Bị cảm lạnh nên ăn gì là tốt nhất để nhanh chóng khỏe lại?

Cảm lạnh là bệnh do virus tấn công vào đường hô hấp, thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em và người lớn tuổi, những người có sức đề kháng yếu. Vậy để bệnh mau chóng thuyên giảm thì người bị cảm lạnh nên ăn gì? Cùng điểm qua những loại thực phẩm tốt cho người bị cảm lạnh trong bài viết ngay sau đây.

1. Top các thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh

  • Sữa chua: Bị cảm lạnh nên ăn gì? Trong sữa chua có chứa probiotics, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, sữa chua cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh gây ra.
  • Các loại hạt: Ngoài hàm lượng protein dồi dào, trong các loại hạt còn chứa chất béo tốt, giúp da và màng nhầy khỏe mạnh, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
  • Khoai lang: Vitamin A có trong khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch, duy trì sự khỏe mạnh của mô và da trong cơ thể, từ đó tạo hàng rào bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. Khoai lang cũng là gợi ý phù hợp cho câu hỏi “Bị cảm lạnh nên ăn gì?”
  • Nước: Không nhất thiết phải là nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả, đồ uống không đường. Hãy đảm bảo cơ thể bạn không bị thiếu nước để có một hệ miễn dịch tốt, chống lại bệnh cảm lạnh. Để biết chi tiết hơn bạn cũng nên tham khảo lời giải đáp từ chuyên gia cho câu hỏi: “Bị cảm lạnh nên uống nước gì để nhanh hết bệnh?”
  • Gừng: Cho những ai chưa biết bị cảm lạnh nên ăn gì? Gừng có tính ấm, giúp giảm cảm, làm dịu bớt các triệu chứng của cảm lạnh.
  • Trứng: Trái với suy nghĩ của nhiều người, trứng lại là thực phẩm có lợi cho người bị cảm lạnh. Trong trứng chứa nhiều protein, kẽm, selen cùng nhiều loại vitamin quan trọng khác, rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Cá béo, Cá trích (cá mòi): Các loại cá này giúp kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu, mà đây là một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch cơ thể.
  • Rau xanh: Bị cảm lạnh nên ăn gì? Các loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu vitamin, khoáng chất, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Tỏi: Tỏi có chứa allicin, các chất chống viêm, kháng khuẩn giúp giải cảm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn chặn sự tấn công của virus.
  • Nghệ: Trong nghệ có hàm lượng cao các chất chống viêm, chống oxy hóa giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn nghệ thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị cảm và ho. Đây cũng là thực phẩm cứu cánh có ngay trong gian bếp khi bạn chưa biết bị cảm nên ăn gì?
  • Nấm rơm: Các chất chống virus, selen có trong nấm giúp điều trị bệnh cảm nặng. Ngoài ra, ăn nấm còn giúp sản sinh tế bào, chống lại các nhiễm trùng bên ngoài.
  • Trái cây thuộc họ cam quýt: Hàm lượng vitamin C cao có trong loại trái cây họ cam quýt sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe hơn. Hợp chất tự nhiên có trong vỏ của chúng có tác dụng điều trị cảm lạnh hiệu quả.
  • Súp gà: Gà khi nấu chín sẽ sinh ra amino axit có khả năng hỗ trợ điều trị cảm lạnh và ho. Ăn súp gà sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe.
  • Cháo hành: Nếu không nghĩ ra bị cảm lạnh nên ăn gì? Thì món cháo hành đơn giản sẽ là câu trả lời cho bạn. Hành có vị cay, tính nóng giúp giải cảm, chữa các bệnh về cảm lạnh, sổ mũi, ngạt mũi, lạnh bụng….
  • Cháo tía tô: Cháo tía tô giúp kích thích toát mồ hôi, long đờm, trị ho, hỗ trợ tiêu hóa. Ăn cháo tía tô khi bị cảm lạnh sẽ giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.

2. Bị cảm lạnh không nên ăn gì?

  • Cafein: Các loại đồ uống chứa cafein sẽ khiến cơ thể dễ mất nước hơn và làm bệnh cảm lạnh thêm trầm trọng hơn.
  • Bơ đậu phộng: Loại bơ này chứa nhiều đường và protein không có lợi cho việc hạ sốt và khó kiểm soát bệnh.
  • Hạn chế đường: Đường làm cho các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm bị yếu đi, gây ra cho cơ thể các biểu hiện sưng viêm không tốt.
  • Nước nho: Nước nho cũng chứa nhiều đường không tốt cho hệ miễn dịch cơ thể.
  • Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn: Trong các loại thực phẩm này có hàm lượng fructose cao, chất tạo màu, chất bảo quản, mì chính và các hóa chất khác có hại cho sức khỏe.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, dễ chướng bụng, đầy hơi khiến sức tình trạng cảm lạnh của người bệnh tồi tệ hơn.
  • Bánh mì: Lượng tinh bột có trong bánh mì có khả năng chuyển hóa thành đường nhanh, khiến đường huyết trong cơ thể tăng, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch.
  • Xoài: Xoài có tính nóng, khi ăn vào sẽ khiến thân nhiệt người bệnh tăng, khó hồi phục hơn.

3. Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh

Cảm lạnh có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong nhiều ngày liên tục. Nếu bạn không muốn trải qua tình cảnh này thêm lần nào nữa, hãy tìm hiểu và áp dụng một số cách phòng ngừa cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả dưới đây.

3.1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Bạn nên tập thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây để tạm thời diệt hết vi trùng đang bám trên bộ phận này, bao gồm cả virus cảm lạnh. Nếu không có đủ dụng cụ, bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô hoặc chất khử trùng tay chứa cồn.

3.2. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Virus gây cảm lạnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí hoặc thông qua sự tiếp xúc cá nhân. Mặt khác, bạn cũng có thể nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc dịch tiết của người bệnh. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này nhằm phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

3.3. Giữ ấm cơ thể

Vào những ngày trời lạnh khi ra đường cần mặc quần áo ấm, hạn chế tắm nước lạnh, sử dụng túi chườm ấm. Tuyệt đối không để cơ thể bị lạnh.

3.4. Ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn cân bằng để giữ cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh. Nên ăn thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và rau củ quả giàu chất chống oxi hóa để chữa cảm lạnh nhanh khỏi hơn. Một số thực phẩm tuyệt vời bạn nên bổ sung hàng ngày như việt quất, rau lá xanh đậm, ớt chuông đỏ, bí đỏ, sữa chua…

3.5. Tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cải thiện máu lưu thông, tăng cường sức khoẻ và nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời tắm nước đủ nóng ngăn chặn không khí khô hanh gây khô mũi, nghẹt mũi…

3.6. Sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng

Đặc biệt, nên sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong, phòng ngừa sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Đây là biện pháp rất an toàn, nâng cao sức khỏe cho cả gia đình, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ không còn phải băn khoăn “Bị cảm lạnh nên ăn gì?” và giữ cho mình cũng như gia đình luôn có một hệ miễn dịch thật tốt, để chống lại các tác nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh cảm lạnh quay trở lại

Rate this post

Viết một bình luận