Biện pháp tu từ là gì? Các hình thức của biện pháp tu từ là gì? Trong văn chương, các biện pháp tu từ đóng vai trò rất quan trọng trong việc diễn đạt cũng như truyền tải cảm xúc. Sau đây, DINHNGHIA.Com.Vn sẽ tổng hợp các biện pháp tu từ phổ biến trong văn học.
Biện pháp tu từ là gì?
Các biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ được hiểu là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.
Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
Các biện pháp tu từ trong văn bản
Bên cạnh việc nắm được khái niệm biện pháp tu từ là gì, bạn cũng cần ghi nhớ về vai trò của biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật. Trong tiếng Việt, hình thức của biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng.
Hầu hết trong các văn bản nghệ thuật đều rất chú trọng sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
Trong một đoạn văn, có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau tùy mục đích biểu đạt, biểu cảm của tác giả. Việc sử dụng biện pháp tu từ góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân trong tác phẩm.
Một số biện pháp tu từ về từ
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ bao gồm biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ về cấu trúc. Bạn không chỉ biết được biện pháp tu từ là gì mà cũng cần lưu tâm đến các hình thức của tu từ. Biện pháp tu từ về từ rất phong phú, thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
Biện pháp tu từ So sánh
- Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ so sánh là gì? So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Các phép so sánh đều lấy cái cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn. Việc này giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
- Biện pháp so sánh còn giúp cho câu văn gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng hơn. Mục đích của sự so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau. Mà để nhằm diễn tả hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động.
- Trong cách nói thường ngày người Việt Nam thường dùng biện pháp so sánh để ví von: Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma…Còn trong nghệ thuật, biện pháp so sánh được sử dụng như biện pháp tu từ với thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm. Đôi khi là có những so sánh bất ngờ, thú vị, góp phần cụ thể hóa được những điều hết sức trừu tượng, khó cân đo, đong đếm.
Cấu tạo của phép so sánh
Cấu tạo của một phép so sánh gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.
Dấu hiệu nhận biết phép so sánh
Dấu hiệu của phép so sánh: để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:
- Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….
- Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau
Ví dụ về biện pháp so sánh
Trẻ em như búp trên cành
Các kiểu so sánh thường gặp
- So sánh bao gồm: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
- So sánh ngang bằng: So sánh ngang bằng còn gọi là so sánh tương đồng, thường được thể hiện qua các từ như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu. Ví dụ: Môi đỏ như son, da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun; Lông con mèo giống như một cục bông gòn trắng xóa.
- So sánh không ngang bằng: So sánh không ngang bằng còn gọi là so sánh tương phản, thường sử dụng các từ như hơn, hơn là, kém, kém gì, không bằng, chẳng bằng… Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.
Biện pháp tu từ Nhân hóa
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Đây là một trong các biện pháp tu từ ngữ âm với cách gọi, cách tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người như hành động, suy nghĩ, tính cách.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa
Nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên sinh động, gần gũi với đời sống con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.
Phân loại biện pháp nhân hóa
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật (ví dụ: chị ong, chú gà trống, ông mặt trời,…)
- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: “Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” (Tre Việt Nam).
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: trâu ơi, chim ơi,….
Biện pháp tu từ Ẩn dụ
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Đây cũng là một trong những biện pháp tu từ lớp 6 thường gặp.
Các hình thức của ẩn dụ
- Ẩn dụ hình thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, ở hình thức này, người viết giấu đi một phần ý nghĩa
- Ẩn dụ cách thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, thông qua hình thức này người nói, người viết có thể đưa được nhiều hàm ý vào trong câu
- Ẩn dụ phẩm chất: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về phẩm chất, tính chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác . Ví dụ: Trời nắng giòn tan.
Ví dụ về biện pháp ẩn dụ
- Những bông kim ngân như thắp lên niềm hi vọng về tương lai tươi sáng.
- Hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biện pháp tu từ Hoán dụ
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ hoán dụ là gì? Hoán dụ là một trong các biện pháp tu từ dùng để gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Những hình thức của hoán dụ
Các kiểu hoán dụ được sử dụng phổ biến là:
- Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ: anh ấy là chân sút số một của đội bóng.
- Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam – Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài
- Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: Ví dụ: cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa.
- Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Ví dụ về biện pháp hoán dụ
- Cứ mỗi độ hè đến thì những màu áo xanh lại đến những miền khó khăn, xa xôi.
