Bị thủy đậu uống thuốc gì ? . Dưới đây là 1 số loại thuốc bôi , thuốc uống điều trị thủy đậu nhanh , hiệu quả tốt nhất . 1 số loại thuốc có thể chữa thủy đậu tại nhà . Cùng 2bacsi tìm hiểu nhé !
Bị thủy đậu uống thuốc gì
Thủy đậu là một trong những chứng bệnh về da liễu phổ biến xảy ra ở đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh hoặc người trưởng thành chưa từng bị nhiễm. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, đặc biệt là về ngoại hình nếu không chữa trị hợp lý.
Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng căn bệnh này, mọi người có thể sử dụng cả thuốc Tây y và Đông y để chữa trị. Sau đây là những ưu, nhược điểm của từng phương pháp mà mọi người có thể tham khảo để lựa chọn cách trị bệnh phù hợp với bản thân mình.
Chữa thủy đậu bằng thuốc nam
Ưu điểm
Là một trong những phương pháp điều trị bệnh vô cùng hiệu quả mà không để lại nhiều tác dụng phụ đối với người sử dụng. Những nguyên liệu được dùng làm thuốc nam thường là thân, lá, rễ, cành của những cây thuốc quý trong tự nhiên, được hái, phơi khô rồi sau đó sắc cùng nhau để uống.
Sử dụng thuốc nam là cách chữa thủy đậu dân gian đem lại hiệu quả cao nhất
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, thuốc nam không hề chứa độc tính, bởi vậy phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng khác nhau.
Cách chữa thủy đậu dân gian này đều được các lương y truyền từ đời này sang đời khác hoặc được ghi chép trong các tài liệu y học. Mặc dù, đời sống ngày càng hiện đại, con người thường ưa thích tính tiện lợi của thuốc tây thì vẫn còn một số bộ phận người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc nam bởi tính hiệu quả cao mà nó mang lại.
Nhược điểm
Không giống như loại thuốc tây khi mua về có thể sử dụng được ngay thì thuốc nam lại kỳ công hơn trong khâu chế biến. Đa phần những bài thuốc nam phải cho vào ấm sắc liên tục trong nhiều giờ. Với cuộc sống hiện đại, con người ngày càng trở nên bận rộn thì đây cũng là lý do vì sao nhiều người quay lưng với các bài thuốc nam.
Tính an toàn, hiệu quả mà những bài thuốc nam mang tới là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng và chữa khỏi bệnh thì người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài, ít nhất khoảng từ 1-2 tháng.
Xem thêm : [ Bật mí ] : Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi , hết ngứa , hết lây
Sử dụng thuốc tây
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm của thuốc tây chính là cách chữa thủy đậu nhanh nhất với tác dụng cải thiện triệu chứng ngay tức thì. Thuốc sẽ phát huy tác dụng chỉ sau 1-2h người bệnh sử dụng.
Ngoài ra, so với các loại thuốc nam thì thuốc tây chắc hẳn sẽ tiện lợi hơn cho người bệnh. Mọi người chỉ cần mua thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng là được mà không cần mất công sắc.
Nhược điểm
Tuy thuốc tây có ưu điểm là tiện lợi và cải thiện tình trạng, chữa thủy đậu tức thì tuy nhiên với những trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với một số thành phần của thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Lúc này, người bệnh cần ngưng thuốc, tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra.
Bên cạnh đó, hiệu quả của thuốc tây phụ thuộc lớn vào cơ địa của mỗi người. Bởi vậy, nếu cơ địa của bạn không hợp thuốc, người bệnh sẽ mất thời gian dài dùng thuốc. Việc này gây tốn kém trong việc điều trị.
Đơn thuốc trị thủy đậu tốt và hiệu quả
Trên thị trường dược phẩm có rất nhiều loại thuốc và để tìm cho ra sản phẩm phù hợp với bản thân mình là điều không phải ai cũng biết. Nếu như bạn vẫn chưa biết bị thủy đậu uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả thì các chuyên gia đưa ra khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
Bị thủy đậu uống thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?
Thuốc uống kháng sinh kèm bôi sát khuẩn
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa, ức chế quá trình viêm nhiễm, biến chứng do bệnh gây ra.
- Các thuốc kháng dị ứng histamin như: loratadine, chlopheniramin, rantidin …
- Các loại thuốc sát khuẩn như acgyrol 1% chloramphenicol 0,4% cũng là loại thuốc an toàn, hiệu quả trong tình trạng này. Người bệnh nên kiên trì sử dụng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để triệu chứng nhanh chóng được thuyên giảm.
- Với những trường hợp bệnh nhân đang chữa thủy đậu bằng thuốc mà có xuất hiện thêm biểu hiện sốt cao có thể dùng thuốc Acetaminophen. Tuy nhiên, người bệnh nên nhớ không được dùng các loại thuốc chứa aspirin hoặc thuốc cảm chứa aspirin cho trẻ em. Bởi có thể gây ra biến chứng gây tổn thương nghiêm trọng tới não, gan, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Lưu ý: Liều lượng sử dụng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu mọc mụn nước ở niêm mạc, bệnh nhân không nên lau mặt hoặc rửa mặt để tránh nốt mụn bị vỡ ra. Mỗi ngày dùng thuốc sát khuẩn 2-3 lần.
