Bị táo bón sau sinh nên ăn gì? Ba tuyệt chiêu chữa táo bón cho mẹ sau sinh

Sau sinh có đến 90% các bà mẹ bị mắc bệnh táo bón do sau quá trình sinh đẻ nhu động ruột chưa hoạt động bình thường trở lại bình thường được. Vận động nhẹ nhàng và kết hợp lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ bị táo bón hiệu quả. Hãy cùng xem loại thực phẩm nào thực sự tốt trong điều trị táo bón cho mẹ nhé.

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị bệnh táo bón sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh như:

Do ít vận động

Sau sinh do vết thương chưa lành, còn đau nên nhiều mẹ lười vận động do sợ đau, ngại đi lại. Ít vận động dẫn tới hoạt động của ruột bị kém đi, khiến phân bị ứ đọng lâu ngày tích tụ dần. Dạ dày sẽ hút ngược nước trở lại khiến phân khô cứng, gây khó khăn cho việc đi đại tiện.

Do ăn uống không đảm bảo

Chế độ ăn uống của sản phụ thường kiêng kỵ hơn bình thường, đa phần các bà mẹ đều được tập trung bổ sung dinh dưỡng chủ yếu là các loại thực phẩm nhiều đạm để lợi sữa mà ít để ý đến việc bổ sung rau và các chất vitamin cũng là một lý do dễ dẫn đến táo bón.

Do tác động sinh lý

Ở giai đoạn cuối của chu kì mang thai, thai nhi phát triển lớn gây chèn ép vào các vùng thuộc hệ tiêu hóa là ruột non, ruột kết, ruột thẳng… khiến nhu động ruột bị kém đi gây táo bón.

Quá trình vượt cạn mẹ mất huyết, sản dịch ra nhiều, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng nên dẫn đến tình trạng khó đi tiêu.

2. Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả.

Ăn nhiều rau củ

Trong rau xanh chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt hàm lượng chất xơ cực cao giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng táo bón. 

Bổ sung thêm các loại rau củ vào thực đơn mỗi ngày giúp mẹ hạn chế nguy cơ bị táo bón. (Nguồn: Internet)

Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa một lượng chất khoáng và vitamin rất có lợi với cơ thể của mẹ sau sinh. Đặc biệt, thành phần protein và carbohydrate có chứa trong cải xanh nhiều hơn so với các loại rau thông thường. Lượng chất xơ dồi dào cũng hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng táo bón.

Rau lang: Rau lang cũng là một loại rau trị táo bón hiệu quả. Rau lang giàu chất xơ và các vitamin như B1, B2, B6, sắt, canxi,… Mẹ có thể dùng ngọn rau lang non luộc chấm mắm hoặc dùng xào tỏi cũng rất ngon miệng

Măng tây: Măng tây có chứa nhiều sắt, kẽm, magie giúp lợi sữa cho mẹ. Đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho ruột, kích thích tiêu hóa.

Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều tinh bột và các chất xơ hỗ trợ nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

Bí đỏ: Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên, chứa các vitamin A, E, C và B6 rất có lợi cho sức khỏe của mẹ. Đồng thời, lượng sắt và kẽm có trong bí đỏ hỗ trợ hồi phục máu cho mẹ, ngăn ngừa thiếu máu. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Ăn nhiều trái cây

Ăn gì sau sinh để hết táo bón? Bổ sung thêm các loại trái cây cũng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Trong trái cây có nhiều các vitamin, các chất khoáng và chất xơ vừa giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và bổ sung thêm nhiều năng lượng, giúp mẹ ngon miệng, cải thiện được tâm trạng. 

Mẹ có thể sử dụng các loại trái cây tươi sáng, có vị ngọt mát như chuối, cam, dâu, thanh long, hồng xiêm,… vừa có lợi cho sữa vừa bổ sung thêm năng lượng.

Trái cây giàu vitamin, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. (Nguồn: Internet)

Ăn gì sau sinh để không bị táo bón? Ăn các loại ngũ cốc 

Ngũ cốc chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ như các vitamin A, B1, B2, E, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi, magie,giúp giảm hấp thụ đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…Đồng thời lượng chất xơ dồi dào có trong ngũ cốc cũng giúp cho hệ tiêu hóa ổn định, giúp giảm các triệu chứng táo bón.

Mẹ có thể sử dụng các loại hạt như hạt đậu, hạt mè, hạnh nhân, óc chó,… bổ sung thêm vào các bữa ăn của mình

Kết hợp ngũ cốc cùng sữa chua tạo nên bữa ăn nhẹ tuyệt vời cho mẹ. (Nguồn: Internet)

Sử dụng thức ăn lỏng

Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ sau sinh. Nhiều mẹ lười uống nước dễ dẫn đến tình trạng này, quá trình cho con bú cũng khiến mẹ bị mất nước nhiều hơn. Vì vậy việc bổ sung nước là rất cần thiết nhằm giảm nguy cơ về táo bón.

