Bị nhiệt miệng là nỗi ám ảnh của nhiều người vì cảm giác khó chịu và bất tiện mà chúng mang lại. Do đó, nhiệt miệng uống nước gì cho nhanh khỏi, ăn thức ăn nào để giải nhiệt và tăng sức đề kháng? là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, theo dõi. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các món ăn, thức uống phù hợp với người bị nhiệt miệng trong bài viết sau đây nhé!
Tình trạng nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng vùng miệng có mụn nước nhỏ dễ vỡ. Khi vỡ, các mụn nước này để lại vết lở loét ở niêm mạc miệng, gây cảm giác đau khi ăn hoặc nói chuyện.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu vitamin, stress, nhiễm khuẩn miệng, ăn nhiều đồ chiên xào, cay nóng…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện bệnh nhiệt miệng? Các loại nhiệt miệng thường gặp
Nguyên tắc ăn uống khi bị nhiệt miệng
Để điều trị nhiệt miệng hiệu quả thì bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Dưới đây là một vài nguyên tắc ăn uống bạn cần lưu ý khi bị nhiệt miệng:
- Chọn thức ăn có tính mát, giải nhiệt
Các loại thức ăn có tính mát, khả năng thanh nhiệt, giải độc như rau xanh, trái cây tươi… là những lựa chọn rất phù hợp cho người bị nhiệt miệng. Cùng với đó, rau xanh, trái cây tươi còn có tác dụng giải độc, loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.
- Lựa chọn thức ăn mềm, không cay nóng
Khi đang bị nhiệt miệng, bạn hãy tránh các loại thức ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để hạn chế tác động đến vết nhiệt miệng và kéo dài thời gian điều trị. Hãy ăn những loại thức ăn mềm, nhiều nước để việc nhai nuốt thức ăn dễ dàng hơn và đảm bảo cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin
Có nhiều trường hợp bị nhiệt miệng do sức đề kháng suy yếu, do đó, việc bổ sung vitamin cho cơ thể là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin B, PP, sắt …vào chế độ ăn hằng ngày hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
☛ Có thể bạn muốn biết: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên uống nước gì?
Khi bị nhiệt miệng, bạn cần chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể để làm mát và ưu tiên chọn những thức uống có khả năng giảm nóng, giảm nhiệt hiệu quả như một vài gợi ý sau đây.
Nước trà xanh
Từ xa xưa, trà xanh đã là thức uống được nhiều người ưu thích bởi những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Trong trà xanh có chứa một lượng lớn EGCG, tanin, catechins, caffein… với tác dụng ngăn ngừa ung thư, giảm cân, làm đẹp da, bảo vệ răng miệng, đào thải độc tố trong cơ thể.
Cách đun nước trà xanh để điều trị nhiệt miệng thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch lá trà với nước muối để bỏ loại hoàn toàn bụi bẩn.
- Vò sơ qua phần lá trà, để cho ráo nước rồi cho vào ấm.
- Rót nước ngập lá trà, đun sôi 1 phút rồi đổ đi (bước này gọi là trần trà), việc này sẽ giúp nước trà giảm vị đắng và mùi ngái.
- Đổ thêm nước sôi vào ấm, đun trong 20 – 30 phút.
- Lấy nước trà xanh để uống, ngậm, súc miệng hằng ngày sẽ có tác dụng làm dịu vết nhiệt miệng.
Nước cam tươi
Quả cam tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin C, E và các yếu tố vi lượng (như sắt, kẽm, magie)… rất tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Không chỉ thế, những thành phần này còn có khả năng hỗ trợ hình thành tế bào mới, giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng phục hồi.
Các bạn hãy uống mỗi ngày từ 1 – 2 cốc nước cam để đạt được hiệu quả điều trị nhiệt miệng tốt nhất.
Nước rau má
Theo Y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận gan, giải độc do đó thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh rôm sẩy, tả lỵ, mụn nhọt, thổ huyết, sát trùng… Ngày nay, khoa học hiện đại còn tìm thấy trong rau má một lượng lớn saponins có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch, điều trị ung thư, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ…
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể uống nước rau má để giúp các vết lở loét nhanh chóng phục hồi. Cách thực hiện gồm các bước:
- Chuẩn bị một nắm rau má tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Lấy chày giã nhuyễn rau má.
- Chắt phần nước cốt rau má rồi uống đều đặn mỗi ngày, vết loét sẽ lành nhanh chóng.