Xem thêm : [ Hướng dẫn ] Cách sử dụng su bạc chữa thủy đậu hiệu quả !
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Đối với trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ em, việc sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa kháng sinh khá nguy hiểm. Nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, có thể sử dụng acetaminophen hoặc paracetamol. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế gây ra biến chứng.
Cây phèn đen chữa thủy đậu
Trong đông y, phèn đen có tính mát, vị chát, mang lại tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó, người mọi người có thể sử dụng lá phèn đen để giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tình trạng lây lan, hồi phục vết thương nhanh chóng và giải độc từ sâu bên trong cơ thể.
Bài thuốc từ cây phèn đen chữa thủy đậu giúp cải thiện ngứa ngáy vô cùng hiệu quả
Cách thực hiện như sau:
- Lá phèn đen rửa sạch, sắc cùng với nước. Sau đó chắt lấy khoảng 1 chén nước để uống, phần còn lại cho thêm vài hạt muối, khuấy đều rồi dùng để chà nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn nước, viêm nhiễm.
- Nếu điều trị cho người lớn, bạn cần sử dụng với liều lượng nhiều hơn, khoảng 1 bát con.
- Kiên trì thực hiện 3-5 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ lá chè xanh
Lá chè xanh cũng là một loại nguyên liệu lành tính, mát được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Uống nước lá chè xanh hằng ngày không chỉ tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Người bệnh sử dụng 200-300g lá chè xanh, rửa sạch, đem hãm với khoảng 2 lít nước sôi. Dùng nước cốt chè xanh thu được pha thêm với nước lạnh sao cho đạt được nhiệt độ vừa phải. Sau đó tắm với nước chè xanh như bình thường.
Mẹo chữa thủy đậu bằng rau sam
Rau sam có vị chua, tính mát, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt rất tốt. Bên cạnh đó, trong rau sam còn chứa rất nhiều vitamin C và các hoạt chất kháng viêm giúp làm lành tổn thương do bệnh da liễu gây ra nhanh chóng.
Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể dùng 150-200g rau sam sắc lấy nước uống, phần bã có thể tận dụng để rửa sạch vùng da bị viêm nhiễm. Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Với người trưởng thành khi mắc bệnh có thể sử dụng nước ép rau sam để điều trị sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
Thuốc điều trị thủy đậu thường được sử dụng
Thuốc uống chống virus (như acyclovir…) sẽ làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát. Dùng thuốc càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi dùng thuốc này một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như buồn nôn, nôn. Đối với người suy giảm miễn dịch khi dùng acyclovir đồng thời với zidovudin có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ.
Với triệu chứng ngứa có thể khắc phục bằng cách uống kháng histamin tổng hợp hoặc bôi kem kháng histamin. Kháng histamin uống có thể dùng chlopheniramin, siro phenergan… Thuốc có thể gây ngủ gà, khô miệng… Đối với trẻ em nên dùng dạng siro nhưng khi dùng cần chú ý để tránh dùng quá liều (các dấu hiệu quá liều ở trẻ em thường gặp nhất là hưng phấn với kích động, ảo giác, mất điều hòa, không phối hợp được động tác, múa vờn và co giật…).
Có thể bôi xanh- methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh (mỡ bactroban) và uống uống kháng sinh để chống bội nhiễm vi khẩn.
Xanh methylen là thuốc bôi tại chỗ có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Thường dùng dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…), giúp các vết bọng nước nhanh đóng vảy và rụng, giúp mau lành bệnh.
Trường hợp có sốt cần uống thuốc hạ sốt như paracetamol. Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể dùng paracetamol, chọn dạng phù hợp với lứa tuổi. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng aspirin vì có thể gây phản ứng ngoài mong muốn (ADR) nguy hiểm. Nên dùng các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm khăn ấm, sử dụng băng dán hạ sốt hoặc các bài thuốc thảo dược hạ sốt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thủy đậu
Khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần làm sạch da và vệ sinh thân thể:
- Cho người bệnh nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, cách ly tại nhà trong suốt thời gian bệnh cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh.
- Cho trẻ ăn các chất dễ tiêu. Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
- Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ và lây lan.
- Không nên cho trẻ mặc áo quá dày vì dễ cọ sát vỡ mụn. Toàn bộ quần áo phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng và ủi trước khi mặc.
- Khi ngứa do nốt bỏng của thuỷ đậu tuyệt đối không gãi vì gây sẹo vĩnh viên.
Nhiều người thường có xu hướng sử dụng những bài thuốc dân gian với thảo dược ( kim ngân, lá dâu, cam thảo, lá tre…) để chữa bệnh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng chọn lựa các cơ sở Đông y uy tín và các bài thuốc dân gian này phải được chọn lọc phù hợp với cơ địa người bệnh.
Bệnh Thủy Đậu có độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh.
Trên đây là tổng hợp một số phương pháp điều trị bệnh thủy đậu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp. Chúc bạn sớm khỏi bệnh