Bị đổ mồ hôi trộm là bệnh gì? Ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Đăng ngày: 23/11/2012 – Cập nhật ngày 27/01/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý
Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
Chị Nguyễn Thị Quyên có thắc mắc: “Con trai tôi hiện được gần 9 tháng tuổi nhưng buổi đêm vẫn thức dậy khoảng 4 – 5 lần để bú mẹ và từ bé cháu rất hay bị ra mồ hôi đầu khi ngủ, buổi đêm tôi phải dùng đến 4 – 5 khăn vải màn để lau mồ hôi mà khăn nào cũng ẩm xì xì. Nghe mọi người nói đó là triệu chứng của hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Tôi không rõ thế nào là đổ mồ hôi trộm và bị đổ mồ hôi trộm là bệnh gì? và nó có nguy hiểm tới con tôi không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thưa bác sỹ?”
Đổ mồ hôi trộm là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Chào bạn, về câu hỏi đổ mồ hôi trộm là bệnh gì? có nguy hiểm không? chúng tôi xin được trả lời như sau:
Hiện tượng ra mồ hôi đầu khi ngủ của cháu nhà bạn đúng là triệu chứng của mồ hôi trộm, thông thường toát mồ hôi là phản ứng tự nhiên để làm mát cơ thể khi thời tiết quá nóng hoặc khi cơ thể đang vận động nhiều sản sinh nhiều calo khiến cơ thể quá nóng.
Tuy nhiên, có những trường hợp ngay cả khi cơ thể ở trạng thái không vận động, đặc biệt là khi ngủ, trong điều kiện thời tiết thoáng mát nhưng vẫn ra mồ hôi, đó là bệnh đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm thường đổ ra ở tay, chân, bụng, nách, háng, và cả ở đầu, ở gáy.
Đổ mồ hôi trộm là gì? Bé nhà bạn đang bị RA MỒ HÔI TRỘM?
Click ngay để được BÁC SĨ CHUYÊN MÔN tư vấn MIỄN PHÍ
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ được chia ra làm 2 loại dựa trên nguyên nhân:
- Mồ hôi trộm bệnh lý: tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thống thần kinh thực vật, ở tuổi của cháu lúc này hệ thần kinh thực vật chưa ổn định kết hợp với chức năng phổi bị suy yếu. Hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi bất thường dẫn đến mồ hôi trộm.
- Mồ hôi trộm sinh lý: Có thể cơ thể của cháu đang bị thiếu canxi hoặc đang bị sốt.
Ngoài ra cũng có thể do không khí trong phòng không thoáng mát, cháu đang mặc quá nhiều áo, quấn chăn dầy.
Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?
Bạn nên cẩn thận với hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở bé, ngay cả khi cháu đổ mồ hôi vì yếu tố sinh lý, bởi khi cháu đổ mồ hôi cháu rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới cảm sốt, viêm phổi, và khi cháu bị ốm thì sẽ dẫn tới giảm sức đề kháng, cháu hay quấy khóc, khi ăn dễ bị ói càng khiến thể trạng cháu bị kém đi.
Thêm nữa trong thành phần mồ hôi có chứa cả canxi, ra mồ hôi nhiều khiến cháu bị thiếu canxi. Kết quả là cháu bị rơi vào vòng luẩn quẩn, ra mồ hôi -> yếu, thiếu canxi -> lại càng ra mồ hôi nhiều hơn.
Còn trong trường hợp cháu bị ra mồ hôi trộm do bệnh lý thì chắc chắn là nguy hiểm hơn do vấn đề sinh lý rồi, bạn cần hết sức chú ý bởi nếu để hiện tượng kéo dài thì sẽ làm cháu bị còi xương, chậm lớn, cháu dễ quấy khóc, miễn dịch kém, hay cảm ho ốm vặt…Thậm chí nhiều trường hợp mồ hôi trộm ra quá nhiều khiến quần áo ướt sũng dẫn tới trường hợp viêm phổi nặng, đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ khi cơ thể phát triển chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu.
Bà mẹ cần làm gì khi con bị đổ mồ hôi trộm?
Như đã nói ở trên, hiện tượng đổ mồ hôi trộm tuy không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu chủ quan coi thường thì hoàn toàn có thể khiến tình hình sức khỏe của bé ngày một kém đi, chữa trị rất tốn kém và hệ lụy lâu dài. Khi thấy cháu bị ra mồ hôi trộm:
- Bạn cần lau khô thật mau để tránh cháu bị nhiễm lạnh.
- Đảm bảo không khí trong phòng đủ thoáng mát, và cháu không mặc quá ấm.
- Bổ sung vitamin D, và canxi cho cháu.
- Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm những món ăn hỗ trợ điều trị bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Nếu sau khi bạn bổ sung vitamin D và canxi cho cháu mà vẫn không thấy hiệu quả, thì chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng sản phẩm Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh. Đây là sản phẩm thuốc duy nhất ở Việt Nam được Bộ Y Tế chứng nhận, có thể trị dứt điểm bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ, sử dụng thảo dược nên rất an toàn.
Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh – Sản phẩm đặc trị mồ hôi trộm
Theo lý luận của Y học cổ truyền, mồ hôi là chất dịch được chi phối bởi 3 tạng, phổi, thận, tâm. Phổi chủ bì mao, quản lý đóng mở lỗ chân lông do đó điều tiết được lượng mồ hôi. Vì vậy khi phổi bị nhiễm bệnh, ho, viêm phế quản thì mồ hôi đương nhiên xuất tiết rất nhiều. Thận chủ về nước là nguồn cung cấp chất dịch, khi thận âm suy thì ảnh hưởng đến lượng mồ hôi. Tâm chủ tàng thần, ảnh hưởng chi phối hệ thần kinh thực vật, lo lắng, chấn động đều làm tăng tiết mồ hôi.
Thuốc đặc trị” Mồ hôi trộm Đức Thịnh” của nhà thuốc Đông y Đức Thịnh Đường được Bộ y tế cho phép sản xuất là bài thuốc chiết xuất từ các thảo dược như rễ cây Ma hoàng, được ông cha ta sử dụng từ ngàn xưa vì nó có đặc tính giảm sự tăng tiết mồ hôi rất mạnh, vị hoàng kỳ, đảng sâm bổ phổi tăng khả năng làm bền chặt bì mao. Sinh địa, mẫu lệ bổ thận âm để cân bằng chất dịch, Viễn chí có tác dụng bổ tâm an thần định chí, điều hòa cân bằng hệ thần kinh thực vật, giảm tăng tiết mồ hôi.
Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược, rất dễ uống do có độ ngọt thấp hơn nhiều so với các loại thuốc si-rô trên thị trường. Thuốc phù hợp cho mọi lứa tuổi, chữa trị rất hiệu quả bệnh ra nhiều mồ hôi ở ĐẦU, THÂN, MÌNH, TAY và CHÂN đối với người lớn và trẻ em. Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ, trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết đổ mồ hôi trộm là bệnh gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này. Nếu còn thắc mắc nào về chứng ra mồ hôi trộm, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866.
Đăng ký tư vấn
Δ