Cảm cúm sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi hết hẳn. Tuy nhiên để chóng khỏe thì các chuyên gia khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Vậy người bị cảm cúm nên ăn gì?
1. Làm thế nào để chữa cảm cúm?
Khi mắc cảm cúm người bệnh sẽ có một số triệu chứng như sốt cao, ho, đau đầu, mệt mỏi… Tùy vào những triệu chứng gặp phải mà người bệnh có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Nếu sốt cao, đau đầu có thể dùng thuốc giảm sốt giảm đau như Paracetamol hay các loại thuốc co mạch, dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin, trị ho, sổ mũi, ngạt mũi bằng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol.
Cùng với việc sử dụng các loại thuốc này thì người bệnh cần chú ý đến biện pháp khắc phục tại nhà để nhanh chóng giảm cơn cảm cúm, đó là người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc để tránh lây bệnh, giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, bổ sung nước, sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị, rút ngắn thời gian mắc cúm cũng như hạn chế sự xâm nhập, phát triển của virus gây bệnh.
Các thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo khi được kết hợp trong viên uống sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Viên uống còn thích hợp để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.
2. Người bị cảm cúm nên ăn gì?
2.1. Uống đủ nước
Một người cần cung cấp khoảng 2 – 3l nước cho cơ thể hàng ngày, người bệnh cảm cúm cần bổ sung nhiều hơn bù vào lượng nước mất đi do sốt cao, nôn, ăn uống ít do mệt mỏi… Lượng nước này sẽ giúp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể và thải độc tố.
2.2. Canh thịt hoặc rau củ hầm
Người bệnh cảm cúm nên món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Canh thịt hoặc rau củ hầm là lựa chọn thích hợp. Thịt bò, thịt gà được hầm cùng các rau xanh, củ quả hay nấm đều rất tốt cho người cảm cúm ăn để chóng khỏe.
2.3. Cháo hoặc súp gà
Cũng như món canh hầm thì cháo hoặc súp gà cũng thích hợp để người bị cảm cúm ăn. Cháo hay súp gà đều dễ ăn và tiêu hóa lại có đủ cả thịt lẫn rau củ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và cả nước, muối bị mất khi bị cảm cúm.
>> Xem thêm: Top 7 món cháo giải cảm cúm cực nhanh và dễ nấu
2.4. Các loại thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp người bệnh cảm cúm chóng khỏe. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm có thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch… đặc biệt thịt bò là thực phẩm tốt nhất vì không chỉ chứa kẽm, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp người bệnh mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.
2.5. Tỏi
Theo một số nghiên cứu đã cho thấy nếu người trưởng thành bị cảm cúm ăn nhiều tỏi, khả năng miễn dịch sẽ tăng cường đáng kể, đồng thời mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu cũng thuyên giảm. Tùy khả năng và sở thích, người bệnh có thể ăn tỏi sống, tỏi chế biến cùng các thực phẩm khác…
2.6. Gừng
Củ gừng không chỉ tạo mùi vị cho món ăn mà còn có thể giúp cơ thể chống lại virus cúm. Khi cơ thể bị lạnh có thể pha gừng tươi cùng với nước nóng, chanh và mật ong để uống. Gừng cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tiêu hóa giúp cơ thể nhanh hồi phục.
2.7. Sữa chua
Sữa chua mềm dễ ăn lại tốt cho tiêu hóa vì cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Người bệnh cảm cúm nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch và protein thiết yếu cho cơ thể.
2.8. Trái cây giàu vitamin C
Nhiều loại trái cây chứa vitamin C, là chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể, giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Trái cây giàu vitamin C nhất có dâu tây, cà chua, các loại quả họ nhiều múi như cam, quýt, bưởi…
2.9. Thịt bò
Các thực phẩm như cá, gan heo, thịt bò… là những thực phẩm rất tốt giúp cơ thể chống lại sự phát triển của virus cúm vì đều chứa nhiều kẽm. Trong 85g thịt bò sẽ chứa khoảng 7 mg kẽm, ngoài ra còn có protein và vitamin B giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục. Khi bị cảm cúm người bệnh nên ăn nhiều món ăn chế biến từ thịt bò.
2.10. Rau xanh
Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác có nhiều vitamin C và vitamin E sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt để người bệnh cảm cúm ăn.
2.11. Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E, canxi và chất xơ. Người cảm cúm ăn bông cải xanh sẽ giúp phục hồi nhanh.
2.12. Yến mạch
Yến mạch có chứa nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa polyphenol, chất xơ beta-glucan giúp tăng cường miễn dịch. Yến mạch nguyên hạt tốt để bổ sung khi bị cảm cúm.
2.13. Thức ăn có gia vị cay
Các loại gia vị cay như tiêu giúp người bệnh cảm cúm thông mũi, dễ thở hơn. Tuy nhiên nên ăn vừa phải và nếu bị đau họng thì không nên dùng các thức ăn này vì có thể làm tình trạng đau họng nghiêm trọng hơn.
3. Người bị cảm cúm không nên ăn gì?
Thức ăn cứng
Những thức ăn cứng như bánh quy giòn, khoai tây chiên… có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn là thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp không tốt cho người bị cảm cúm vì có thể gây đầy bụng và không có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Thức uống chứa cồn
Đồ uống chứa cồn như rượu, bia hay đồ uống chứa cồn khác có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch và khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Cà phê và trà đặc
Cũng như đồ uống chứa cồn, các đồ uống như cà phê, trà đặc hay soda cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể người bệnh cảm cúm.
Người bệnh cảm cúm nên được nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng bình phục. Bên cạnh đó để tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và rút ngắn thời gian mắc cúm, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược. Những thảo dược tốt cho người bệnh đang mắc cúm và cả người khỏe mạnh có thể dùng để phòng bệnh cảm cúm cũng như các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Các thảo dược này lành với người dùng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Các thảo dược này có trong một viên uống nên tiện sử dụng và thích hợp để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.