Nước rau diếp cá
Rau diếp cá (hay rau dấp cá) có vị cay, tính mát và tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhờ khả năng làm mát cơ thể, rau diếp cá là một trong số những lựa chọn hàng đầu của những người bệnh bị nhiệt miệng. Cách chế biến rau diếp cá cho người bị nhiệt miệng:
- Chuẩn bị 100 gam rau diếp cá tươi, loại bỏ những lá già.
- Rửa sạch rau với nước rồi để ráo.
- Giã nát rau diếp cá, lọc phần bã và giữ lại phần nước cốt (bạn cũng có thể dùng máy để ép rau).
- Uống nước rau diếp cá 2 – 3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
- Ngoài ra, nếu bạn không thể dùng rau diếp cá sống thì có thể sắc lấy nước uống hằng ngày.
Nước khế chua
Khế là loại quả chua, thanh mát rất đỗi quen thuốc với người dân Việt Nam. Trong quả khế có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như glucid, protid, acid oxalic, canxi, sắt, magie, natri, kali… do đó, khế thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị táo bón, chữa ho, chữa dị ứng, mẩn ngứa, điều trị đái tháo đường.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng từ khế chua thực hiện bằng cách:
- Chuẩn bị khế chua, rửa sạch rồi cắt thành từng múi.
- Cho khế vào nồi cùng nước lọc và đun sôi, để lửa nhỏ 5 phút rồi tắt bếp.
- Lọc lấy nước khế và dùng để ngậm, súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Thực hiện mẹo này liên tục trong 3 – 4 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
Nước ép củ cải
Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu vết loét, vết thương trên da rất tốt. Bạn chỉ cần tìm mua củ cải tại bất cứ hàng rau củ, siêu thị nào với giá cả phải chăng và chuẩn bị đơn giản theo vài bước sẽ được mẹo giúp đẩy lùi vết nhiệt miệng nhanh chóng.
Cách chế biến nước ép củ cải cho người nhiệt miệng như sau:
- Chuẩn bị khoảng 300 gam củ cải sống, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Giã nát củ cải rồi lọc lấy nước cốt, hòa thêm một chút nước lọc. Để đơn giản hơn, bạn có thể dùng máy ép lấy nước củ cải.
- Ngậm nước ép củ cải trong miệng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Thực hiện 2 – 3 ngày sẽ khiến các vết lở, loét, sưng đỏ do nhiệt miệng gây ra biến mất.
Nước bột sắn dây
Bột sắn dây từ lâu đã được sử dụng để chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Nhờ có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, sắn dây được xem là phương thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả.
Bạn hãy pha loãng bột sắn dây với nước sôi để nguội (có thể thêm một chút đường cho dễ uống) rồi thưởng thức sẽ có tác dụng làm mát, trị nhiệt miệng. Lưu ý là bạn chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc nước sắn dây để đảm bảo tác dụng điều trị và tránh phản tác dụng.
Nước ép cà chua
Quả cà chua được xem như nhà máy dinh dưỡng cho sức khỏe bởi chúng chứa hàm lượng rất đa dạng các vitamin và khoáng chất. Nhờ có các thành phần như photpho, magie, kali, natri, vitamin C, A, B, E… mà cà chua có công dụng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…
Nước ép cà chua có vị chua thanh, ngọt nhẹ, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt nên thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 2 – 4 ly nước ép cà chua sẽ thấy những vết loét, nhiệt miệng giảm hẳn.
☛ Tham khảo thêm: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Nhiệt miệng nên ăn gì?
Bên cạnh những loại nước uống giúp nhiệt miệng nhanh khỏi thì bạn có thể tham khảo thêm những món ăn dưới đây để giúp nhanh khỏi như:
Thực phẩm nhiều chất sắt
Thiếu sắt là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng nên người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Bổ sung món ăn như trứng, thịt gà, súp lơ xanh… vào chế độ dinh dưỡng đều cung cấp một lượng sắt dồi dào cho cơ thể.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây khi bị nhiệt miệng sẽ giúp người bệnh hạn chế các tổn thương ở niêm mạc miệng và nhanh chóng làm lành các vết loét, nhiệt miệng. Hãy tăng cường sử dụng các loại rau như rau cải, súp lơ xanh, cà chua, rau bina… và các loại trái cây như kiwi, dâu tây, đu đủ…
Thực phẩm giàu chất kẽm
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm cũng là yếu tố có thể gây nhiệt miệng. Đây là khoáng chất vi lượng quan trọng của cơ thể, có vai trò tổng hợp protein, thúc đẩy sự phát triển của cơ xương, trí não. Các thực phẩm giàu kẽm gồm có cua, hàu, thịt bò, đậu phộng, trứng…
Thực phẩm bổ sung vitamin B2
Thiếu vitamin B2 thường gây ra các triệu chứng như lở loét miệng, nứt nẻ, rụng tóc, đục thủy tinh thể… Người bệnh nhiệt miệng nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B2 như cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân, hạt dẻ cười,…
Thực phẩm bổ sung vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu có khả năng bảo vệ cơ thể từ bên trong. Khi thiếu vitamin C, cơ thể mệt mỏi, suy yếu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây viêm loét. Người bị nhiệt miệng nên sử dụng loại trái cây nhiều vitamin C như dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ…
Đọc thêm: Nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Một số món ăn bổ dưỡng cho người nhiệt miệng
Canh rau ngót nấu mọc
Rau ngót có tính mát, vị ngọt nên có khả năng thanh nhiệt cơ thể, làm mát, giải độc. Cùng với đó, trong rau ngót còn chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ, canxi, photpho… rất hữu ích trong việc chữa nhiệt miệng.
