Bị đau mắt đỏ nên dùng thuốc gì?

Đau mắt đỏ không phải là căn bệnh hiếm gặp. Hiện nay, bệnh còn phát trái mùa, không nằm trong thời điểm dịch với tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Vấn đề điều trị từ đó trở thành nỗi lo với tất cả mọi người, bên cạnh việc giữ gìn, điều trị cho đôi mắt thì việc sử dụng thuốc bổ trợ để hỗ trợ đi kèm là vô cùng quan trọng.

Eskar sẽ giới thiệu tới mọi người một chút kiến thức về đau mắt đỏ để hiểu rõ về bệnh, biết được chính xác nguyên nhân mắc bệnh mà sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp.

Đau mắt đỏ là bệnh như thế nào?

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh là cảm giác khó chịu, cộm trong mắt, mắt nhiều rỉ (ghèn) đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy khiến rất khó mở mắt. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do xung huyết mạch máu.

Đau mắt đỏ là bệnh như thế nào? 1

Đau mắt đỏ là bệnh như thế nào? 1

Bệnh biến chuyển sang thể nặng, kéo dài hơn sẽ mang theo những dấu hiệu rõ ràng mà người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy như:

  • Cảm giác mệt mỏi, sốt
  • Họng đau, mắt nhức đau, nổi cộm
  • Mắt chảy nước, mắt đỏ, nhiều dử mắt
  • Đau họng, ho, tai xuất hiện hạch

Là một trong những căn bệnh do virus gây ra, hiện nay trên thị trường chưa có thuốc diệt. Vậy là người bệnh phải tự giữ gìn và chờ đợi đôi mắt hết khỏi?

Các loại thuốc bổ trợ điều trị đau mắt đỏ

Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên vẫn còn đó những loại thuốc hạn chế sự tác động của virus cũng như phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

Các loại thuốc bổ trợ điều trị đau mắt đỏ 1

Các loại thuốc bổ trợ điều trị đau mắt đỏ 1Cẩn trọng khi lựa chọn thuốc hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ

  • Thuốc kháng sinh: Nếu dùng kháng sinh, người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ và lưu ý kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Một số các loại kháng sinh có thể sử dụng điển hình như: tobramycine 0.3% (toeycine), polymycine B và neomycine (cebemycine), quinolone (vigamox, oflovid, okacin).
  • Thuốc hạn chế virus phát triển: Một vài loại thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi phát tác của virus.
  • Nước muối sinh lý 0,9%: Có tác dụng rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu cơn đau khi trong giai đoạn mắt bị cộm rát khó chịu.

Những lưu ý về thuốc khác

  • Các chế phẩm bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Không được sử dụng các sản phẩm có cortizol  (clodexa hay polydexa) nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt (vì đã xảy ra nhiều trường hợp gây ra tai biến).
  • Không được tự ý dùng collydexa, chỉ dùng khi được bác sĩ tư vấn vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân mà việc dùng thuốc có hợp lý hay không. Dexa sẽ làm bệnh trầm trọng hơn nhiều trong 1 số bệnh liên quan đến đau mắt đỏ (điển hình như viêm loét giác mạc sâu kèm đau mắt đỏ do viêm kết mạc )
  • Tobrex điều trị được đau mắt đỏ, do nguyên nhân vi khuẩn thông thường. Với các nguyên nhân và các thể bệnh đau mắt đỏ nghiêm trọng khác, người bệnh cần sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Neomycin dùng được với đau mắt đỏ nguyên nhân do vi khuẩn thông thường, Nhưng cần đi khám để tránh các nguyên nhân khác và các thể bệnh đau mắt đỏ ( viêm kết mạc) trầm trọng.

Cẩn trọng khi lựa chọn thuốc hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ

 >>> Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận