Bị cước chân tay bôi thuốc gì ?

Bị cước chân tay bôi thuốc gì ?

Bị cước chân tay bôi thuốc gì ? Trong mùa lạnh đây là căn bệnh gây khó chịu nhất cho nhiều người. Đầu ngón chân, tay đau, ngứa khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều bất tiện.

09/01/2018 10:17

Bệnh cước là gì ?

Bệnh cước chân tay là tên gọi dân gian, còn theo khoa học thực chất căn bệnh là dị ứng thời tiết tại chỗ. Triệu chứng của bệnh này là ngón chân, tay bị sưng đỏ và ngứa gây cảm giác đau và khó chịu khi trời lạnh.

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh, bệnh thường phát nặng hơn do thấp hợp hàn. Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người lao động trong môi trường tiếp xúc với nước lạnh như đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng.Theo y học hiện đại, nguyên nhân bệnh cước là do vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp đội ngột ảnh hưởng đến mạch máu ngoại vi nằm dưới lớp da ở đầu ngón tay, ngón chân.

bi cuoc chan nen boi thuoc gi

Bị cước chân tay bôi thuốc gì ? Đầu ngón chân sưng đỏ và ngứa gây cảm giác khó chịu

Khi chân tay không được giữ ấm các mạch máu này sẽ co lại làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm hơn từ đó không cung cấp đủ lượng oxy gen cho các tế bào ở khu vực này.

Ngay sau đó, bạn làm ấm đột ngột mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương và biểu hiện chính là sự sung tấy đỏ, ngứa ngáy, lây ngày sẽ dẫn đến hoại tử.

Cước có 2 loại là cước cấp tính và mạn tính.

– Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát.

– Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và lại tái phát vào mùa đông năm sau. Bệnh có thể đi kèm với cryoglobulin niệu hoặc lupus ban đỏ, xơ cứng bì.

Một số bài thuốc đông y điều trị cước:

Bài 1: Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Bài 2: Bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g. Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2-3 lần.

Bài 3: Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Bài 4: Anh đào (500 g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao (500 g) tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước, làm nhiều lần sẽ khỏi. 

bi cuoc chan nen boi thuoc gi

Bị cước chân tay bôi thuốc gì ? Sử dụng bài thuốc đông y đem lại hiệu quả khá tốt cho căn bệnh này

Bài 5: Quế chi 60 g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5-15 phút vào buổi sáng và tối. 

Bài 6: Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12 g nhục quế, 6 g đinh huơng, 6 g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1-2 lần.

Bài 7: Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.

Bài 8: Lấy một ít cây lá lốt, một chút muối nấu lên và ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước cũng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Bị cước nên bôi thuốc gì ?

Theo thạc sĩ Đỗ Xuân Khoát, chuyên khoa Da Liễu, bệnh viện 198 tư vấn khi bị cước bạn nên đến các khoa da liễu của bệnh viện để được tư ấn và hướng dẫn điều trị đúng cách. Bạn có thể dùng một số loại thuốc như:

+ Nifedipin 20mg 3 lần một ngày. Đây là thuốc điều trị tim mạch, huyết áp có tác dụng giãn mạch ngoại vi tăng cường nuôi dưỡng tế bào.

bi cuoc chan boi thuoc gi

Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ dẫn bôi thuốc cho đúng

+Nicotinamide (astymicin fort) 100mg 3 lần một ngày hoặc dipyridamole 25mg 3 lần một ngày. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoai vi và tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào.

Ngoài ra tại chỗ bôi mỡ corticoide, xoa dầu nóng như cao sao vàng, dầu phật linh, dầu quế… ngâm chân tay vào nước gừng ấm trước khi đi ngủ.

Rate this post

Viết một bình luận