Bị Cha Mẹ Chửi Mắng Thì Làm Gì Khi Bị Bố Mẹ Chửi Mắng Thì Làm Sao?

Bị Stress Vì Hay Bị Bố Mẹ La Mắng Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt QuaTrang chủ / Vấn đề tâm lý khác / Bị Stress Vì Hay Bị Bố Mẹ La Mắng Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt Qua
*

Bị Stress Vì Hay Bị Bố Mẹ La Mắng Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt QuaTrang chủ / Vấn đề tâm lý khác / Bị Stress Vì Hay Bị Bố Mẹ La Mắng Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt Qua

Hiện nay, không ít trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi bị stress vì bố mẹ la mắng thường xuyên. Dẫu biết rằng la mắng là việc làm tốt giúp con ý thức được lỗi lầm và biết cách hoàn thiện mình. Tuy nhiên, thói quen la mắng và chì chiết mọi lúc khiến con trở nên căng thẳng, mệt mỏi trong chính gia đình của mình.

Bạn đang xem: Làm gì khi bị bố mẹ chửi

*

Bố mẹ la mắng thường xuyên sẽ khiến con trẻ bị căng thẳng – stress và cảm thấy ngột ngạt, nặng nề

Nhận biết stress vì bố mẹ la mắng

Bố mẹ thường la mắng con cái khi con phạm lỗi, lười biếng và thành tích học tập kém. La mắng sẽ giúp con ý thức được những khuyết điểm của bản thân để nỗ lực cải thiện và không lặp lại lỗi lầm như trước đây. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ la mắng con cái theo thói quen mà không quan tâm sự việc xảy ra có phải do lỗi của con hay không.

Khi còn nhỏ, bố mẹ sẽ la mắng những vấn đề như vệ sinh cá nhân, nhà cửa, không biết vâng lời người lớn,… Khi lớn hơn, bố mẹ sẽ quan tâm đến những vấn đề khác như học tập, công việc, thói quen sinh hoạt và các mối quan hệ yêu đương. Bố mẹ la mắng đều xuất phát từ mong muốn giúp con hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc la mắng con cái quá mức có thể khiến con bị stress – căng thẳng, lo lắng và cảm thấy ngột ngạt trong gia đình của mình.

Stress vì bố mẹ la mắng thường có những biểu hiện như:

Luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi trở về nhà.Sợ bị bố mẹ la mắng và trách móc, chì chiết khi không đạt được kết quả cao trong quá trình học tập hoặc công việc không ổn định, thu nhập thấp.Mệt mỏi, uể oải, cảm thấy bi quan và mất hy vọng.Luôn tự tạo áp lực cho bản thân để nỗ lực hơn. Tuy nhiên, do quá căng thẳng nên công việc và học tập đều không mang lại kết quả tốt.Ít chia sẻ với bố mẹ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống vì sợ bị bố mẹ đánh giá và cấm cản.Stress vì bố mẹ la mắng cũng sẽ gây ra các triệu chứng thể chất như mất ngủ, khó ngủ, căng cơ, uể oải, sụt cân, ăn uống kém,…Thậm chí, một số người còn có những phản ứng quá khích như sợ hãi, run rẩy, ngất xỉu,… vì thi trượt hoặc trượt phỏng vấn.

Vì sao con dễ bị stress khi bố mẹ la mắng thường xuyên?

Luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi trở về nhà.Sợ bị bố mẹ la mắng và trách móc, chì chiết khi không đạt được kết quả cao trong quá trình học tập hoặc công việc không ổn định, thu nhập thấp.Mệt mỏi, uể oải, cảm thấy bi quan và mất hy vọng.Luôn tự tạo áp lực cho bản thân để nỗ lực hơn. Tuy nhiên, do quá căng thẳng nên công việc và học tập đều không mang lại kết quả tốt.Ít chia sẻ với bố mẹ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống vì sợ bị bố mẹ đánh giá và cấm cản.Stress vì bố mẹ la mắng cũng sẽ gây ra các triệu chứng thể chất như mất ngủ, khó ngủ, căng cơ, uể oải, sụt cân, ăn uống kém,…Thậm chí, một số người còn có những phản ứng quá khích như sợ hãi, run rẩy, ngất xỉu,… vì thi trượt hoặc trượt phỏng vấn.

