Nghề biên tập viên ngày nay dành được nhiều sự quan tâm từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là với những bạn có sở thích viết. Vậy công việc này yêu cầu kỹ năng, kiến thức gì? Trong bài viết này, Cẩm Nang Mua Bán sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng nhất về nghề biên tập viên nhé!
Tổng quát về nghề biên tập viên
Biên tập viên là gì?
Biên tập viên là một vị trí công việc trong các lĩnh vực như Báo chí, Truyền hình, Xuất bản…Người làm biên tập phải đảm bảo sự chỉnh chu về hình thức, nội dung của tác phẩm trước lúc ra mắt với công chúng. Vị trí này yêu cầu kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu, và khả năng sáng tạo để đảm bảo chất lượng của các bản thảo, bài viết hoặc kịch bản.
Xem thêm >>> Thông dịch là gì? Kỹ năng cần có để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp
Vai trò của biên tập viên ngày càng được nâng cao. Sở hữu một tập thể biên tập viên có tay nghề cao là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cho cơ quan truyền thông, doanh nghiệp.
Vai trò của biên tập viên là gì?
Công việc của biên tập viên được thể hiện ở những vai trò cơ bản sau đây:
Thứ nhất là đóng vai trò như những người thợ hoàn kim giỏi. Công việc của biên tập viên là phải kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những lỗi chính tả, hành văn, ngữ nghĩa. Giúp tác phẩm hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn. Để tác phẩm được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Thứ hai là vai trò như người gác cổng. Biên tập viên có nhiệm vụ phát hiện ra những “hạt sạn” của tác phẩm. Kiên quyết bác bỏ các nội dung không phù hợp với tôn chỉ tờ báo, sai chủ đề.
Thứ ba là cầu nối giữa tác giả và đọc giả. Biên tập viên sẽ phải tương tác với tác giả, giúp họ hoàn thiện tác phẩm phác thảo còn thô. Sau đó góp ý xây dựng để đưa tác phẩm ra mắt công chúng mà vẫn truyền đạt được ý tưởng của tác giả.
Biên tập là làm gì? Làm ở đâu?
Thực tế, tên gọi của công việc biên tập viên có khá nhiều biến thể, tuỳ thuộc nơi bạn làm việc thì sẽ tương ứng với từng công việc phải làm là gì.
Vị trí biên tập viên có thể có tại các các công ty tư nhân; các ban ngành, tổ chức nhà nước; các sở thông tin, báo chí thuộc tỉnh, thành phố. Dưới đây là một số gợi ý về nơi làm việc dành cho biên tập viên:
-
Các tòa soạn báo, đài truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản sách.
-
Trong lĩnh vực về báo chí thuộc sự chỉ đạo hoặc quản lý của Nhà nước như Vụ báo chí thuộc Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương; Cục báo chí thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin; Các sở văn hoá – thông tin thuộc các tỉnh, thành phố.
-
Trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo nghiệp vụ báo chí tại các trường Đai học, viện nghiên cứu có ngành báo chí.
-
Trong các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán trong và ngoài nước.
Vậy biên tập viên sẽ làm những gì? Điều này phụ thuộc vào từng vị trí chuyên môn của biên tập viên, cụ thể như sau:
Biên tập viên truyền hình
Chúng ta vốn quá quen thuộc với hình ảnh những biên tập viên dẫn các bản tin thời sự trên sóng truyền hình. Không chỉ dẫn chương trình, họ phải làm những công việc như tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng, viết bản tin, biên tập bản tin thành bản hoàn chỉnh.
BTV sở hữu giọng nói chuẩn, truyền đạt thông tin rõ ràng dễ hiểu, và biết ứng biến. Ngoài ra yếu tố ngoại hình và chỉn chu về trang phục khi lên sóng rất cần thiết khi làm biên tập viên truyền hình.
Biên tập viên báo chí
Vị trí này thường có ở các tòa soạn báo, các phòng ban hay cơ quan báo chí. Những người làm vị trí này sẽ nắm giữ vai trò chủ chốt ở nơi làm việc. Vì họ được yêu cầu là người định hướng nội dung và chịu trách nhiệm về thương hiệu của tờ báo.
Thực tế, biên tập viên báo chí làm việc ở tòa soạn phân ra thành nhiều vị trí nhỏ khác, như: biên tập viên đầu vào, biên tập viên đầu ra, biên tập viên tương tác,…
Những công việc cơ bản mà một biên tập viên báo chí phải thực hiện gồm: Biên soạn nội dung, tiếp nhận bài viết của phóng viên, kiểm tra nguồn thông tin, kiểm lỗi sai.
Biên tập viên website
Biên tập website hay còn tên gọi khác là biên tập viên content. Tại các công ty truyền thông hoặc doanh nghiệp chọn phương thức truyền thông để quảng bá thường cần vị trí này. Đây cũng là công việc xu hướng hiện nay của các bạn trẻ đam mê viết. Cơ hội việc làm cho công việc này cũng rất rộng mở.
Công việc này không đặt nặng các vấn đề xã hội như bên báo chí. Các biên tập viên website thường viết những dạng bài với mục đích xây dựng một trang web, PR sản phẩm hay quảng cáo doanh nghiệp nào đó. Nội dung thường sẽ được sáng tạo theo hướng “trendy”, có thể thu hút người đọc ở nhiều lứa tuổi.
Biên tập viên phát thanh
Công việc của phát thanh viên khá tương đồng với biên tập viên truyền hình là phải chuẩn bị kịch bản, dẫn dắt nội dung, phỏng vấn khách mời (nếu có). Chỉ khác là họ sẽ lên sóng bằng cách thu âm chứ không phải ngồi trước ống kính máy quay.
Yêu cầu cho vị trí này là những ứng viên có giọng nói dễ nghe, truyền cảm để truyền tải thông điệp đến các thính giả một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm >>> VJ là gì? Khám phá những điều thú vị về nghề VJ
Biên tập viên xuất bản
Biên tập viên xuất bản có khối lượng công việc lớn hơn so với các biên tập viên trong lĩnh vực khác. Vì họ phải biên tập hoàn chỉnh một hoặc nhiều cuốn sách. Chi tiết những việc mà biên tập viên xuất bản cần phải làm là: đọc, phân tích tác phẩm; đóng góp với tác giả; kiểm tra và sửa lỗi chính tả, câu từ; kiểm tra ảnh minh họa và đầu mục trình bày; đánh số trang…
Sức hút nghề biên tập viên trong tương lai
Hiện nay ngành biên tập được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Vậy hãy cùng giải đáp điều gì khiến nghề này có sức hút lớn như vậy?
Cơ hội phát triển của một biên tập viên
Nghề biên tập viên trong thời buổi công nghệ ngày này đã không còn bị giới hạn trong lĩnh vực văn học, sách báo. Mà đã phát triển rất mạnh ở các lĩnh vực truyền thông như truyền hình, báo mạng, radio…
Vì vậy cơ hội việc làm, cơ hội phát triển trong tương lai của các ứng viên theo đuổi ngành này khá là đa dạng và đầy tiềm năng. Chỉ cần bạn không ngừng nâng cao năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân. Để không bị đào thải vì ngành này vô cùng cạnh tranh.
Mức lương của biên tập viên có như mong đợi?
Mức lương sẽ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực làm việc và những đóng góp của bạn cho tổ chức. Dưới đây là mức lương tham khảo dành cho vị trí biên tập viên:
-
Mức lương cho thực tập sinh, người mới: ~3 triệu đồng/tháng
-
Mức lương cơ bản cho nhân viên chính thức: ~7,1 triệu đồng/tháng
-
Mức lương ở ngưỡng khá: ~11 triệu đồng/tháng
-
Mức lương cấp cao: ~25 triệu đồng/tháng
Nếu bạn tự tin vào năng lực của bản thân thì bạn có thể thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng để được hưởng mức lương xứng đáng. Ngoài mức lương cố định, thì tùy vào tính chất công việc cùng các khoản thưởng thêm cũng rất hấp dẫn.