Mẹ nên tăng cường uống thêm nước, hoặc sử dụng thêm canh, cháo loãng để hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm nước ép, hoặc sinh tố trái cây để để sung thêm chất xơ và khoáng chất cần thiết, đồng thời cũng được bổ sung thêm nước từ những loại hoa quả này.

Xem thêm: Bí quyết sau sinh nên ăn gì để nhanh hết sản dịch cực kỳ hữu hiệu

3. Mẹ sau sinh nên kiêng ăn gì để nói không với táo bón

  • Đồ ăn cay nóng: Các loại đồ ăn cay nóng chính là kẻ thù của hệ tiêu hóa. Sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng rát, viêm loét dạ dày, khiến mẹ bị khó tiêu, đầy bụng, gây tình trạng táo bón.

  • Ăn các loại đồ ăn có vị chua chát: Ngoài nguy cơ làm mất sữa ở mẹ sau sinh, các loại đồ ăn này còn gây ra tình trạng táo bón, gây khó chịu cho mẹ

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: đây cũng là một trong những thủ phạm gây táo bón ở mẹ sau sinh. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn khiến mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, không tốt cho cả mẹ và bé.

  • Rượu bia, cà phê: Sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, cafein vừa không tốt đến hệ thần kinh của trẻ vừa có tác hại với hệ tiêu hóa. Việc dung nạp các chất này khiến cơ quan tiêu hóa không hoạt động bình thường được, gây ra các triệu chứng khó tiêu, cồn ruột, cơ thể háo nước khiến mất nước, gây táo bón.

Hạn chế các đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, các loại đồ ăn không lành mạnh. (Nguồn: Internet)

4. Ba việc làm mỗi ngày giúp mẹ bầu sau sinh hạn chế tình trạng táo bón

Uống nhiều nước

Nước chiếm tới 80% vào hoạt động bài tiết ở đại tràng. Hơn nữa nước giúp ruột non tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn. Mẹ sau sinh nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, vừa hỗ trợ bài tiết. Ngoài nước đun sôi, mẹ có thể sử dụng nước từ các loại hoa quả, nước ép, các loại thức ăn lỏng như canh, cháo,…

Mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. (Nguồn: Internet)

Tăng cường vận động

Vận động cơ thể cho mẹ mới sinh vừa giúp cơ thể phục hồi, lưu thông khí huyết, vừa giúp tăng cường trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa tích cực hoạt động. Sau đại phẫu, hệ tiêu hóa chưa hoạt động bình thường trở lại được, nếu mẹ nằm ì trên giường nhiều sẽ gây ra hiện tượng táo bón, hoặc làm tăng nặng bệnh táo bón. Mẹ nên vận động tay chân nhẹ nhàng, kết hợp đi lại đường ngắn, nếu chưa tự đi được có thể nhờ người nhà dìu đỡ.

Giữ cân bằng cảm xúc, vui vẻ

Có thể mẹ không biết, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Khi mẹ bị căng thẳng hay buồn bã sẽ ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn. Vì thế, việc cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ cũng giúp mẹ ngăn chặn và giảm các triệu chứng của táo bón.

5. Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ bị táo bón sau sinh

Đa phần các mẹ sau sinh đều mắc táo bón vì thế mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nên thay đổi chế độ sinh hoạt, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng như kết hợp vận động, giữ tinh thần thoải mái để có trạng thái tốt nhất.

Tình trạng táo bón sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc một tuần. Nếu sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ăn uống nghỉ ngơi khoa học mà vẫn bị kéo dài tình trạng này thì hãy liên hệ với bác sĩ. Không tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nhuận tràng nào hoặc các loại thuốc bổ sung chất xơ nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi phản ứng của cơ thể để được bác sĩ hỗ trợ và kê thêm các loại thuốc làm mềm phân.

Táo bón không phải bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên gây khó chịu cho mẹ sau sinh. Khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn tinh thần. Mẹ hãy kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hiệu quả để duy trì trạng thái ổn định, giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng ổn định. Hy vọng bài viết trên là nguồn tham khảo hữu ích cho các mẹ sau sinh, giúp các mẹ có thể biết được thông tin cho câu hỏi táo bón sau sinh nên ăn gì. Theo dõi các bài viết khác của Monkey để có được nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe của mẹ hơn nhé.

Rate this post

Viết một bình luận