Khi bị bố mẹ la mắng, phản ứng chung của con là buồn bã, chán nản và tự dằn vặt bản thân. Sau khi trải qua những cảm xúc tiêu cực này, bản thân chúng ta sẽ nhìn nhận lại sự việc và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị stress vì bố mẹ thường xuyên la mắng, chì chiết. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Bị tổn thương trước lời nói trách móc, chì chiết

Khi nóng giận, bố mẹ thường có những lời nói trách móc, chì chiết mà không nghĩ đến cảm nhận của con. Những lời nói này “vô tình” làm tổn thương tâm hồn và khiến con cái chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực như bi quan, chán nản, buồn bã,… Thậm chí, một số người còn hình thành suy nghĩ bố mẹ không thương mình nên mới có những lời nói như vậy.

*

Những lời nói chì chiết, la mắng từ bố mẹ có thể làm tổn thương con cái

La mắng giúp con ý thức được lỗi sai của bản thân. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen trách móc, chì chiết con mà không trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Trong quá trình phát triển, con cái sẽ khó tránh khỏi những lỗi sai trong cách ứng xử, học tập,… Nhưng việc trách móc và la mắng quá thường xuyên sẽ khiến cho con bị tổn thương. Về lâu dài, con sẽ dễ bị stress và trở nên tách biệt, xa cách với gia đình.

2. Cảm thấy bản thân yếu kém, vô dụng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ bị bố mẹ la mắng thường xuyên sẽ trở nên nhút nhát và tự ti vì nghĩ bản thân yếu kém và vô dụng. Thực tế, nhiều bậc phụ huynh dùng những từ ngữ nặng nề, cực đoan khiến con nghĩ rằng bản thân thực sự không có năng lực và không bao giờ làm nên trò trống gì.

Vì cảm thấy bản thân yếu kém nên con cái sẽ tự dằn vặt, trách móc mình và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Về lâu dài, con lớn lên sẽ thiếu đi sự tự tin – ngay cả khi có năng lực và ngoại hình ưa nhìn. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải điều chỉnh lời nói và hành vi của bản thân để tránh làm tổn thương con cái.

3. Sợ làm bố mẹ thất vọng

Khi bị bố mẹ la mắng, tâm lý chung của con cái là sợ làm gia đình thất vọng. Nỗi sợ này thường trực khiến con cái luôn áp lực trong quá trình học tập và làm việc. Dần dần con cái dễ bị stress và phải đối mặt với sự ngột ngạt, nặng nề về mặt tâm lý.

Nhiều gia đình khi la mắng con cái luôn trách móc con đã phụ sự kỳ vọng của bố mẹ. Đồng thời kể lể những hy sinh và vất vả của bố mẹ để con có cuộc sống tốt đẹp như hiện tại. Khi nghe những lời này, bản thân con sẽ cảm thấy có lỗi và hình thành tâm lý sợ bố mẹ thất vọng. Tuy nhiên, đây không phải là cách tạo động lực lành mạnh vì điều này vô tình khiến con cái bị stress nặng.

4. Không khí gia đình ngột ngạt

Việc la mắng con cái thường xuyên sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt và nặng nề. Gia đình vốn là nơi bình yên để con cái tìm về khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Khi không khí gia đình trở nên ngột ngạt, trẻ khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và stress – căng thẳng.