- Cả phòng đang lắng nghe một cách chăm chú thầy giảng bài.
Biện pháp tu từ Điệp ngữ
- Là một trong các biện pháp tu từ sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả câu một cách có nghệ thuật.
- Tác dụng: sử dụng điệp ngữ vừa giúp nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý. Vừa tạo nên âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, hay đoạn thơ. Bên cạnh đó, còn vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.
Các hình thức của phép điệp ngữ
Các dạng điệp ngữ thường gặp:
- Điệp ngữ cách quãng: là việc lặp lại một cụm từ, mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp.
- Điệp ngữ nối tiếp: là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)
Biện pháp tu từ Nói quá
- Biện pháp nói quá là một trong các biện pháp tu từ dùng cách nói phóng đại mức độ, tính chất, của sự vật hay hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn được gọi là khoa trương, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ.,…thường được sử dụng trong khẩu ngữ, thông tấn, văn chương.
- Tác dụng: Biện pháp nói quá dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói hay tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp nói quá được dùng nhiều trong các PC như: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn.
Ví dụ về biện pháp nói quá
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”. (Ca dao)
Tác dụng của biện pháp nói quá
Sự kết hợp của nói quá với phóng đại nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm, sự sinh động, sự cụ thể hơn để đem lại hiệu quả cao hơn cho lời nói, câu văn.
Biện pháp tu từ Nói giảm nói tránh
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm, nói tránh là một trong các biện pháp tu từ và ví dụ thường gặp trong đời sống. Nói giảm nói tránh là cách nói giảm nhẹ quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của nó.
Ví dụ về phép nói giảm nói tránh
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi” – Tố Hữu
Tác dụng của phép nói giảm nói tránh
- Tạo nên một cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Nhằm tăng sức biểu cảm cho lời thơ, lời văn.
- Giảm mức độ, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay nặng nề trong những trường hợp cần phải lảng tránh do nguyên nhân từ tình cảm.
- Thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe. Và góp phần tạo cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hoá.
Biện pháp tu từ Chơi chữ
Biện pháp tu từ là gì? Chơi chữ là gì? Đây là một trong các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt. Nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị cho người đọc. Chơi chữ được sử dụng nhiều trong văn trào phúng, câu đối,..
Tác dụng: Biện pháp chơi chữ thường được dùng để nhằm tạo sắc thái dí dỏm và hài hước làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn, thú vị. Biện pháp này thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.
Ví dụ về biện pháp tu từ chơi chữ
“Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi”
Các hình thức chơi chữ thường gặp
- Dùng các từ gần nghĩa, từ đồng nghĩa
- Dùng từ trái nghĩa.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ đồng âm.
Biện pháp tu từ Liệt kê
Biện pháp kiệt kê trong khái niệm chính là sự nối tiếp, sắp xếp của các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau để diễn tả các khía cạnh, hay tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc đến người đọc và người nghe.
Biện pháp liệt kê được sử dụng trong nhiều loại văn bản khác nhau. Để nhận biết phép liệt kê, bạn có thể quan sát trong bài viết sẽ có nhiều từ hay cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và hay cách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.
Ví dụ về biện pháp liệt kê
- Ví dụ về liệt kê theo từng cặp: Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại quả như xoài, ổi, hồng xiêm và bưởi.
- Ví dụ về liệt kê tăng tiến: Gia đình em gồm nhiều người như em, anh trai em, bố mẹ và ông bà.
Các kiểu liệt kê thường gặp
- Theo cấu tạo
- Liệt kê theo từng cặp.
- Liệt kê không theo từng cặp.
- Theo ý nghĩa
- Liệt kê tăng tiến.
- Liệt kê không theo tăng tiến.
Biện pháp tu từ Tương phản
Phép tương phản trong khái niệm có nghĩa là tạo ra những cảnh tượng, những hành động hay những tính cách trái ngược nhau, từ đó nhằm làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác giả hay của chính tác phẩm.
Ví dụ như trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”.
- Sự tuyệt vọng khốn cùng của nhân dân trước sự thịnh nộ của thiên nhiên khi chống lại bão lũ.
- Sự trái ngược: Người dân đằm mình bỏ mạng khi đê vỡ >< quan sung sướng khi thắng ván bài to.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề biện pháp tu từ là gì. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc liên quan đến chủ đề các biện pháp tu từ là gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.Com.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!…