Cách nấu canh rau ngót với mọc rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một mớ rau ngót, nhặt lá rồi rửa sạch với nước.
- Trộn đều các nguyên liệu làm mọc gồm giò sống, nấm, hành tím…, thêm một chút gia vị rồi vo thành từng viên vừa ăn.
- Đun nước sôi trên bếp, cho mọc vào nấu chín rồi thả rau ngót vào (trước đó bạn có thể vò nhẹ rau ngót), nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bạn không nên nấu canh mặn mà chỉ nên nêm nếm vừa miệng, có thể hơi hạt một chút để không làm đau vết nhiệt miệng.
Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua hay mướp đắng là loại thực phẩm có tính mát rất tốt cho cơ thể. Với lượng vitamin A và chất xơ dồi dào, khổ qua giúp nhanh nhiệt, giải độc, phù hợp với người bị nóng trong, nhiệt miệng.
Món canh khổ qua nhồi thịt là món ăn đơn giản nhưng lại ngon miệng, bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Cách thực hiện như sau:
- Khổ qua mua về móc bỏ phần hạt bên trong, rửa sạch, để ráo nước.
- Thịt lợn đem xay nhuyễn, trộn chung với nấm mèo, bún tàu và chả cá theo ý thích, thêm gia vị vừa ăn.
- Nhồi thịt vào khổ qua rồi cho vào nồi nước đang sôi, đun đến khi chín mềm.
- Nêm nếm thêm gia vị theo sở thích, bạn sẽ có một bát canh khổ qua nhồi thịt thanh mát, ngon miệng.
Cháo cá lóc
Cá lóc là loại cá sông đặc trưng ở miền Tây với hương vị thơm ngon, lạ miệng và dồi dào chất dinh dưỡng. Cháo cá lóc là một bài thuốc trị nhiệt miệng tự nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh vô cùng hiệu quả.
Khi bạn bổ sung món cháo cá lóc vào thực đơn hằng ngày, chắc chắn những vết mụn nước, loét miệng sẽ biến mất nhanh chóng. Cách chế biến món cháo cá lóc bằng nồi cơm điện như sau:
- Làm sạch cá lóc rồi cắt khúc, chú ý cẩn thận để không làm vỡ mật cá gây đắng.
- Sơ chế các nguyên liệu gồm nấm, rau đắng, giá đỗ.
- Cá đem luộc chín rồi gỡ xương, ướp thịt cá với 2 thìa canh nước nắm, nửa thìa muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, nửa thìa cà phê hạt tiêu trong 10 phút.
- Phần nước luộc cá giữ lại để nấu cháo.
- Cho nửa chén gạo vào nồi cơm điện, đổ nước cao hơn một đốt ngón tay.
- Bật nút đun đến khi sôi thì cho nước luộc cá vào, nấu đến khi cháo nhừ thì ngắt điện.
- Phi thơm 1 thìa cà phê hành tím rồi cho nấm vào xào trong 2 phút.
- Cho cá và nấm đã chế biến vào nồi cháo, nấu sôi và thưởng thức.
- Bạn có thể ăn kèm với rau đắng, giá đỗ để món cháo cá lóc thêm hấp dẫn.
Bị nhiệt miệng kiêng gì cho nhanh khỏi?
Khi bị nhiệt miệng, những vùng có vết lở, loét rất dễ bị kích thích và gây đau. Do đó, bạn hãy hạn chế sử dụng những loại thức ăn dưới đây để đảm bảo sức khỏe bản thân nhé.
- Đồ ăn cay nóng: Những loại đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng gồm tỏi, ớt, tiêu,… có thể khiến người bệnh bị đau, xót và khiến vết loét tiến triển nặng hơn. Do đó, khi ăn những món ăn nóng, bạn hãy để nguội và tránh các loại gia vị để nhiệt miệng nhanh hồi phục nhé.
- Đồ ăn chiên rán: Đồ ăn chiên rán thường cứng, giòn và chúng ta cần nhai kỹ, lâu hơn. Việc nhai trong thời gian dài sẽ khiến thức ăn dễ va chạm vào vị trí nhiệt miệng gây đau. Đồng thời, đồ ăn chiên rán có tính nóng cũng sẽ làm bạn bị nóng trong người, làm nhiệt miệng lâu khỏi.
- Đồ ăn mặn: Đồ ăn chứa nhiều muối luôn không tốt cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người bị nhiệt miệng, món ăn mặn sẽ làm nặng thêm tình trạng đau, xót tại vị trí lở, loét.
- Đồ ăn quá chua: Các loại trái cây chưa chín, các loại quả họ cam thường chứa nhiều acid citric có thể làm tăng tình trạng đau xót tại những tổn thương trong niêm mạc miệng.
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Đồ ngọt luôn là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn, chúng tạo điều khiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và khiến vết loét nhiệt miệng lâu lành.
- Đồ uống có gas, chứa cồn: Rượu, bia, nước uống có gas có thể khiến những vết nhiệt miệng lâu hồi phục và thậm chí tiến triển nặng hơn. Do đó, trong thời gian bị nhiệt miệng bạn hãy kiêng các loại rượu, bia, đồ uống có gas nhé.
- Cà phê: Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người nhờ khả năng giúp thần kinh tỉnh táo. Vậy nhưng, trong cà phê có chứa acid salicylic có thể kích ứng các niêm mạc nhạy cảm trong khoang miệng và kéo dài thời gian điều trị nhiệt miệng.
☛ Đọc thêm bài viết: Tổng hợp cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh nhất
Những điều cần lưu ý khi bị nhiệt miệng
- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn… việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
- Tăng cường sức đề kháng: Hãy đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bởi sức đề kháng yếu có thể tạo điều kiện cho nhiệt miệng phát triển mạnh mẽ. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ ngăn ngừa nhiệt miệng mà còn giúp nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục nếu mắc phải.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống đủ mỗi ngày 1.5 lít nước không chỉ giúp các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Mặc dù bị nhiệt miệng gây nhiều khó khăn khi ăn uống nhưng bạn vẫn nên đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày để có một sức khỏe tốt nhất.
- Hạn chế gây tổn thương khoang miệng: Những tổn thương do cắn phải hay do chà xát bàn chải quá mạnh khi đánh răng sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng và khiến nhiệt miệng lâu khỏi. Do đó, bạn hãy lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói chuyện vì điều này dễ khiến bạn tự cắn niêm mạc miệng.
- Tránh căng thẳng, stress: Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh stress bởi căng thẳng, stress sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng phát triển.
- Kết hợp sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng: Để nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục, bạn có thể kết hợp chế độ ăn uống khoa học với việc sử dụng một số thuốc như Kamistad, Qracortia, Orrepaste thoa trực tiếp lên vết loét. Nếu nhiệt miệng tăng nặng và khiến bạn đau rát, khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng sức khỏe.
☛ Xem thêm tại: Thuốc nhiệt miệng dạng bôi, xịt, uống loại nào tốt nhất?
Dung dịch xịt họng AFree – Hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Bên cạnh các loại nước uống và món ăn như trên thì chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn dung dịch xịt họng AFree giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng và các bệnh đường hô hấp hiệu quả.
Sản phẩm được phát triển từ phát minh sáng chế số US2018/0353539 chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng Kẽm (Zn) trong các bệnh đường hô hấp. Công thức của dung dịch xịt họng AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật với số hồ sơ 2020-064573 và hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT với Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh là đơn vị trực tiếp bảo hộ độc quyền.
Sử dụng xịt họng AFree không chỉ giúp điều trị nhiệt miệng mà còn có những công dụng nổi bật khác như:
- Phòng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi các triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em và người lớn
Đặc biệt, các thành phần trong xịt họng AFree đã được nghiên cứu để kết hợp theo tỷ lệ phù hợp, hướng đến nhiều đích tác dụng khác nhau và mang lại hiệu quả điều trị bệnh chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng. Ngay cả khi sức khỏe bình thường, bạn vẫn có thể sử dụng xịt họng AFree để vệ sinh miệng, họng và phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng uống nước gì, ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Nguồn gốc, công dụng và cách dùng xịt họng AFree