Ợ chua, ợ nóng liên tục và kéo dài khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Các triệu chứng này đôi khi chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vậy nếu bị ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày thì cần uống thuốc gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Hay bị ợ chua, ợ nóng là bệnh gì?
Triệu chứng ợ chua, ợ nóng là tình trạng acid dạ dày vì một lý do nào đó trào ngược từ dạ dày lên vùng thực quản gây nên cảm giác chua miệng, nóng rát ở ngực, vùng sau xương ức thậm chí có thể lan ra sau lưng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn no, buổi tối thường gặp hơn buổi sáng, và cảm giác nóng rát thường nặng hơn khi nằm hoặc cúi gập người xuống.
Ợ chua, ợ nóng khá phổ biến, hầu hết mọi người đều có thể gặp và tự điều chỉnh triệu chứng khó chịu này bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên và liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì rất có thể bạn đã bị mắc một trong các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, barrett thực quản, … và có lẽ ợ chua, ợ nóng hay gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Để có chẩn đoán xác định, bạn cần đi thăm khám để bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng từ đó bệnh sẽ được phát hiện sớm để có hướng điều trị cụ thể.
Nguyên nhân gây ợ chua, ợ nóng?
Với một người khỏe mạnh bình thường, sau khi nuốt do cơ chế đóng mở của cơ vòng thực quản dưới, thức ăn và chất lỏng chảy xuống dạ dày và sau đó đóng lại.
Tuy nhiên, khi trương lực cơ này bị suy yếu thì dịch dạ dày có cơ hội đi ngược trở lại gây nguy cơ tổn thương niêm mạc thực quản, hầu họng, và tạo cho chúng ta cảm giác nóng rát, khó chịu vùng ngực. Ợ chua, ợ nóng thường gặp trong một số bệnh lý như:
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng, xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố phá hủy niêm mạc như acid dịch vị, pepsin, acid mật, vi khuẩn Helicobacter Pylori, bia, rượu, thuốc lá …) với các yếu tố bảo vệ niêm mạc (chất nhầy, bicarbonate, prostaglandin, tầng chống thấm …) mà yếu tố tấn công trội hơn hẳn.
Viêm loét dạ dày tá tràng có các triệu chứng điển hình như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn, buồn nôn…
Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị của dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản gây ra các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, đầy chướng, đau rát vùng thượng vị…
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn những đồ ăn có tính kích thích như: thức ăn nhiều gia vị, đồ chua, cay nóng, nước ngọt có gas… làm tăng tiết acid dạ dày lâu dần gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Sử dụng nhiều bia rượu. Rượu có chứa cồn, khi vào dạ dày được phân hủy thành Axetaldehyt đây là chất độc gây hại cho dạ dày.
Béo phì
Béo phì làm tăng áp lực lên vùng bụng chính vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ợ chua, ợ nóng.
Yếu tố Stress
Hoạt động tiêu hóa của dạ dày được chi phối bởi hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật.
Khi bạn bị căng thẳng quá mức, lượng máu đến dạ dày sẽ bị giảm đáng kể, hoạt động co thắt của dạ dày bị suy yếu dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ, đồng thời hệ thần kinh thực vật sẽ chỉ huy làm tăng tiết acid dạ dày từ đó gây nên triệu chứng ợ chua, ợ nóng.
Sử dụng thuốc một số loại thuốc như NSAID hoặc Glucocorticoid
Thuốc chống viêm phi steroid hay Glucocorticoid nếu dùng dài ngày và không theo chỉ định sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, chua miệng.
Để xác định được đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ chua, ợ nóng và có phương pháp điều trị chuẩn, bạn nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được kiểm tra và thăm khám nhé.
Bị ợ chua, ợ nóng nên uống thuốc gì?
Nếu bệnh nhân chỉ đơn thuần tự nhiên có biểu hiện ợ chua, ợ nóng sau bữa ăn và sau đó không còn bị nữa thì không cần dùng đến thuốc.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống đặc biệt trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì cần thăm khám kịp thời và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Hiện nay có một số thuốc thường dùng trong điều trị ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản như:
Thuốc trung hòa acid
Thuốc có cơ chế tác dụng là tạo phản ứng trung hòa với acid HCl từ đó giúp giảm acid dịch vị nhanh chóng. Nhóm thuốc này có ưu điểm tác dụng nhanh, giảm triệu chứng nhanh tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: táo bón, tiêu chảy…
Thành phần của thuốc thường là các muối nhôm và muối magnesi. Hiện nay các nhà sản xuất thường kết hợp cả 2 loại muối trên trong chế phẩm để hạn chế tác dụng phụ.
Một số thuốc thường dùng như: Maalox, Alusi…
Cách dùng: thường uống trước bữa ăn 15 phút, hoặc sau ăn 1 giờ, hoặc uống ngay khi đau. Liều lượng trung bình 3 lần / ngày.
Ngoài ra còn có Alginate giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả theo cơ chế tạo mảng trung tính ngăn dịch trào ngược hoặc chỉ trào lên ở đoạn dưới thực quản thay cho thành phần dịch dạ dày.
Thuốc thường dùng: Gaviscon. Nên dùng thuốc này ngay khi đau hoặc ngày 2-3 lần trước ăn khoảng 30 phút. Dùng cách các thuốc khác khoảng 2 tiếng để tránh làm giảm sự hấp thu của các thuốc dùng cùng.
