Bị thủy đậu: Bôi xanh methylen lúc nào mới đúng?

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/bi-thuy-dau-boi-xanh-methylen-luc-nao-moi-dung/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi – Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi – Sơ sinh khác.

Chỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ, lúc này việc chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.

1. Nhận diện bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện các biểu hiện theo trình tự sau đây

  • Bệnh nhân sốt, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, biếng ăn.
  • Đau bụng kéo dài một hoặc hai ngày.
  • Xuất hiện các nốt hình hạt đậu nhỏ, ửng đỏ và rất ngứa. Các nốt này có thể xuất hiện khắp toàn thân và có thể lan đến vùng kín, gần niêm mạc…
  • Những nốt đỏ căng phồng lên như như nốt phỏng, bên trong có chứa chất dịch màu trắng trong chuyển thành màu đục sau 24 giờ.
  • Các nốt thủy đậu chuyển sang giai đoạn đóng vảy.
  • Các nốt thủy đậu biến mất để lại trên da những đốm sậm màu trông như ghẻ rồi nhạt màu dần theo thời gian hoặc sẹo lõm khuyết da.(khi có bội nhiễm).

2. Khi bị thủy đậu bôi gì?

Khi bị thủy đậu, ngay lập tức nhiều người nghĩ đến việc bôi xanh methylen vào các nốt phỏng. Việc bệnh nhân thủy đậu bôi xanh methylen khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, người bệnh đặc biệt là trẻ em cũng không thích vì trông rất nhem nhuốc.

Chỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ, lúc này việc chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.

Trên một khu vực da thường có thể có nhiều loại nốt ban: nốt mới mọc, nốt đã xuất hiện phỏng nước hoặc có nốt ban đã vỡ. Khi ban vỡ thường để lại vết trợt, xước trên da, cần nhận biết nốt đã vỡ để bôi xanh methylen, kết hợp với việc giữ vệ sinh, không cào gãi, nếu không bị nhiễm trùng thì nốt thủy đậu sẽ tự khỏi và không để lại sẹo. Cắt tỉa móng tay cho trẻ em bị thủy đậu để tránh việc trẻ làm tổn thương vùng da có nốt thủy đậu.

Nếu có thể, hãy tìm mua loại thuốc thoa da có chất kháng histamin tại nhà thuốc và thoa cho người bệnh để giảm ngứa (nhớ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dụng). Khi các nốt thủy đậu bị vỡ, chỉ nên dùng bông gòn sạch, có sát trùng với nước muối sinh lý chấm lên các nốt mụn nước đã vỡ để lau sạch dịch nước, chờ khô và chấm methylen xanh lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chú ý, bệnh nhân không được bôi thuốc mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra cũng không nên chọc nốt phỏng ra mà nên để chúng vỡ tự nhiên.

Khi các nốt mụn nước bước sang giai đoạn lành, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi như: Madecassol, Cicaplast, Curiosin… với mục đích làm kích thích tăng sinh liên kết collagen dưới da, tăng khả năng đàn hồi và làm lành vết thương mà không để lại sẹo.

Thủy đậu

3. Tuyệt đối không kiêng tắm

Nhiều người cho rằng khi bệnh nhân bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cơ thể. Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm. Có nhiều trường hợp bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.

Thay vào đó, bệnh nhân nên được bằng nước ấm, chú ý không tắm quá lâu như người khỏe mạnh. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và móng tay. Tránh tối đa việc gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn và dễ để lại sẹo thâm, sẹo lõm khi khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ban thủy đậu có thể mọc trong miệng, khi vỡ ra gây bội nhiễm làm người bệnh không ăn được, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình bệnh.

4. Không nên đắp lá, tắm lá

Có nhiều gia đình không ưa chuộng các loại thuốc bôi của Tây Y mà có xu hướng tin vào các mẹo chữa thủy đậu bằng thực vật theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng: không nên tắm lá cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, cũng như việc uống thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng để tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh nặng hơn vì trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da của trẻ nhỏ bị tổn thương.

Vì da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài, trong khi các loại lá thường mọc ở bờ bụi, gốc rạ bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng để tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh nặng hơn vì trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da của trẻ nhỏ bị tổn thương. Lá tre tuy không có hại nhưng cũng không nên dùng vì lá tre có lông, khiến người bệnh bị ngứa, dị ứng.

Trẻ bị sốt có tiêm phòng được không?

Tiêm phòng vacxin thủy đậu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vacxin thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh trước đó.

Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) của vacxin thủy đậu kéo dài trung bình là 15 năm. Sau khoảng thời gian này, chúng ta có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.

Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc xin của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn sẵn sàng cung cấp vắc xin thủy đậu dành cho khách hàng. Các loại vắc xin tại Vinmec được bảo quản bởi dây chuyền lạnh (kho lạnh, tủ lạnh chứa vắc xin có bộ phận cảnh báo nhiệt độ quá dải nhiệt độ cho phép…). Bên cạnh đó, phụ huynh có thể kiểm tra được lịch sử tiêm và kế hoạch tiêm của trẻ qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.

Tầm quan trọng của tiêm vắc-xin đúng lịch

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi…trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện vì vậy tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona.

Những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.

>> Xem thêm: Có nên trì hoãn việc tiêm chủng trong đợt dịch Covid-19? được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec
để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 – 30/9/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Rate this post

Viết một bình luận