Thách thức của nghề biên tập viên
Những tin tức được đăng tải từ các nguồn chính thống cần đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Vì vậy, trước khi xuất bản thông tin người làm biên tập cần cẩn thận, kiểm tra thật kỹ từng chi tiết. Để tránh xảy ra sai sót, gây ra hậu quả không mong muốn. Đây chính là một trong những áp lực rất lớn đối với nghề biên tập viên.
Làm biên tập viên phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và mật độ dày đặc. Cùng với đó là những nguy hiểm luôn rình rập khi phải di chuyển đến nhiều nơi, đi thực tiễn, làm việc vào ban đêm. Thách thức phải thay đổi, sáng tạo liên tục để đáp ứng thị hiếu của khán giả, bắt kịp xu hướng của thị trường. Để có thể thu hút nhiều người quan tâm đến tác phẩm của mình.
Tố chất cần thiết để trở thành một biên tập viên trong tương lai
Những tố chất chung của ngành biên tập là gì? Để theo đuổi ước mơ trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, bạn hãy trau dồi những tố chất này.
Khả năng tốt về ngôn ngữ
Ngoại ngữ luôn là lợi thế hàng đầu đối với mọi công việc, nhất là các công việc thiên về con chữ. Người làm biên tập cần phải có tư duy ngôn ngữ thật sự nhạy bén. Nó giúp bạn có thể truyền đạt ý tưởng, nội dung, tin tức tới người đọc, người nghe một cách lưu loát, rành mạch và cuốn hút nhất.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
Công việc này đòi hỏi bạn phải để ý từng chi tiết dù là nhỏ nhất về chính tả, cách diễn đạt câu từ. Để xây dựng được một kịch bản, bài viết được hoàn hảo phải tốn nhiều công sức để lọc hết “sạn”. Nhiều biên tập viên thừa nhận sau thời gian làm nghề họ đã trở thành những người cầu toàn, kỹ tính.
Người tâm lý, khéo léo trong giao tiếp và biết cách ứng xử
Là công việc dùng câu từ để diễn đạt cho con người hiểu được thông điệp nên biên tập viên phải hiểu được tâm lý người đọc, người nghe. Thì ý nghĩa của bài viết mới chạm được vào cảm xúc của khán giả.
Kỹ năng giao tiếp khéo léo, sẽ giúp biên tập viên có thể có thêm những mối quan hệ tốt cho công việc khai thác thông tin. Biết cách ứng xử trong mọi tình huống giúp bạn có thể giải quyết được những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình là việc.
Luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Tinh thần trách nhiệm luôn được đánh giá cao để tạo nên một biên tập viên thực sự giỏi. Có trách nhiệm với công việc mình đang làm, dám nhận lỗi sai, biết lắng nghe góp ý và tiếp thu hoàn thiện bản thâm. Đặt lợi ích chung của tổ chức lên trước, phải tận dụng hết năng lực để tạo nên sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ và xu thế
Với một xã hội đang phát triển nhanh và đa chiều như hiện nay đòi hỏi người làm biên tập phải biết nắm bắt xu hướng. Khai thác những vấn đề “nóng” để thu hút độc giả. Ngoài ra bạn phải biết linh hoạt, nâng cao trình độ, thế mạnh của bản thân để có thể tạo ra vị thế trong môi trường vốn dĩ rất cạnh tranh này.
Khả năng tư duy sáng tạo và sắp xếp nội dung
Cùng với sự linh hoạt sẽ phải đi đôi với sự tư duy sáng tạo liên tục của người làm biên tập. Tư duy logic, sắp xếp nội dung hợp lý, khoa học, có cấu trúc chặt chẽ. Để có thể truyền đạt đến khán giả, giúp họ dễ dàng hiểu về tác phẩm và mong muốn đọc tác phẩm thêm nhiều lần nữa.