Thuốc kháng thụ thể H2
Thụ thể H2 có mặt tại tế bào thành của dạ dày, dưới sự tác động của tác nhân nào đó lên thụ thể H2 sẽ gây tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày, nếu lượng acid tiết quá mức sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, từ đó gây ức chế tiết acid dạ dày và là thuốc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày hiệu quả.
Một số loại thuốc thường dùng: Ranitidine, Famotidine, Cimetidin …
Ưu điểm của loại thuốc này là giá thành rẻ, tác dụng nhanh hơn so với nhóm ức chế bơm Proton H+ nhưng khả năng ức chế tiết acid dịch vị kém hơn nhóm PPI.
Hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng, đặc biệt là cimetidin. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như hội chứng vú to ở nam, suy giảm chức năng sinh lý ở nam, suy thận, viêm gan.
Cách sử dụng: thường dùng ngày 2 lần, sáng và tối. Thuốc bị giảm hấp thu bới thức ăn nên uống trước ăn 30 phút.
Thuốc ức chế bơm proton H+ (PPI)
Cơ chế tiết acid của tế bào này khá phức tạp, nhưng cơ bản, thuốc ức chế bơm proton H+ (PPI) có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+K+ ATPase, từ đó ức chế sự bài tiết acid HCl do mọi nguyên nhân. Chính vì vậy đây được coi là thuốc giảm tiết acid dịch vị mạnh nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Một số thuốc ức chế bơm proton H+ thường dùng: omeprazole, esomeprazole, pantoprazole…
Cách sử dụng: cũng giống như nhóm thuốc kháng thụ thể H2, các thuốc nhóm PPI cũng bị giảm hấp thu khi dùng cùng thức ăn, vì vậy nên uống ngày 1-2 lần trước khi ăn khoảng 30 phút tùy hàm lượng.
Các thuốc ức chế bơm Proton H+ có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa nhẹ, dị ứng, phát ban, suy gan, thận…
Việc sử dụng thuốc tây cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc cán bộ y tế, người bệnh tuyệt đối không tự sử dụng hoặc dùng bừa bãi không những không khỏi bệnh mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.
Kết hợp sử dụng thuốc và phòng bệnh hiệu quả
Để giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, việc kết hợp sử dụng thuốc đi đôi với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sau đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả:
Tránh các thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày hoặc gây tăng tiết acid
Một số thực phẩm cần tránh như: đồ chua, cay nóng, cafein, bia rượu, thuốc lá …tất cả chúng đều gây kích thích dạ dày và tăng tiết acid dịch vị làm tăng các triệu chứng ợ chua, ợ nóng.
Tránh stress kéo dài
Stress được coi là thủ phạm gây tái đi tái lại bệnh lý dạ dày, tá tràng, đồng thời cũng gây triệu chứng ợ hơi, ợ chua liên tục. Khi bạn bị căng thẳng quá mức, dạ dày sẽ tăng tiết acid, gây nên các triệu chứng ợ chua, nóng rát vùng ngực, đôi khi còn lan ra sau lưng, khiến bạn vô cùng khó chịu.
Nằm ngủ nghiêng sang bên trái
Theo sinh lý tiết acid dạ dày thì vào buổi tối là thời điểm dạ dày tiết nhiều nhất. Chính vì vậy hãy thử nằm nghiêng sang trái, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đó.
Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
Khi ăn quá no, dạ dày của bạn sẽ bị quá tải, tăng áp lực cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Với những bệnh nhân thường xuyên có các triệu chứng ợ chua, ợ nóng thay vì ăn 3 bữa sáng, trưa tối như những người bình thường thì có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 4-6 bữa mỗi ngày để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Thói quen ăn chậm, nhai thật kỹ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, không phải làm việc quá vất vả, giảm được các triệu chứng khó chịu nếu bạn đang bị các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Sử dụng thảo dược tự nhiên dễ tìm kiếm
Từ xưa đến nay việc sử dụng cây cỏ tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh đã được ông cha ta áp dụng hiệu quả. Một số vị dược liệu hay dùng giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua dễ tìm kiếm như: Trà gừng, trà hoa cúc, nước ép lô hội…
Bình vị Thái Minh giảm ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày
Trong rất nhiều sản phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày hiện nay thì Bình Vị Thái Minh là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.
Sản phẩm này được sản xuất hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng tốt cho bệnh trào ngược dạ dày.
- Giganosin có trong dạ cẩm và lá khôi làm ức chế sự bài tiết acid của dạ dày và còn có tác dụng chống viêm.
- Mucosave FG HIA có tác dụng trung hoà bớt acid dịch vị, tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Núc nác và thương truật kích thích tiêu hoá, làm cho sự tháo rỗng của dạ dày diễn ra nhanh chóng hơn.
Chính những thành phần trên đã tạo nên những tác dụng tuyệt vời của Bình Vị Thái Minh trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Chúng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Vì thế, sản phẩm này rất thích hợp với những người thường xuyên bị ợ chua, nóng do trào ngược dạ dày.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bị ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày thì cần uống thuốc gì? Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài làm bạn cảm thấy khó chịu và gây ảnh hưởng đặc biệt đến cuộc sống của bạn, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. Lưu ý rằng mọi thông tin về thuốc chỉ để tham khảo và cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng. Chúc bạn sức khỏe!