*

Bố mẹ la mắng thường xuyên sẽ khiến không khí gia đình ngột ngạt, từ đó khiến con cái dễ bị stress và mệt mỏi

Ngoài ra, sự nặng nề trong không khí gia đình cũng khiến cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái trở nên sâu sắc hơn. Nếu không có biện pháp khắc phục, con cái thường có xu hướng sống tách biệt, cô lập và hầu như không chia sẻ với gia đình bất cứ vấn đề gì.

5. Không có cơ hội được bố mẹ chia sẻ, thấu hiểu

Đặc điểm thường thấy của bố mẹ hay la mắng con cái là không chia sẻ, quan tâm và tìm cách thấu hiểu con. Những bậc phụ huynh này thường giữ cách giáo dục cứng nhắc, nghiêm khắc và hoàn toàn không tôn trọng con cái.

Khác với khi còn nhỏ, trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi luôn có nhu cầu được quan tâm, chia sẻ về mặt tâm lý. Nếu gia đình không lắng nghe và thấu hiểu, con cái sẽ khó tránh khỏi tình trạng stress và nhiều vấn đề tâm lý khác. Ngoài ra, gia đình thiếu sự quan tâm cũng khiến con trẻ có những quyết định không đúng đắn khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống.

Cách vượt qua stress vì hay bị bố mẹ la mắng

Stress vì bố mẹ la mắng gây ra sự nặng nề, mệt mỏi về mặt tâm lý. Nếu không được cải thiện, tình trạng sẽ kéo dài dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất học tập, làm việc. Đặc biệt trong giai đoạn vị thành niên, việc bố mẹ la mắng thường xuyên cũng ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của con trẻ.

Nếu đang phải đối mặt với tình trạng stress vì bố mẹ hay la mắng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Trao đổi thẳng thắn với bố mẹ

Việc đầu tiên bạn cần làm là trao đổi thẳng thắn với bố mẹ về việc hay trách móc, la mắng bản thân. Trong cuộc trò chuyện, hãy giữ thái độ bình tĩnh và kiểm soát tốt lời nói lẫn cảm xúc. Nếu bộc lộ cảm xúc quá khích, bố mẹ sẽ nghĩ bạn đang nóng giận nên sẽ không chấp nhận những đề nghị từ bạn. Ngoài ra, nên suy nghĩ thật kỹ trước khi trò chuyện với bố mẹ.

Trước tiên, hãy cho bố mẹ biết rằng, con đã lớn và ý thức được những gì cần làm và không nên làm. Bố mẹ hoàn toàn có quyền đưa ra lời khuyên nhưng không nên la mắng con vô cớ – nhất là khi chưa trò chuyện để hiểu rõ ngọn ngành. Sau cùng, bạn nên đặt ra ranh giới để bố mẹ tiết chế việc la mắng và chì chiết bạn thường xuyên.

*

Con cái nên thẳng thắn trao đổi nếu bố mẹ thường xuyên la mắng và chì chiết bản thân

Thực tế, cha mẹ Việt Nam thường có thói quen la mắng và kiểm soát con cái quá mức do quan niệm giáo dục cứng nhắc. Khi con cái đề nghị một cách nghiêm túc, bố mẹ có thể suy nghĩ và điều chỉnh cách giáo dục phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc này đôi khi không mang lại hiệu quả – nhất là khi sống chung với cha mẹ độc hại.

Cha mẹ độc hại thường không lắng nghe, tôn trọng con và có xu hướng gạt phắt hết những đề nghị, yêu cầu từ con. Chính vì vậy, cuộc trò chuyện đôi khi không mang lại hiệu quả. Dù vậy, bạn vẫn biết rằng bản thân đã cố gắng thay đổi nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.

2. Chia sẻ với thầy cô và bạn bè

Khi bị stress vì bố mẹ la mắng, bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè và thầy cô. Thói quen chia sẻ là cách để bạn giải tỏa căng thẳng và tránh dồn nén những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, có người chia sẻ và quan tâm cũng sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và tiếp thêm động lực để tiếp tục học tập, làm việc.

Trong trường hợp chia sẻ với những người có kinh nghiệm sống dày dạn như thầy cô và bạn bè lớn tuổi hơn, bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích để tìm ra giải pháp cho vấn đề của bản thân. Khi nhận được lời khuyên, bạn sẽ biết cách yêu cầu bố mẹ dừng việc la mắng và chì chiết bản thân.

Nếu sống chung với cha mẹ độc hại, sự quan tâm từ thầy cô và bạn bè chính là động lực để bạn cố gắng. Khi đã đủ tuổi và tự lập về tài chính, bạn có thể dọn ra ở riêng để thoát khỏi căng thẳng – stress vì thường xuyên bị bố mẹ la mắng, đay nghiến.

3. Nỗ lực để khẳng định bản thân

Bố mẹ thường lấy lý do con cái không có năng lực, kém cỏi để trách móc. Vì vậy, cách để vượt qua tình trạng stress do bố mẹ la mắng thường xuyên là nỗ lực để khẳng định bản thân. Nếu còn đi học, nên nỗ lực học tập để đạt kết quả cao. Tuy nhiên, nên lên kế hoạch khoa học để nắm vững lý thuyết và mở rộng thêm những kiến thức bên ngoài đời sống. Bên cạnh đó, có thể học nhóm để khắc phục những hạn chế của bản thân và giúp đỡ bạn bè cùng cải thiện.

*

Cần nỗ lực học tập và làm việc để bố mẹ tôn trọng bản thân

Ngoài ra, nhiều người trẻ cũng phải đối mặt với những lời trách móc, chì chiết từ bố mẹ do chọn công việc thu nhập thấp, không theo định hướng từ gia đình. Lúc này, bạn không nên để bản thân nản lòng trước những áp lực từ gia đình. Thay vào đó, cần nỗ lực làm việc, cầu tiến và học hỏi từ đồng nghiệp. Nếu có thời gian, nên tự bổ sung cho bản thân những kỹ năng mềm và tham gia thêm một số khóa học để nâng cao năng lực chuyên môn.

Với chuyên môn vững và tinh thần cầu tiến, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công và cho gia đình thấy rằng quyết định của mình là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, quá trình này cần một thời gian dài. Vì vậy, bạn nên nỗ lực và kiên định với quyết định của bản thân.

4. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân

Stress ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm lý và thể chất. Bên cạnh việc giải quyết khúc mắc với gia đình và nâng cao năng lực, bạn cũng cần chú ý đế việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Nếu để cơ thể suy nhược, căng thẳng có thể kéo dài dai dẳng dẫn đến nhiều vấn đề thể chất và gia tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm lý.

Khi bị stress vì bố mẹ la mắng, bạn cần đảm bảo ăn uống điều độ, tránh tình trạng nhịn ăn hoặc ăn uống qua loa. Bữa ăn cần phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các thành phần tốt cho não bộ như magie, kẽm, sắt, vitamin nhóm B,…

*

Biết cách chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng stress vì bố mẹ la mắng hiệu quả

Ngoài ra, cần cân đối thời gian làm việc/ học tập và nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày và dành ít nhất 3 buỗi/ tuần, mỗi buổi 30 phút để tập thể dục. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp giải tỏa stress và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực.

Chăm sóc bản thân là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống – đặc biệt là khi sống một mình hoặc không hòa thuận với gia đình. Dù bố mẹ có la mắng hay đối xử không tốt với bản thân, bạn vẫn cần yêu thương và biết cách chăm sóc chính mình.

5. Trang bị các biện pháp giảm stress

Stress là một phần tất yếu của cuộc sống và đôi khi tình trạng này bắt nguồn từ chính gia đình. Nếu không thể thay đổi bố mẹ, hãy học cách đối mặt với căng thẳng. Để có thể vượt qua tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm stress như:

Ngồi thiền: Ngồi thiền đã được chứng minh có tác dụng giảm stress và điều chỉnh tâm trạng hiệu quả. Nếu thường xuyên bị stress vì bố mẹ la mắng, bạn nên tập ngồi thiền để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Sau khi ngồi thiền, bạn sẽ cảm nhận thấy tâm trạng tốt hơn rất nhiều và các triệu chứng thể chất do stress gây ra cũng thuyên giảm đáng kể.Dùng trà thảo mộc: Stress thường gây ra cảm giác mệt mỏi, nặng nề, kém tập trung, đau đầu,… Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể dùng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa nhài, mật ong, trà quế, trà hương thảo,… Chất chống oxy hóa và mùi thơm tự nhiên từ các loại thảo mộc sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, làm việc tập trung và ngủ ngon giấc hơn.Hít thở sâu: Khi đối mặt với những lời la mắng và trách móc từ bố mẹ, rất khó để kiểm soát cảm xúc buồn bã xen lẫn tức giận. Tuy nhiên, việc nổi nóng trong trường hợp này có thể khiến cho tình hình trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn cần hít thở sâu để điều hòa lại nhịp thở, nhịp tim và kiểm soát cơn giận của bản thân.Phớt lờ những tiêu cực trong cuộc sống: Cách để cải thiện và phòng ngừa stress hiệu quả nhất là phớt lờ những điều tiêu cực trong cuộc sống. Khi bị bố mẹ la mắng, bạn nên tiếp thu những điều thực sự hữu ích và bỏ ngoài tai những lời trách móc, chì chiết vô cớ. Học cách phớt lờ những điều tiêu cực còn giúp bạn giữ suy nghĩ tích cực và hạn chế mắc phải các vấn đề tâm lý.

Xem thêm:

Ngồi thiền đã được chứng minh có tác dụng giảm stress và điều chỉnh tâm trạng hiệu quả. Nếu thường xuyên bị stress vì bố mẹ la mắng, bạn nên tập ngồi thiền để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Sau khi ngồi thiền, bạn sẽ cảm nhận thấy tâm trạng tốt hơn rất nhiều và các triệu chứng thể chất do stress gây ra cũng thuyên giảm đáng kể.Stress thường gây ra cảm giác mệt mỏi, nặng nề, kém tập trung, đau đầu,… Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể dùng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa nhài, mật ong, trà quế, trà hương thảo,… Chất chống oxy hóa và mùi thơm tự nhiên từ các loại thảo mộc sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, làm việc tập trung và ngủ ngon giấc hơn.Khi đối mặt với những lời la mắng và trách móc từ bố mẹ, rất khó để kiểm soát cảm xúc buồn bã xen lẫn tức giận. Tuy nhiên, việc nổi nóng trong trường hợp này có thể khiến cho tình hình trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn cần hít thở sâu để điều hòa lại nhịp thở, nhịp tim và kiểm soát cơn giận của bản thân.Cách để cải thiện và phòng ngừa stress hiệu quả nhất là phớt lờ những điều tiêu cực trong cuộc sống. Khi bị bố mẹ la mắng, bạn nên tiếp thu những điều thực sự hữu ích và bỏ ngoài tai những lời trách móc, chì chiết vô cớ. Học cách phớt lờ những điều tiêu cực còn giúp bạn giữ suy nghĩ tích cực và hạn chế mắc phải các vấn đề tâm lý.Xem thêm: Đáp Án Đề Thi Thpt Quốc Gia 2018 Môn Anh, Đáp Án Đề Thi Môn Anh

Bị stress vì bố mẹ la mắng đang trở thành vấn đề lớn đối với con cái. Ngoài những biện pháp trên, người lớn cũng cần xem xét lại bản thân để điều chỉnh cách giáo dục phù hợp hơn. Bởi việc nghiêm khắc quá mức cần thiết sẽ khiến con cái sống xa cách với gia đình và ít khi chia sẻ những vấn đề khó khăn đang phải đối mặt.

Rate this post

Viết một bình luận