Không ai muốn bị hôi miệng bởi những phiền toái nó đem lại trong cuộc sống hàng ngày. Hôi miệng khiến chúng ta tự ti khi giao tiếp, nặng hơn có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, trong đó thức ăn chiếm một phần lớn ảnh hưởng đến điều này. Chính vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp hơn để khắc phục tình trạng đó. Vậy hôi miệng nên ăn gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng hơi thở và khoang miệng có mùi hôi, xuất hiện ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ. Mặc dù hôi miệng không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến hành vi, thái độ và tâm lý của bạn trong giao tiếp, công việc và cuộc sống hàng ngày, khiến bạn không tự tin giao tiếp.
Hôi miệng thực ra không khó chữa, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lí. Vậy hôi miệng nên ăn gì để khắc phục? Trước hết bạn cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân vì sao mình bị hôi miệng thì mới có thể khắc phục hiệu quả được.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Theo một nghiên cứu gần đây thì trong khoang miệng có tới 800 loại vi khuẩn tự nhiên cư trú khác nhau, thậm chí còn một số vi khuẩn nữa chưa xác định được. Khi những vi khuẩn này làm phân huỷ Protein trong thức ăn, nó sẽ sản sinh một lượng chất thải có nguồn gốc từ phế phẩm lưu huỳnh. Đây chính là nguyên nhân gây mùi hôi miệng, khiến ta phải chú ý đến việc ăn uống xem hôi miệng nên ăn gì cho hợp lí.
Chưa hết, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, dẫn đến mảng bám tích tụ trên răng, dần dần hình thành cao răng – nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác như viêm nha chu hay viêm nướu.
Ngoài ra, hôi miệng còn do các bệnh lý như gan, thận, dạ dày,… hoặc do tình trạng khô miệng gây nên. Đặc biệt, sử dụng các thực phẩm có mùi khiến cho tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu hôi miệng nên ăn gì trong bài viết này.
Xem thêm: Hôi miệng khi mang thai nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào?
2. Hôi miệng nên ăn gì để cải thiện hơi thở?
Bị hôi miệng nên ăn gì để khắc phục hơi thở tốt nhất? Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày khi bị hôi miệng.
2.1. Sữa chua
Sữa chua nguyên chất không đường không chỉ rất tốt cho làn da, mà còn làm giảm lượng chất Hydrogen Sulphide – nguyên nhân gây hôi miệng. Trong sữa chua còn chứa rất nhiều vi sinh vật lợi khuẩn, giúp tiêu hoá tốt, ức chế vi khuẩn sinh mùi hôi miệng. Vì vậy, sữa chua là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn để giảm mùi hôi miệng và được nhắc tới đầu tiên trong danh sách bị hôi miệng nên ăn gì.
2.2. Dâu tây
Dâu tây được coi là một loại quả quý, bổ sung Vitamin cho phái đẹp, có tác dụng trong việc chăm sóc da và đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nó còn là một loại kem đánh răng tự nhiên. Hãy thử cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong miệng khoảng 5 phút hoặc dùng lát dâu tây chà đi chà lại trên răng. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ làm sạch và tẩy trắng nhẹ nhàng những vết ố trên răng do cà phê, hạn chế tình trạng hôi miệng.
2.3. Mía
Sau mỗi bữa cơm bạn nên ăn mía bởi ngoài tác dụng bổ dưỡng, mía còn có thể giúp hàm răng của bạn luôn trắng sạch, vì khi nhai xơ mía chà đi chà lại trên răng giúp tiết nước bọt, chà sạch mảng bám trên răng. Vì vậy mà còn ngần ngại gì nữa hay thêm mía vào thực đơn hôi miệng nên ăn gì của bạn ngay nhé.
Tuy nhiên, mía có chất đường nên sau khi ăn bạn nên uống 1 cốc nước lọc hoặc nước trà để làm sạch răng miệng, chống đường tích lại trên miệng dễ gây sâu răng.
