Bệnh viêm nướu răng ở người lớn tuổi có thể được chữa khỏi nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Viêm nướu gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, áp xe răng,… Tuy nhiên, tình trạng này lại có thể được chữa khỏi nhanh chóng nếu bạn kết hợp điều trị với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thực phẩm nên dùng khi bị viêm nướu răng và cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Người lớn tuổi bị viêm nướu răng nên ăn gì?
Bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm có lợi cho nướu để làm giảm tình trạng sưng nhức như:
Gừng
Các hợp chất chống viêm ở gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, điều trị viêm nướu răng và giúp các mô mềm trong miệng khỏe hơn. Do vậy, gừng được xem là một vị thuốc dân gian lâu năm trong điều trị các triệu chứng nhiễm trùng, sưng, viêm ở răng miệng. Bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng có trong gừng bằng nhiều cách như dùng trà gừng mật ong hoặc thêm gừng trong một số món ăn hằng ngày.
Tỏi
Bổ sung thêm tỏi trong bữa ăn hằng ngày giúp giảm sưng nhức vùng nướu hiệu quả. Bởi, hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép một ít tép tỏi lấy nước cốt, hoà với muối rồi bôi lên vị trí nướu sưng nhức.
Tỏi có công dụng kháng khuẩn rất tốt
Các loại trái cây chứa Vitamin C
Người bị viêm nướu nên bổ sung Vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, đu đủ, dâu tây…để tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình lành thương và ngăn ngừa sự phát triển của những vi khuẩn gây hại trong miệng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng cũng như nên súc miệng lại bằng nước sau khi dùng các loại trái cây giàu vitamin C. Bởi, Acid từ các loại trái cây có thể làm trầm trọng tình trạng sưng nhức nếu được sử dụng liên tục.
Trà
Polyphenols trong trà có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ răng miệng. Hợp chất này có khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vùng nướu sưng nhức.
Để giảm đau, kháng viêm, bạn có thể uống một tách trà mỗi ngày hoặc súc miệng bằng nước cốt trà. Tuy nhiên, sau khi uống trà, cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh răng bị xỉn màu.
Các loại trà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm thuyên giảm sưng nhức nướu hiệu quả
Thực phẩm có chứa Acid Lactic
Acid Lactic có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Acid Lactic có chứa nhiều trong các thực phẩm lên men như bánh mì, bánh bao, sữa chua…
Mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn và khử trùng rất tốt. Bạn có thể pha mật ong với chanh hoặc gừng để uống mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng mật ong chà sát trực tiếp lên vùng nướu viêm nhiễm sau khi đánh răng.
2. Bị sưng nướu răng không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho nướu, bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm sưng trầm trọng hơn như:
Đường và tinh bột
Đường và tinh bột chính là “thủ phạm” hình thành nên các mảng bám ở răng miệng. Mảng bám tích tụ ở các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, khi nướu bị sưng, viêm bạn nên hạn chế sử dụng nhiều tinh bột, đặc biệt là đường có trong các loại bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy khô…
Các thực phẩm làm khô miệng
Khô miệng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu. Bởi, tình trạng này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công vùng nướu gây sưng, viêm. Để ngăn ngừa tình trạng khô miệng, bạn nên tránh sử dụng bia, rượu, nước ngọt có gas, nhiều đường, nước tăng lực, hút thuốc lá và xì gà…
Thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh
Sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài tại vùng nướu sưng. Ngoài ra, trái cây sấy, hạt điều, hạt mắc ca, hạt óc chó… cũng là những thực phẩm bạn nên kiêng trong thời gian này. Vì, thực phẩm cứng khiến răng tác động lực mạnh lên vùng nướu bị viêm nhiễm, gây đau nhức dữ dội.
Các món ăn có vị chua, cay
Các món ăn có vị chua, cay sẽ khiến vùng nướu sưng bị bỏng, rát và lở loét. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn có vị chua, cay để tránh làm trầm trọng tình trạng sưng, viêm ở nướu.
Bạn nên hạn chế dùng các thực phẩm ngâm chua, cay trong khoảng thời gian nướu bị viêm nhiễm
3. Cách điều trị viêm nướu răng tốt nhất
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu răng ở người lớn tuổi, cách tốt nhất là đến gặp Bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, dựa theo mức độ viêm nướu cụ thể mà Bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, bạn cũng nên có biện pháp phòng ngừa tại nhà bằng những cách sau:
-
Súc miệng bằng nước muối, nước cốt chanh hoà với muối hoặc nước cốt trà để loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
-
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng thức ăn đọng trên kẽ răng và chân răng.
-
Uống 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
-
Chú ý các dấu hiệu viêm nướu răng như nướu đỏ tươi thay vì hồng nhạt như nướu lành mạnh, đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu chân răng,…
-
Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để lấy cao răng cũng như điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời.
Trên đây là những giải đáp bị viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng gì mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn làm tổn thương đến răng và các mô mềm trong miệng, gây ra các bệnh lý nguy hiểm về lâu dài.