Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? Top 7+ lá an toàn và nhanh khỏi.

Home » Kiến thức làm đẹp » Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? Top 7+ lá an toàn và nhanh khỏi.

Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? Bị thủy đậu có được sử dụng sữa tắm không?…Như chúng ta đã thấy bệnh thủy đậu thực tế là cơ thể nhiễm một loại virut (Có khả năng lây lan), được biểu hiện rõ nét nhất khi phát ra ngoài thành bọng nước trên da, nếu như không có biện pháp điều trị và khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới những tình trạng hết sức nguy hiểm.

Bị thủy đậu tắm lá gì tốt?

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là gì?Thủy đậu là gì?

Còn được gọi là “trái rạ” đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut thủy đậu gây lên, với người lớn loại virut này gây ra bệnh Zona. Với trẻ em khả năng lây lan cao hơn, được thể hiện rõ nét nhất ở thời tiết ẩm nồm như mùa Xuân.

Đây là căn bệnh lành tính không thực sự gây nguy hiểm nếu như chúng ta phát hiện kịp thời trong giai đoạn đầu, được biểu hiện rõ nét nhất bên ngoài da như các bọng nước, mụn nước.

Tình trạng nặng nhất nếu chúng ta không có biện pháp sử lý phù hợp có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và viêm não…Đặc biệt với phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi, có thể dẫn tới dị tật và sảy thai…

Có nên sử dụng thảo dược (lá cây) tắm điều trị thủy đậu không?

Có nên sử dụng thảo dược (lá cây) tắm điều trị thủy đậu không?

Nếu bạn chưa biết thì khả năng lây của căn bệnh này rất nhanh có thể lây trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp, nước bọt, giọt nước liti…

Thực tế người bị bệnh sẽ có những biểu hiện rất khó chịu như da rộp ngứa, khó chịu, một số vùng sẽ có cảm giác ngứa râm ran. Với chị em phụ nữ chúng mình nếu không điều trị thích hợp có thể gây ra sẹo lớn trên da.

Ngoài cách sử dụng thuốc bôi, gel bôi thì tắm lá cũng là biện pháp rất tốt để điều trị và làm khô lành vết thương. Tham khảo ngay top 7 loại lá tốt và an toàn nhất mình chia sẻ sau đây nhé!

Top 7 loại lá hay dùng tốt và an toàn nhất bạn nên biết

Lá chè xanh

Lá chè xanh

Đây là phương pháp dân gian được sử dụng rất nhiều, bởi tác dụng giúp vệ sinh, làm dịu da đặc biệt có khả năng sát khuẩn rất tốt.

Lá chè xanh còn có công dụng rất tốt giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ ung thư đặc biệt giúp ổn định huyết áp và tăng cường miễn dịch…Công dụng nổi bật của lá chè xanh là giúp kháng khuẩn và làm dịu tình trạng viêm sưng trên da.

Cách sử dụng:

  1. Rửa sạch loại bỏ bụi bẩn trên lá chè
  2. Cho 200g lá chè cùng 2l nước (có thể cho thêm chút muối), đun sôi trong 10 phút rồi bắc ra để nguội.
  3. Nếu nước còn nóng có thể pha thêm nước lạnh, nên giữ nhiệt độ nước ấm vừa phải.
  4. Sử dụng nước tắm như bình thường.

Lá kinh giới

Lá kinh giới

Theo một số nghiên cứu cho thấy lá kinh giới có công dụng rất tốt cho da, ngoài tác dụng làm mát rửa sạch da lá kinh giới còn có tác dụng hỗ trợ giúp loại bỏ độc tố cơ thể và thanh lọc da rất tốt.

Đây là bài thuốc đông y dân gian có công dụng chính giúp kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn làm lành mụn nhọt trên da hiệu quả. ( Thanh lọc giả độc trên da). Ứng dụng hiệu quả trong điều trị thủy đậu.