2.4. Nước trà xanh
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên uống một chén trà xanh để có cảm giác miệng sạch hơn. Trà xanh chứa chất Polyphenol có tác dụng chống Oxy hóa giúp ngăn ngừa các mảng bám trên bề mặt răng. Đồng thời làm giảm bệnh nướu răng, giảm hôi miệng do tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi hôi.
Bên cạnh đó, có nhiều loại trà còn chứa Fluoride giúp bảo vệ lớp men răng, diệt khuẩn và chống sâu răng. Đây được xem như một thức uống lí tưởng góp phần cho thắc mắc hôi miệng nên ăn gì của mọi người. Uống trà xanh được xem như một phương pháp điều trị chứng hôi miệng dễ làm nhất, mọi lứa tuổi đều ưa chuộng.
2.5. Cam, quýt
Hôi miệng nên ăn gì nữa nhỉ? Còn rất nhiều loại hoa quả khác nữa. Trong đó cam, quýt là loại quả chứa nhiều Vitamin C tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng. Cam quýt giúp tăng tiết dịch vị, ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng và khử mùi hôi miệng rất tốt.
Bạn có thể ăn trực tiếp cam quýt hoặc chế biến thành sinh tố hay nước ép để sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt sắc lấy nước để súc miệng sẽ chữa hôi miệng rất hiệu quả.
2.6. Lá bạc hà
Lá bạc hà không chỉ là một loại rau, một loại gia vị tạo mùi cho các món ăn mỗi ngày mà nó còn có tác dụng chữa hôi miệng. Tinh dầu thơm trong lá bạc hà sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng và giúp hơi thở có mùi thơm mát, dễ chịu. Nếu bạn thắc mắc bị hôi miệng nên ăn gì thì đơn giản bạn chỉ cần nhai một vài lá bạc hà sẽ thấy ngay hiệu quả khử mùi hôi miệng nhanh chóng.
Ngoài ra, nhai kẹo cao su không đường cũng giúp tăng sự tiết nước bọt làm giảm hiện tượng khô miệng – một trong những nguyên nhân khiến hơi thở bị hôi.
3. Một số lưu ý cần thiết cho người bị hôi miệng
Ngoài việc chú ý hôi miệng nên ăn gì và không nên ăn gì thì cũng cần có một chế độ và cách chăm sóc răng miệng đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Trước hết, bạn nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều Protein như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt thỏ,… và thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate như cá, khoai tây, gạo. Bởi các thực phẩm này rất khó tiêu hóa, rất dễ gây ra mùi hôi miệng.
Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm dùng làm gia vị như hành, tỏi, nước mắm, mắm ruốc,… có mùi rất nồng và đặc trưng. Ngoài ra phải hạn chế café, không hút thuốc lá. Vấn đề hôi miệng nên ăn gì rất quan trọng khiến ta phải đặc biệt chú ý, đồng thời ta nên chú ý cách chăm sóc răng miệng hàng ngày sao cho đúng cách.
Bạn nên đánh răng ngày 2 lần vào sáng và tối sau bữa ăn, chà răng nhẹ nhàng để loại bỏ những mảng bám và thức ăn thừa sót lại trên răng. Ngoài việc duy trì đánh răng hàng ngày thì sau mỗi bữa ăn hay ăn vặt nên súc miệng nước lọc hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.
Đặc biệt, bạn nên tập cho mình thói quen sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để bảo vệ răng lợi của mình, giúp lấy đi những thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ răng một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, hãy uống nước thường xuyên, không nên để miệng bị khô chính là cách để phòng hôi miệng rất hiệu quả và đừng quên đi khám sức khỏe răng miệng định kì 2 lần/năm nhé.
Tham khảo: Top 3 cách chữa hôi miệng sau khi sinh tại nhà nhanh chóng và an toàn
Hôi miệng uống thuốc gì để hơi thở thơm mát trở lại
Trên đây là bài viết chia sẻ người hôi miệng nên ăn gì và không nên ăn gì. Ăn gì và không nên ăn gì không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn bệnh lý hôi miệng nhưng sẽ làm hạn chế tối đa cảm giác khó chịu và mang lại hơi thở thơm mát hơn. Muốn điều trị tận gốc hôi miệng, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.