Biên Tập Viên Là Gì? Giải Mã Nghề Biên Tập & Những Yêu Cầu Cần Có

Khi nhắc đến ngành biên tập, nhiều người sẽ nghĩ đến các biên tập viên dẫn tin trên sóng thời sự. Tuy nhiên, công việc này thực chất còn xuất hiện ở lĩnh vực xuất bản, báo chí, và hơn thế nữa.

Vậy biên tập viên là gì, và bạn cần những tiêu chí gì để trở thành một biên tập viên giỏi?

Biên tập viên là gì?

Biên tập viên là người có trách nhiệm đảm bảo các bài viết, bản thảo được hoàn chỉnh về cả mặt hình thức lẫn nội dung trước khi công bố tới độc giả hoặc người xem truyền hình.

Đây là công việc xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền hình, báo chí…

“Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB TP. HCM)

Nghề biên tập viên thường yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm cùng những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu, bởi quá trình làm việc yêu cầu rất nhiều sự tỉ mỉ và khả năng đa dạng.

Biên tập là làm gì? Làm ở đâu?

“Sửa lỗi trong nội dung bài viết” chỉ là một trong nhiều đầu việc của ngành biên tập viên. Nếu bạn vẫn băn khoăn “Biên tập viên là gì”; thực tế, tên gọi của công việc này có khá nhiều biến thể, tuỳ thuộc vào việc bạn làm ở đâu.

Từ các công ty trẻ, đến các Bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đại sứ quán, hay các sở báo chí thuộc tỉnh, thành phố; biên tập viên có thể làm ở rất nhiều nơi.

Biên tập viên truyền hình

Chúng ta đã rất quen với hình ảnh biên tập viên dẫn bản tin thời sự trên sóng truyền hình quốc gia.

ngành biên tập viên truyền hìnhngành biên tập viên truyền hìnhVTV.vn

Ngoài sở hữu ngoại hình phù hợp và kỹ năng truyền đạt, họ còn có những công việc khác phải hoàn thành như:

  • Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
  • Viết bản tin
  • Biên tập bản tin thành bản hoàn chỉnh
  • Ghi hình

Trong khi phát sóng, họ phải đảm bảo có giọng nói chuẩn, truyền đạt rõ ràng dễ hiểu, và biết ứng biến.

Biên tập viên báo chí

Các biên tập viên báo chí thường làm ở các phòng ban, cơ quan báo chí, hoặc các toà soạn báo.

Vị trí biên tập nắm giữ vai trò chủ chốt ở một toà soạn, vì họ là người định hướng nội dung và chịu trách nhiệm cho thương hiệu tờ báo. Thực tế, biên tập viên ở toà soạn còn được phân ra thành: biên tập viên đầu ra, biên tập viên đầu vào, biên tập viên tương tác, biên tập viên kế.

Biên tập viên báo chí thường làm ở các toà soạn báo.

Công việc của biên tập viên báo chí bao gồm:

  • Biên soạn
  • Tiếp nhận bài viết của phóng viên
  • Kiểm tra nguồn tin
  • Kiểm tra lỗi sai trong bài

Biên tập viên website

Biên tập website còn được gọi với cái tên biên tập viên content. Vị trí này thường có ở các công ty truyền thông hoặc doanh nghiệp chọn phương thức truyền thông để quảng bá.

Khác với nghề biên tập mảng báo chí, biên tập viên website thường viết bài phục vụ mục đích xây dựng một trang web nhất định hoặc PR, quảng cáo.

bien tap vien lam gibien tap vien lam gi

Họ thường không đặt nặng các vấn đề xã hội như các biên tập viên báo chí. Thay vào đó, họ hướng tới nội dung sáng tạo, “trendy”, thu hút người đọc nhiều độ tuổi.

Các công ty ở thời điểm hiện tại hầu như đều tuyển dụng vị trí này. Với cơ hội làm việc rộng mở và cơ hội sáng tạo, công việc này thường được ưa chuộng bởi các bạn trẻ.

Đọc thêm: Điểm Danh Các Loại Content Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Biên tập viên phát thanh

Công việc của phát thanh viên khá giống với biên tập viên truyền hình, trừ việc họ thu âm trong studio thay vì ngồi trước ống kính máy quay.

Các biên tập viên phát thanh cần giọng nói dễ nghe, truyền cảm để có thể truyền tải thông điệp đến các thính giả.

phát thanh viênphát thanh viênPhát thanh viên còn được gọi là “nghề báo nói”.

Công việc của một biên tập viên phát thanh gồm có:

  • Chuẩn bị kịch bản
  • Lên sóng đúng thời lượng
  • Dẫn dắt các nội dung theo kịch bản
  • Phỏng vấn trực tuyến (nếu có

Biên tập viên xuất bản

So với các biên tập viên khác, có thể nói biên tập viên xuất bản có khối lượng công việc lớn hơn. Họ không chỉ xuất bản một bài viết mà là một cuốn sách hoàn chỉnh.

bien tap vien nganh xuat banbien tap vien nganh xuat banMọi khâu cần phải chỉn chu trước khi sách được xuất bản và đến tay người đọc.

Công việc của biên tập viên xuất bản gồm:

  • Đọc, phân tích tác phẩm
  • Góp ý với tác giả
  • Kiểm tra, sửa lỗi diễn đạt, chính tả
  • Kiểm tra đầu mục, ảnh minh hoạ
  • Đánh số trang

Đôi lúc, họ cũng chịu trách nhiệm thiết kế bìa cuốn sách cùng một số vấn đề khác.

Tố chất cần có của biên tập viên là gì?

Những kỹ năng chung của ngành biên tập là gì? Nếu bạn muốn theo đuổi nghề biên tập viên, bạn cần có và trau dồi những tố chất sau đây.

