệ sinh vết bỏng hàng ngày rất quan trọng bởi nó giúp loại bỏ đi tế bào chết, bụi bẩn và dịch nhầy, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Có thể vệ sinh vết bỏng đều đặn bằng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh).
Đây là dung dịch chuyên dụng kết hợp công nghệ điện hóa tiên tiến cùng các chất sát khuẩn tự nhiên, mang đến hiệu quả tối ưu trong vệ sinh, rửa các tổn thương trên da. Dung dịch có khả năng sát khuẩn nhanh, loại bỏ tế bào chết, dịch nhầy, làm dịu mát và an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn
Sau bước làm sạch, bạn có thể sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với vết bỏng cấp 2 trở lên hoặc thoa những nguyên liệu thiên nhiên chữa bỏng như nha đam, mật ong, dầu dừa…. đối với bỏng cấp 1 (không có tổn thương hở). Cần tuân thủ chỉ dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để hiệu quả mang đến là tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Bảo vệ vết bỏng
Sau bước làm sạch và bôi thuốc, bạn cần bảo vệ vết bỏng, ngăn chặn tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi bên ngoài môi trường. Bạn sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để tạo ra lớp màng bảo vệ vết bỏng.
Lớp màng sinh học có tên là Polyesteramide có vai trò như một rào cản vật lý giúp bảo vệ vết bỏng đơn giản, chống thấm nước, ngăn ngừa thoát hơi nước tạo ra môi trường lý tưởng để các mao mạch và tế bào được hình thành. Tinh chất nano nghệ Cucurmin và tinh chất trà xanh pháp dễ dàng thẩm thấu vào vết bỏng, giúp kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế để lại sẹo thâm xấu xí khi bỏng lành lại.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ với một bước xịt vào vết bỏng đã làm sạch bạn sẽ có một lớp màng bảo vệ suốt 4 đến 5 tiếng. Sau thời gian này lớp màng sẽ tự phân hủy sinh học. Khi đó, bạn chỉ cần thấm khô phần dịch vàng bằng bông tiệt trùng và xịt lên 1 lớp mới để được bảo vệ 4 đến 5 tiếng tiếp theo. Thật tiện lợi đúng không?
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “BẤM VÀO DÂY
1800.6626 (miễn cước) hoặc liên hệ trực tiếp
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, hãy gọi điện thoại đến tổng đài(miễn cước) hoặc liên hệ trực tiếp Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn nhanh, chính xác nhất nhé!
Theo dõi quá trình lành lại
Trong quá trình chăm sóc nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường tại vị trí bỏng như chảy dịch nhiều không có dấu hiệu cải thiện, kèm với đó là viêm sưng đau đớn ngày càng dữ dội cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý vì đó là một số dấu hiệu sớm của hoại tử vết thương.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị bỏng
- Đọc kỹ hướng dẫn thuốc cùng chỉ dẫn của bác sĩ để biết thời điểm uống chính xác (trước hay sau ăn).
- Uống thuốc đều đặn theo đơn kê của bác sĩ, không sử dụng cách đoạn nhất là với thuốc kháng sinh vì nó có thể gây hiện tượng nhờn, đề kháng thuốc.
- Sử dụng thuốc bạn cần bổ sung nhiều nước hơn trong quá trình uống thuốc kháng sinh điều trị bỏng.
- Cần kết hợp thêm yếu tố dinh dưỡng để việc điều trị dễ dàng và đạt kết quả cao hơn.
- Dù uống thuốc hạn chế nhiễm trùng vẫn cần chăm sóc đúng cách, tốt nhất ở bước sát khuẩn.
- Một số người bệnh có thể rắc bột kháng sinh vào vết bỏng, nhưng đây một việc làm sai lầm dẫn đến việc hạn chế lên mô hạt, kéo da non, và đẩy phản ứng viêm tại chỗ tăng lên….
Trên đây là những thông tin giải đáp trả lời cho câu hỏi: “Bị bỏng uống thuốc gì?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 để được tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhé. Cảm ơn bạn, chúc vết bỏng của bạn mau hồi phục!
Tài liệu tham khảo:
https://sites.google.com/site/yhocbachkhoatoanthu/bong/thuoc-dieu-tri-tai-cho-vat-lieu-che-phu-tam-thoi-vet-bong
https://sites.google.com/site/yhocbachkhoatoanthu/bong
https://medlineplus.gov/burns.html
https://www.healthline.com/health/burns#burn-levels
click tại đây
đặt mua
Tư vấn