Khả năng quản lý thời gian
Vì mức độ làm việc dày đặt, bạn cần phải biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành đúng tiến độ công việc. Kỹ năng quản lý quỹ thời gian không thể thiếu đối với bất kỳ một người đi làm nào.
Có mắt thẩm mỹ tốt
Kỹ năng này yêu cầu đặc biệt với người làm biên tập sách, tạp chí và website. Đây là một điểm cộng cho bạn. Dù nội dung có hay đến đâu cùng rất cần kèm theo hình ảnh minh họa sống động, hợp với ngữ cảnh sẽ đảm bảo thu hút đọc giả hơn.
>>> Xem thêm: Các kỹ năng trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
Muốn làm biên tập viên học ngành gì?
Nếu bạn đang có ý định trở thành biên tập viên nhưng chưa biết nơi đào tạo cùng những ngành học cụ thể là gì. Hãy tham khảo những ngành học được gợi ý dưới đây.
Ngành báo chí
Sinh viên tốt nghiệp từ ngành báo chí thường được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao cho vị trí biên tập viên. Học ngành này tại các trường đại học bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng như tìm tòi, xây dựng đề tài để viết bài ngay khi còn trên ghế nhà trường.
Ngành ngoại ngữ
Nếu bạn có khả năng tốt về ngoại ngữ lại yêu thích câu chữ. Thì bạn hoàn toàn có thể chọn học ngành ngoại ngữ và định hướng ra trường trở thành biên tập viên dịch thuật.
Nếu bạn biết nhiều ngoại ngữ thì sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh khi đi ứng tuyển và mức lương cũng sẽ tốt hơn.
Ngành xã hội học
Ngành này thường có điểm chuẩn đầu vào thấp hơn so với báo chí. Đây là một lựa chọn hợp lý cho những bạn đang băn khoăn học ngành gì để trở thành biên tập viên. Vì ngành học ngành xã hội học cũng có thể làm công việc biên tập. Bạn sẽ được trang bị kỹ năng viết bài và biên tập nội dung.
Ngành ngữ văn
Tuy ngành ngữ văn không đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí. Nhưng cũng là ngành học về câu chữ, văn chương nên khi học bạn vẫn sẽ được trau dồi kiến thức và kỹ năng viết. Nên yên tâm, là bạn vẫn sẽ có thể trở thành biên tập viên. Dù vậy hãy tự mình trau dồi thêm nhiều kiến thức khác để có đủ chuyên môn làm biên tập.
Ngành luật
Ngành luật cũng là một lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí biên tập viên khi tốt nghiệp ngành này. Vì ngành luật cũng đào tạo ra những sinh viên có những tố chất tư duy như ngành báo. Chỉ là để có chuyên môn cao hơn bạn phải tìm hiểu thêm về các kỹ thuật trong báo chí nữa.
Ngành biên tập viên học trường nào?
Bạn có thể theo học các trường sau đây để trở thành một biên tập viên trong tương lai.
Tại miền Bắc
-
Đại học Hà Nội
-
Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
-
Đại học Văn hóa Hà Nội
-
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
-
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tại miền Nam
-
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
-
Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh
Hoặc các trường có các khoa liên quan đến Báo Chí, Văn Học, Ngoại Ngữ… Quan trọng là bạn lựa chọn được trường phù hợp với trình độ, kỹ năng của bạn.
Tuyển dụng biên tập viên uy tín 2022
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc về ngành Biên tập viên, Muaban.net sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm việc làm uy tín. Bạn có thể tham khảo một số thông tin liên hệ tuyển sinh về công việc BTV ngay dưới đây:
Kết
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Biên tập viên là gì?”. Yêu cầu cần có để có thể theo đuổi ngành nghề này. Chúc bạn đọc sớm đưa ra được quyết định nghề nghiệp cho bản thân cũng như chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần có của một biên tập viên. Đừng quên ghé trang Mua Bán để cùng khám phá nhiều cơ hội việc làm tiềm năng khác nữa nhé!
___Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm: