Bị thủy có nên tắm nước muối, có nên pha nước lá với muối để tắm hay không là những thắc mắc thường gặp của người bệnh thủy đậu. Trả lời vấn đề này, các chuyên ra cho rằng, khi bị thủy đậu, người bệnh nên tắm nước muối pha loãng trong trường hợp các ban dạng phỏng nước chưa vỡ ra.
Bị thủy đậu có nên tắm nước muối?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra với biểu hiện đặc trưng là các ban thủy đậu dạng phỏng nước với các mụn nước mọc trên vùng da nổi mẩn đỏ. Khi xuất hiện, các ban thủy đậu này khiến người bệnh có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Để giảm bớt các triệu chứng này thì việc vệ sinh cơ thể, tắm rửa, lau người mỗi ngày là vô cùng cần thiết.
Thế nhưng, theo quan niệm của ông bà, những người mắc bệnh thủy đậu nên kiêng nước và không được tắm kể cả nước muối. Đây cũng là lý do nhiều cha mẹ và người bệnh thủy đậu thường thắc mắc bị thủy đậu có nên tắm nước muối, có nên tiếp xúc với nước hay không.
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, các chuyên gia cho biết, quan niệm kiêng gió kiêng nước ngày xưa là không phù hợp và có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Thủy đậu là bệnh do virus gây ra dẫn đến sự xuất hiện các mụn nước làm cơ thể ngứa, rát đỏ ứng nếu không chăm sóc kỹ và có biện pháp xử lý thì sẽ để lại sẹo. Do đó, người bệnh không chỉ không phải kiêng nước, kiêng tắm nước muối mà còn phải tắm thường xuyên, giữ vệ sinh thật tốt để tránh bội nhiễm.
Tác dụng của nước muối với người bệnh thủy đậ
Khi tư vấn cho người bệnh, các chuyên gia thường khuyến cáo bệnh nhân nên tắm bằng nước muối để xoa dịu cơn ngứa, đồng thời làm sạch da. Tắm nước muối trị ngứa da cũng là một kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian nhằm làm sạch da, chữa bệnh nhưng không được áp dụng cho người bệnh thủy đậu vì phải kiêng nước.
Theo dân gian, muối là nguyên liệu có tính sát khuẩn cao nên có thể sử dụng để điều trị các bệnh ngứa ngoài da, trị nổi mẩn ngứa, dị ứng, khử độc. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng muối có thể khiến da khô rát, dễ kích ứng nên rất ít khi sử dụng.
Theo các chuyên gia, sở dĩ khuyến khích người bệnh thủy đậu nên tắm nước muối pha loãng là vì trong nước muối có nồng độ giống với các dịch của cơ thể. Chúng có thể hạn chế khô da và tình trạng mất nước trong các tế bào da.
Hơn nữa, muối cũng có tính sát khuẩn cao nên có thể làm sạch da, tránh viêm nhiễm. Thủy đậu là bệnh khiến người bệnh có tỷ lệ mất nước cao lại dễ gây ra viêm nhiễm nên bệnh nhân cần thường xuyên tắm rửa bằng nước muối đúng cách, đủ liều lượng.
Tắm nước muối cho người thủy đậu đúng cách
Bị thủy đậu tắm nước muối là việc nên làm thế nhưng phải thực hiện đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả cao. Các bác sĩ cho biết, để làm dịu cơn ngứa của các nốt ban thủy đậu và làm sạch da, người bệnh nên tắm nước ấm pha muối loãng hoặc dùng xà phòng trung tính.
Những vấn đề người bệnh không nên bỏ qua khi tắm nước muối bao gồm:
-
Chỉ nên sử dụng nước ấm pha muối loãng, tốt nhất nên chọn nước muối sinh lý 0,9% mua tại hiệu thuốc hoặc muối tinh ăn hàng ngày để tắm. Không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến da và các mụn nước.
-
Thời gian tối đa mà người bệnh thủy đậu được phép tắm là từ 5 – 10 phút. Tắm quá lâu sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh do lúc này sức đề kháng rất yếu không thể chống chọi với các vi khuẩn gây bệnh khác.
-
Nên tắm thật nhẹ nhàng, không chà sát hoặc gãi để tránh làm vỡ các bọng nước, nốt phỏng trên da tránh gây ra bội nhiễm vi khuẩn.
-
Dùng khăn tắm mềm cẩn thận thấm khô nước.
-
Có thể dùng nước muối để súc miệng mỗi ngày để giảm bớt ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng các nốt thủy đậu mọc trong miệng.
Tắm nước muối khi bị thủy đậu cần lưu ý điều gì?
Khi sử dụng nước ấm pha loãng muối để tắm cho người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Chỉ nên tắm nước muối khi bệnh mới khởi phát, các nốt ban còn chưa vỡ ra. Nếu các ban thủy đậu có dấu hiệu vỡ ra thì không nên tắm bằng nước muối pha loãng mà chỉ nên tắm bằng nước ấm thông thường để tránh đau rát, viêm nhiễm.
-
Trước khi áp dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp thăm khám vì không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp giảm ngứa, làm sạch da này.
-
Sau khi tắm nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh cào gãi vào vết thương gây lở loét.
-
Nếu các mụn nước vỡ ra thì nên bôi xanh methylen để hạn chế viêm nhiễm và tránh để lại sẹo.
-
Nên kết hợp cùng chế độ ăn uống, chăm sóc và điều trị triệu chứng phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc bị thủy đậu có nên tắm nước muối không thì câu trả lời là có nhưng chỉ nên áp dụng cho trường hợp các mụn nước thủy đậu chưa vỡ. Không nên sử dụng các phương pháp điều trị dân gian hoặc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.