Bị hôi miệng nên ăn gì để hơi thở thơm mát, tự tin hơn?

Hơi thở có mùi gây nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày, tự ti khi giao tiếp. May mắn là có nhiều loại thực phẩm giúp hơi thở thơm mát hơn. Vậy, bị hôi miệng nên ăn gì để tự tin hơn?

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Bị hôi miệng nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người
 

Bị hôi miệng là tình trạng thường gặp bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số loại thực phẩm có thể gây hôi miệng, nhưng cũng có một số loại khác sẽ giúp hơi thở thơm mát hơn, giảm mùi hôi khó chịu. Nếu thắc mắc bị hôi miệng nên ăn gì, bạn nên lưu ý 9 loại thực phẩm sau:

Các loại quả giàu chất xơ

Khi nhai một số loại quả giàu chất xơ như táo, lê sẽ giúp răng trắng sạch một cách tự nhiên. Đồng thời, các loại quả này cũng kích thích sản xuất nước bọt, loại bỏ vi khuẩn tạo mùi hôi trong miệng. 
 

>> Xem thêm

Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm còn cho thấy táo giúp trung hòa mùi hôi miệng do tỏi sống gây ra.>> Xem thêm Hướng dẫn cách chữa hôi miệng để tự tin giao tiếp

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Táo giúp mùi trung hòa hôi miệng do tỏi

Sữa chua 

Hôi miệng nên ăn gì thì sữa chua là một lựa chọn bạn nên thử. Sữa chua có chứa lợi khuẩn, có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu trong miệng – là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. 
 

Một nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế cho thấy những người tham gia ăn 84g sữa chua không đường 2 lần/ngày trong vòng 6 tuần có lượng vi khuẩn gây hôi miệng thấp hơn. Acid lactic có trong sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sự hình thành mảng bám, giúp hơi thở thơm tho và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
 

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp khử mùi hôi miệng

Ngò tây và húng quế

Bạn bị hôi miệng nên ăn gì nếu không phải là các đồ ăn chín? Có thể thử nhai sống ngò tây và húng quế, vì cả hai loại thảo mộc này đều chứa polyphenol, một hợp chất tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng chữa hôi miệng. Nếu ăn tỏi khiến hơi thở có mùi thì bạn nên kết hợp thêm 2 loại thảo mộc này sẽ giúp hơi thở dễ chịu hơn.

Quả anh đào

>> Xem thêm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả anh đào có tác dụng loại bỏ mùi của methyl mercaptan, một loại khí gây hôi miệng xuất hiện khi ăn một số loại thực phẩm như hành tây và một số loại pho mát.>> Xem thêm Giải mã hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì và cách khắc phục

Trà xanh

Catechin – chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy nhiều trong trà xanh, có thể giúp chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Và giống như ngò tây và húng quế, polyphenol trong trà xanh cũng giúp hơi thở thơm mát hơn. Ngoài ra, trà xanh cũng có chứa fluorid giúp bảo vệ men răng chống sâu răng . Uống trà xanh hàng ngày giúp bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả.

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Uống trà xanh mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe răng miệng

Kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su giúp làm lỏng và loại bỏ cả thức ăn và tế bào chết trên răng. Tuy nhiên, bạn nên chọn keo cao su không đường vì đường có thể gia tăng sự hình thành vi khuẩn trong miệng.  
 

Nhai kẹo cao su không đường là mẹo chữa hôi miệng khẩn cấp được áp dụng phổ biến nhất. Kẹo cao su không đường với hương thơm mát, khi nhai còn kích thích tiết nước bọt, làm giảm khô miệng chống mùi hôi.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

 

Vitamin C là một chất chống oxy hóa nổi tiếng với tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa chảy máu chân răng . Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng chống hôi miệng.

Để ngăn ngừa hôi miệng, viêm lợi và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, bạn nên ăn các loại trái cây họ cam quýt (như cam, chanh, bưởi), dưa, ổi…

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin C giúp giảm hôi miệng

Rau lá xanh đậm

Rau lá xanh chứa chất diệp lục – là chất quan trọng giúp khửi mùi rất hiệu quả. Không chỉ là hợp chất quan trọng cho sự trao đổi chất của cây cối, chất diệp lục còn giúp che giấu tất cả các mùi hôi trên cơ thể chúng ta, bao gồm cả hôi miệng.
 

Bởi vậy, nếu còn lăn tăn bị hôi miệng nên ăn gì, bạn hãy chọn các loại rau có lá màu xanh đậm.

Gừng

Gừng có chứa 6-gingerol có tác dụng kích thích enzyme trong nước bọt để phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh trong miệng, từ đó giúp cải thiện hơi thở. 
 

Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn, uống trà gừng hoặc sử dụng gừng làm nước súc miệng. Chỉ cần xay nát gừng rồi vắt lấy nước hòa với cốc nước ấm, vắt thêm vài giọt nước cốt chanh. Súc miệng bằng nước gừng không chỉ giúp khoang miệng sạch sẽ mà còn giảm mùi hôi hiệu quả. 
 

Tuy vậy, cần lưu ý là các thực phẩm trên chỉ giúp hỗ trợ hoặc che giấu đi hơi thở có mùi, không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. 
 

Nếu hôi miệng là do vấn đề từ răng miệng như sâu răng, viêm lợi, mảng bám… bạn nên đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và kết hợp thêm nước ngậm răng miệng thảo dược để hỗ trợ làm sạch tối ưu.
 

 

Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng thảo dược, người dùng cần ngậm trong miệng lâu hơn, khoảng 5 phút. Trong thời gian ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu trong các kẽ răng, hỗ trợ đào thải mảng bám chân răng , vi khuẩn và các cặn thức ăn còn sót lại.

Nhờ vậy, dùng nước ngậm răng miệng sẽ giúp hỗ trợ làm sạch mảng bám, giảm viêm lợi, viêm loét miệng, giảm nguy cơ hôi miệng, giúp hôi thở thơm mát hơn. 

DS Phan Thu Hiền 

Theo Giáo dục & Thời đại

bị hôi miệng nên ăn gì

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

 

bị hôi miệng nên ăn gì

Thành phần:

Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng:

– Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

– Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

– Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

– Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Cách dùng:

Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.

*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.

*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn

Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.

Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.

Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính).  Fax: (0272) 3.817.337

Thông tin chi tiết xem tại https://nhatnhat.com/nuoc-ngam-rang-mieng-nhat-nhat.html

 

Rate this post

Viết một bình luận