Bệnh mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, trong đó thành phần LDL-Cholesterol tăng cao và “mỡ bảo vệ cơ thể” hay thành phần HDL-Cholesterol bị giảm. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề trên mạch máu như bệnh mạch vành, đột quỵ, cục máu đông… Vậy mỡ máu uống trà gì và sử dụng thực phẩm nào để cải thiện?
Mỡ máu cao có nguyên nhân do công năng vận hóa của các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể suy giảm, đàm trọc ứ trệ ở các kinh mạch mà sinh bệnh.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng kiểm soát mỡ máu rất hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo top 5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả được giới thiệu sau đây:
3.1. Nước trà xanh
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của trà xanh có chứa các chứa các thành phần chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa ở động mạch. Nó cũng có tác dụng trong bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại của chế độ ăn giàu chất béo.
Một số cách sử dụng trà xanh để giảm mỡ máu như:
- Uống trực tiếp những sản phẩm chiết xuất từ lá trà xanh…
- Uống trà xanh khoảng 3 – 5 tách trà mỗi ngày có thể gây ra gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu ở gan và tăng cường loại bỏ lượng cholesterol ra khỏi máu.
Một lưu ý khi sử dụng trà xanh là không nên uống trà xanh vào lúc đói hoặc trước khi đi ngủ. Tác dụng không mong muốn có thể gây cồn cào, buồn nôn. Đặc biệt, chất cafein trong trà xanh gây kích thích thần kinh có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
3.2. Nước trà đen
Trong trà đen có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như polyphenol, flavonoid… Theo nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống 5 phần trà đen mỗi ngày làm giảm 11% cholesterol xấu ở những người có mức cholesterol tăng nhẹ. Hơn nữa, loại trà này cũng có tác dụng giảm cân ở những người thừa cân hay người béo phì.
3.3. Trà xạ đen
Lá trà xạ đen được trồng chủ yếu ở vùng núi cao Hòa Bình. Từ lâu nó đã xuất hiện trong các bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Trong thành phần của trà xạ đen có chứa các hoạt chất quý là Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A. Chúng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch, đào thải mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể phơi khô 50 gram lá xạ đen rồi đun sôi cùng 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống thay trà hàng ngày. Cách sử dụng của trà xạ đen đơn giản hơn có thể hãm như hãm trà.
3.4. Trà lá sen
Câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu uống trà gì chắc chắn là trà lá sen. Nó xuất hiện trong cuốn “Bách thảo cương mục” như một loại trà với tác dụng giảm mỡ, thanh lọc cơ thể. Lá sen rất dễ tìm và cũng được nhiều người có nhu cầu giảm cân lựa chọn.
Cách sơ chế lá trà sen như sau: Để làm trà lá sen giảm mỡ máu, bạn cần mua lá sen tươi. Mỗi ngày 1 lá rửa sạch nấu với nước uống thay trà hàng ngày.
3.5. Trà atiso đỏ
Trà atiso đỏ được coi là “thần dược” giúp mát gan, giải độc gan. Hoạt chất hibithocin trong thành phần của hoa atiso đỏ được cho là có khả năng đưa mức cholesterol về giới hạn cho phép.
Cách làm trà atiso như sau: Mỗi ngày uống 30 gram hoa atiso đỏ khô hãm với 700ml nước sôi. Loại trà này sẽ giúp điều hòa mỡ trong máu.
3.6. Trà linh chi
Trà thảo dược nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu và rối loạn mỡ trong máu, giúp giải độc gan. Để sử dụng trà linh chi trước hết bạn cần mua được nấm linh chi chất lượng rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày, bạn hãm 3 gram bột nấm với nước sôi trong 20 phút.
3.7. Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam
Giảo cổ lam là vị thuốc khá quen thuộc đối với nhiều người. Chất chống oxy hóa Saponin trong giảo cổ lam có tác dụng trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào gan. Đối với những người máu nhiễm mỡ, nó có tác dụng giúp giảm mỡ xấu và tăng mỡ tốt. Bạn có thể đun nước trà hoặc hãm 20 gram trà giảo cổ lam uống trong ngày.
3.8. Trà gừng
Trà gừng là loại trà thường được sử dụng với tác dụng giải cảm, trị ho rất tốt. Đồng thời, trà gừng cũng có tác dụng tốt trong giảm mỡ máu. Hoạt chất gingerol trong thành phần của gừng giúp phân hủy chất béo trong cơ thể.
Cách làm trà gừng như sau: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó, bạn cho thêm 5 lát gừng tươi vào nồi đun sôi trong 10 phút rồi đổ ra cốc để thưởng thức. Bạn có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong vào trà gừng để tăng cảm giác hấp dẫn.
3.9. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có công dụng tốt trong giảm mỡ máu nhờ tác dụng của hoạt chất flavones. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng tốt trong giảm huyết áp, mát gan, giải độc, bảo vệ tim mạch. Mỗi ngày, bạn nên uống tối đa 2 tách trà hoa cúc.