Cách sử dụng:

  1. Sử dụng lá kinh giới đem rửa sạch, có thể rửa qua nươc muối loại bỏ vi khuẩn.
  2. Cho lá kinh giới, muối, 2l nước đem đun sôi
  3. Dùng nước kinh giới để nguội hoặc pha ấm để tắm

Lá sầu đâu

Lá sầu đâu

Lá sầu đâu có tên gọi dân gian là lá cây xoan dại hay lá xoan Ấn Độ, được sử dụng chủ yếu để loại bỏ độc tố trên da và một số các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều trị thủy đậu được ứng dụng rất nhiều, đây là loại lá lành tính bạn nên sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách thực hiện:

  1. Sử dụng 300g lá sầu đâu cùng 1.5l nước đem đun sôi ( nên rửa sạch lá với nước muối để sát khuẩn).
  2. Đun sôi nước khoảng 10 phút, bắc ra để nguội lọc lấy nước ( nước ấm vừa tay là có thể dùng được không nên để nguội quá).
  3. Sử dụng nước chiết tắm bình thường.

Lá cây mướp đắng

Lá cây mướp đắng

Lá mướp đắng được ứng dụng rất nhiều trong dân gian, có tác dụng giúp giải độc giải nhiệt cơ thể ngoài ra còn được ứng dụng rất nhiều trong chăm sóc da của chị em phụ nữ. Với tác dụng giải độc giải nhiệt hiệu quả lá mướp đắng dược ứng dụng giúp chữa trị bệnh thủy đậu làm khô và mau lành bọng nước.

Cách thực hiện:

  1. Nên kết hợp trực tiếp giữa lá cây mướp đắng và lá cây kinh giới để hiệu quả cao hơn
  2. Chuẩn bị 200g lá cây mướp đắng và 200g lá cây kinh giới đem rửa thật sạch bằng nước muối.
  3. Đun sôi cùng 3l nước trong 10 phút, sau đó bắc ra để nguội.
  4. Khi nước đạt độ ấm vừa phải có thể dùng để tắm
  5. Thực hiện mỗi ngày trong vòng 1 tuần để vết thương nhanh khô và mau khỏi bệnh.

Lá khế

Lá khế

Đây là nguyên liệu bạn có thể tìm thấy khá dễ dàng, dựa vào ưu điểm như tính mát, sát khuẩn, trị viêm sưng đồng thời cung cấp nhiều vitamin rất tốt cho da, lá khế được sử dụng rất nhiều trọng y học cổ truyền giúp điều trị một số bệnh về da như mụn nhọt… có thể kể tới công dụng giúp điều trị bệnh thủy đậu.

Cách thực hiện:

  1. Sử dụng 1 nắm lá khế khoảng 200g đem rửa sạch cùng nước muối (nên ngâm trước để sát khuẩn)
  2. Đun sôi cùng 2l nước, trong khoảng 10p rôi bắc ra để nguội
  3. Nước ấm là có thể sử dụng để tắm được ( nên chiết lấy nước, tránh cặn lá rây ra)
  4. Thực hiện liên tục tong vòng 1 tuần nhé.

Lá chân vịt

Lá chân vịt

Theo y học cổ truyền thì đây là một loại cỏ là hình chân vịt, mọc theo diện rộng và sát với mặt đất, vị chát nhạt tính mát có khả năng kháng viêm thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Và hiệ nay lá cỏ vịt được dân gian sử dụng giúp kháng khuẩn chống viêm nhiễm trên da, có thể sử dụng làm nước tắm loại bỏ mụn nhọt và bệnh thủy đậu.

Cách thực hiện:

  1. Để bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất bạn nên sử dụng lá chân vịt kèm theo lá dâu tằm, nhọt nồi, mùi mác, măng lau, thanh hao, rau má… (Nếu không chuân bị đầy đủ cũng không sao tuy nhiên lá chân vịt, cây nhọ nồi, rau má… thì phải có)
  2. Mỗi loại lá một nắm đem ngâm nước muối rửa sạch
  3. Đun sôi cùng 3 lit nước trong 10 phút sau đó lọc lấy nước.
  4. Sử dụng nước ấm hoặc pha nguội để tắm bình thường
  5. Tắm mỗi ngày một lần liên tục trọng 1 tuần để hiệu quả đạt cao nhất nhé.

Lá tre

Lá tre

Lá tre có tính lành vị ngọt nhạt tác dụng vào hai kinh tâm và phế ( theo đông y), có công dụng rất tốt giúp thanh nhiệt cơ thể ngoài ra giúp lợi tiểu và giảm sốt được ứng dụng rất nhiều.

Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá tre còn chứa nhiều chất có tác dụng giúp điều trị lở loét da và kháng viêm trên da cụ thể giúp điều trị bệnh thủy đậu, giải độc và làm khô se vết thương.

Cách thực hiện:

  1. Dùng một nắm lá tre khoảng 200g đem rửa sạch, nên rửa bằng nước muối có tính sát khuẩn cao hơn.
  2. Vò nát lá tre hoặc cho vào cối giã nát (không nên giã nhuyễn quá), sau đó đem đun sôi cùng 2.3l nước, khoảng 10p bỏ ra lọc lấy nước.
  3. Có thể để nguội hoặc pha thêm chút nước lạnh để nước dùng có độ ấm vừa phải, sau đó dùng để tắm như nước bình thường.
  4. Nên thực hiện mỗi ngày và kéo dài trong 1 tuần để hiệu quả đạt cao nhất

Lưu ý quan trọng không nên bỏ qua khi tắm lá với bệnh thủy đậu

Lưu ý bị thủy đậu tắm lá gì tốt?

  • Thực tế đây là các phương pháp điều trị dân gian bằng loại lá lành tính có trong tự nhiên, do đó độ hiệu quả sẽ không thể nhanh bằng sử dụng các loại thuốc tây y. Tuy nhiên khi sử dụng các loại lá để tắm bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ lành tính và an toàn không gây nên kích ứng hay tác dụng phụ cho da.
  • Trong một số trường hợp, da bạn thuộc loại da nhạy cảm với lá đó hoặc bị dị ứng với mùi hương hay thành phần của lá. Sẽ gây ra một số hiện tượng ngứa, mẩm đỏ theo diện rộng ( tùy thuộc cơ địa từng người). Nên dừng dùng lá và thử các cách khác.
  • Với các phương pháp tắm lá bạn nên thực hiện đều đặn hằng ngày, kéo dài trong 1 đến 2 tuần, không nên dừng hay ngắt quãng quá trình sử dụng.
  • Khi sử dụng nước, nên để nguôi hoặc nước ấm vừa phải tránh nóng quá sẽ gây tổn hại tới da của bạn.
  • Không nên pha quá nhiều nước để làm mát sẽ gây loãng, hiệu quả tác dụng của các loại lá sẽ bị giảm đi.

Bị thủy đậu có nên dùng sữa tắm không?

Bị thủy đậu có nên dùng sữa tắm không?

Như chúng ta đã biết thủy đậu là một căn bệnh lành tính tuy nhiên thì khả năng lây lan của chúng rất nhanh, lây giữa người và người hoặc lây trực tiếp trong cơ thể người bệnh.

Có thể hiểu các vùng da an toàn khác sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng bởi thủy đậu, khiến tình trạng bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt có thể lây qua dịch nước của các vết thủy đậu trước đó.

Khi bị thủy đậu thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh cơ thể, nhằm mục đích làm sạch mồ hôi, bụi bẩn đồng thời thanh lọc và loại bỏ độc tố trên da. Do đó việc sử dụng nước trắng mát hoăc các loại lá có tính mát, xát khuẩn và thanh lọc độc tố sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Không nên sử dụng sữa tắm, xà bông và các dung dịch có thể gây kích ứng, dị ứng các vùng da non, các bọng nước dễ bị vỡ chảy dịch gây nguy hiểm hơn.

Kết luận:

Bệnh thủy đậu tuy là một căn bênh lành tính, được thể hiện trên da không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên sẽ để lại những di chứng khó lường đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó trong giai đoạn đầu khi mới phát hiện bạn nên thực hiện ngay những biện pháp phòng tránh và điều trị kip thời để tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn.

Thực hiện tắm mát và thanh lọc cơ thể bằng các loại lá (thảo dược) thiên nhiên cực kỳ an toàn và lành tính cho da. Hạn chế tối đa phản ứng và tác dụng phụ ngoài ra còn bổ sung cung cấp rất nhiều vitamin cùng khoáng chất có lợi cho da của bạn.

Rate this post

Viết một bình luận