Bị sỏi mật nên ăn gì, nên kiêng ăn gì mới tốt?

Các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu của sỏi mật có liên quan mật thiết tới chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn không phù hợp có thể làm gia tăng số lượng và kích thước sỏi mật. Chính vì vậy, người bệnh sỏi mật cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng. Vậy người bệnh sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Sỏi mật nên ăn gì, bị sỏi mật nên kiêng ăn gì là băn khoăn của nhiều người bệnh

1. Sỏi mật nên ăn gì?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt hơn cho túi mật. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh sỏi mật nên ăn theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

– Rau xanh: đậu bắp, củ cải đường, rau diếp xanh, cải xoăn, súp lơ xanh, cải bắp, rau bó xôi,… đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin. Chất xơ và vitamin kích thích tiêu hóa, tiết dịch mật.

– Hoa quả tươi: cam, quýt, lê, táo, xoài, ổi, kiwi, cherry,… có hàm lượng vitamin C cao. Cung cấp đủ vitamin C hàng ngày có thể giảm đến 50% nguy cơ mắc sỏi mật.

– Các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt: đậu đây là những thực phẩm giàu đạm thay thế cho các loại thịt chứa nhiều cholesterol. Đây cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều Magie. Magie làm giảm cholesterol xấu, duy trì cholesterol tốt trong cơ thể.

– Sữa ít béo: sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành, sữa gạo,… có hàm lượng cholesterol thấp. Sử dụng sữa ít béo hạn chế cholesterol hấp thu vào cơ thể. Các loại sữa này còn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cải thiện hệ tiêu hóa ở người bệnh sỏi mật.

– Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi chế độ ăn không những không có lợi cho người sỏi mật mà còn khiến khả năng co bóp của túi mật bị suy giảm. Do đó, người bệnh sỏi mật có thể sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu oliu, cá hồi, hạt óc chó,…

– Các loại thịt ít chất béo: thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá,.. có hàm lượng cholesterol thấp và cung cấp nhiều protein cho cơ thể.

– Nước: Uống đủ từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày giúp đường mật tăng vận động, giảm tình trạng ứ trệ mật. Uống đủ nước cũng giúp đào thải các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể

Bị sỏi mật nên ăn nhiều rau củ quả tươi để tránh đau, đầy trướng

2. Sỏi mật nên kiêng ăn gì?

Ngoài các thực phẩm nên ăn, người bệnh sỏi mật cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, socola,.. làm tăng đường máu và có thể chứa nhiều chất béo có hại.

– Rượu, bia và các chất kích thích: Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong thời gian dài gây tổn thương, ảnh hưởng chức năng gan. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng túi mật phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau túi mật.

– Thực phẩm giàu cholesterol: sữa nguyên kem, phô mai, bơ, lòng đỏ trứng, gan, đồ ăn nhanh, thịt đỏ,… khi sử dụng quá nhiều có thể làm tăng kích thước hoặc hình thành nên sỏi mới. Đây cũng là những thực phẩm dễ gây khó tiêu và đau bụng cho người bị sỏi mật.

Người bị sỏi mật không nên ăn nhiều thức ăn nhanh dầu nhiều mỡNgười bị sỏi mật không nên ăn nhiều thức ăn nhanh dầu nhiều mỡ
Người bị sỏi mật không nên ăn nhiều thức ăn nhanh dầu nhiều mỡ

Xem thêm

3. Nguyên tắc ăn uống cho người sỏi mật

Trong ăn uống, người bệnh sỏi mật cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

– Giảm mỡ nhưng không loại bỏ hoàn toàn: nếu loại bỏ hoàn toàn chất béo có thể khiến dịch mật bị ứ đọng trong túi mật do giảm co bóp. Điều này tạo điều kiện hình thành nên sỏi mới.

– Tăng cường chất xơ và vitamin: chất xơ giúp giảm hấp thu cholesteol hạn chế nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, bổ sung thêm chất xơ làm giảm nguy cơ táo bón gây lâu ngày gây viêm đường tiêu hóa. Từ đó gây ra các triệu chứng đau bụng, khó tiêu,…Các loại vitamin A, D, K , E, C giúp tăng cường sức khỏe gan, mật.

– Tăng cường các loại đạm dễ tiêu: các loại đạm dễ tiêu làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gan, mật. Từ đó, làm giảm các triệu chứng do sỏi mật gây ra.

– Ăn ít các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột: các thực phẩm này có nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu dễ gây ra sỏi mật.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, tiêu chảy làm tổn thương hệ tiêu hóa gây đau bụng, co thắt.

– Ăn chín, uống sôi. Không ăn đồ sống, tái.

– Ưu tiên các món hấp, luộc để giữa nguyên chất dinh dưỡng và hạn chế chất béo.

– Đối với các món chiên, rán cần dùng giấy thấm dầu loại bỏ dầu thừa trong thức ăn.

Song hành cùng các phương pháp như dùng thuốc, cắt túi mật, một chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố không thể thiếu. Chính vì vậy, người bệnh cần luôn ghi nhớ sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu và ngăn ngừa sỏi quay trở lại.

BS. Vũ Thị Anh Đào

TPCN Kim Đởm Khang* – Giải pháp giúp bài sỏi mật, sỏi gan từ 8 thảo dược quý

Được tinh chế từ bài thuốc 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo, TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ bài sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan) hiệu quả hơn thông qua 3 tác động:

  • Tăng cường chức năng gan để cân bằng các thành phần có trong dịch mật và làm mềm sạn sỏi.
  • Tăng cường vận động đường mật, giảm ứ mật, tăng khả năng bài sỏi và tống xuất sỏi.
  • Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm nguy cơ hình thành nhân sỏi mới.
TPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật, sỏi ganTPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật, sỏi gan
TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật, sỏi gan

Không chỉ giúp bài sỏi mật, sỏi gan, TPCN Kim Đởm Khang còn giúp:

  • Giảm nhanh các triệu chứng đau, đầy trướng bụng, ăn uống khó tiêu, sợ mỡ, táo bón, vàng da, vàng mắt.
  • Ngăn ngừa biến chứng và phòng sỏi tái phát sau can thiệp phẫu thuật.

Điểm khác biệt của TPCN Kim Đởm Khang là hiệu quả được khẳng định qua nghiên cứu tại bệnh viện Quân Y 103. Kết quả nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Gan mật Toàn quốc và đăng tải trên nhiều Tạp chí uy tín.

Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan hoặc gọi tới hotline 0963.022.986.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Rate this post

Viết một bình luận