Tư duy ngôn ngữ tốt

Với công việc thiên về con chữ, một người làm biên tập cần sở hữu tư duy ngôn ngữ nhạy bén. Yếu tố này giúp bạn truyền đạt ý tưởng, nội dung, tin tức tới người đọc, người nghe một cách cuốn hút.

Cẩn thận, tỉ mỉ

Rất nhiều biên tập viên công nhận bản thân họ là những người cầu toàn. Để có một bài viết, một kịch bản hoàn hảo, họ phải để ý từng chi tiết nhỏ, từ chính tả, từ ngữ, đến cách diễn đạt.

Công việc biên tập tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại cần nhiều công sức và sự tập trung để có thể lọc hết “sạn” và đem tới kết quả hoàn chỉnh nhất.

Linh hoạt với xu hướng

Xã hội luôn thay đổi từng ngày với hằng hà sa số những xu thế mới. Một biên tập giỏi cần biết nắm bắt những xu hướng này và biến nó thành thời cơ để thu hút độc giả, thính giả.

Tính chất ngành biên tập viên vốn dĩ rất cạnh tranh. Bạn sẽ có chỗ đứng nhất định cho mình nếu bạn linh hoạt và biết mở rộng thế mạnh của bản thân.

nghề biên tập viênnghề biên tập viên

Hiểu tâm lý công chúng

Ngoài tâm lý tác giả, biên tập viên cần hiểu rõ cả tâm lý công chúng. Nếu bạn vừa giúp thông điệp được truyền tải đến công chúng, vừa định hướng người đọc hiểu trọn vẹn thông điệp theo ý tác giả, bạn sẽ là một biên tập viên đắt giá.

Biên tập viên khi chỉnh sửa tin bài cần cân nhắc độ khách quan và mức độ ảnh hưởng của thông tin.

Quản lý thời gian

Kỹ năng cần có của biên tập viên là gì? Sắp xếp, quản lý quỹ thời gian một cách hợp lý là không thể thiếu.

Bởi tính chất công việc luôn đi đôi với giới hạn thời gian, một biên tập viên cần biết phân chia công việc để hoàn thành đúng hạn.

Có mắt thẩm mỹ

Khiếu thẩm mỹ là một điểm cộng cho nghề biên tập viên, đặc biệt là biên tập sách và website. Nội dung hay đi kèm hình ảnh minh hoạ hợp lý, sống động sẽ đảm bảo đầu ra công việc được hiệu quả.

Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì?

Nhiều bạn trẻ đã có đam mê làm biên tập viên từ khá sớm. Nếu bạn đang thắc mắc làm biên tập viên thì học ngành gì, bạn nên lựa chọn những chuyên ngành sau.

Ngành báo chí

Học ngành báo chí tại các trường đại học top đầu sẽ giúp bạn tiếp thu kỹ năng, kiến thức để làm biên tập viên. Bạn sẽ có khả năng tự tìm tòi, xây dựng đề tài để viết, và sự năng động.

Các nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao các ứng viên có vị trí biên tập đến từ ngành báo chí.

Ngành ngoại ngữ

Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ, yêu thích câu chữ, năng động và muốn làm biên tập viên, không có lý do gì để bạn không học ngành ngoại ngữ.

Ngoài Việt ngữ, ứng viên có hiểu biết chuyên sâu về nhiều ngoại ngữ chắc chắn có ưu thế khi xin việc.

muốn làm biên tập viên thì học ngành gìmuốn làm biên tập viên thì học ngành gìSinh viên ngành ngoại ngữ cũng có ưu thế để làm biên tập viên.

Ngành xã hội học

Xã hội học cũng là một lựa chọn cho những bạn đang băn khoăn biên tập viên học ngành gì. Theo chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị kỹ năng viết và biên tập.

Hơn nữa, xã hội học thường có điểm chuẩn đầu vào “dễ thở” hơn báo chí. Vì vậy, đây có thể là một lựa chọn hợp lý để nhiều bạn sinh viên cân nhắc.

Ngành ngữ văn

Với công việc chính là viết và chỉnh sửa ngôn từ, biên tập viên nghiễm nhiên được coi là công việc có liên quan trực tiếp đến ngành ngữ văn. Tuy ngành này không chú trọng đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí, bạn sẽ được trau dồi kiến thức văn học và kỹ năng viết.

Nhìn chung, bạn sẽ phải tự mình rèn luyện để có đủ kỹ thuật làm biên tập viên.

Ngành luật

Ngoài các ngành trên, luật cũng là một lựa chọn cho những ai đang tìm hiểu muốn làm biên tập viên thì học ngành gì.

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp với vị trí biên tập viên.

biên tập viên học ngành gìbiên tập viên học ngành gì

Ngành biên tập viên học trường nào?

Để chạm đến ước mơ trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, bạn có thể theo học các trường sau:

  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
  • Học viện Báo chí & Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh

Điều quan trọng nhất là bạn lựa chọn được trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, và đam mê của bạn. Có vậy, khả năng trúng tuyển mới cao và sự nghiệp tương lai của bạn sẽ càng rộng mở.

Kết

Trên đây, Glints đã giải đáp câu hỏi “Biên tập viên là gì?” cùng những yêu cầu nhất định để theo đuổi ngành nghề này. Công việc gì cũng có những đòi hỏi và khó khăn riêng, nghề biên tập viên cũng vậy.

Dù là biên tập trang sách, biên tập trên sóng truyền hình hay trang web, chỉ cần bạn có đam mê và chăm chỉ nỗ lực, bạn hoàn toàn có khả năng tiến xa với thực lực của mình.

Cùng khám phá nhiều cơ hội việc làm hay ho về ngành Biên tập viên tại Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Celine

“Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life.”

Rate this post

Viết một bình luận