Biểu cảm là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm của biểu cảm? Ví dụ biểu cảm trong thơ văn? Cách làm bài văn biểu cảm?
Biểu cảm được hiểu là sự biểu lộ, bộc lộ cảm xúc. Biểu cảm thường đến từ các cảm nhận và thể hiện cảm xúc ra bên ngoài của con người. Do đó, các biểu cảm được thể hiện rất đa dạng, tùy theo mức độ và tính chất cảm xúc mang lại cho con người. Biểu cảm và cảm xúc được bộc lộ rất nhiều trong thơ, văn với tâm trạng, lỗi niềm của nhà văn. Văn biểu cảm là một thể loại lột tả được các đặc điểm trong tâm trạng, trong cảm xúc với nhu cầu bộc lộ tình cảm của tác giả ra bên ngoài.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Biểu cảm là gì?
Biểu cảm là các dạng thể hiện của cảm xúc thông qua các hình thức khác nhau. Cảm xúc là những cảm nhận, trong trạng thái vui buồn mừng giận hay nhớ nhung của con người. Các trạng thái đó được bộc lộ ra ngoài thông qua các biểu cảm. Như vậy, nhờ có biểu cảm mang đến phương tiện để con người có thể truyền tải và thể hiện được các cảm xúc của mình.
Trong khi cảm xúc thì luôn gắn liền với con người, luôn thay đổi trước các sự vật, hiện tượng xung quanh. Nên biểu cảm cũng thay đổi, thể hiện phù hợp với trạng thái cảm xúc ở từng thời điểm khác nhau.
Biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày. Tùy vào cá tính, tính cách mà con người thể hiện đa dạng các biểu cảm trong cuộc sống của họ.
Biểu cảm được nhận diện dưới nhiều hình thức khác nhau:
Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người ra bên ngoài. Có thể thông qua ngôn ngữ hay một số phương tiện khác nhau như viết, nói, hát,… Qua các trạng thái cảm xúc, qua ca từ mà chúng ta có thể thấy được mức độ, các cảm xúc của người nói, người viết. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua lần lượt các trạng thái cảm xúc đó. Từ những niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương cũng như lòng căm giận,…
Nhiều người chọn việc viết nhật ký hằng ngày để thể hiện những cảm xúc của mình. Có người thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp khác để bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài. Tất cả đều là những cách thức để con người thể hiện biểu cảm của mình về những vấn đề khác nhau. Đó là sự đa dạng trong cuộc sống tình cảm của họ.
Văn biểu cảm là gì?
– Thông thường nhắc đến khái niệm biểu cảm ta thường nghĩ đến văn biểu cảm. Đây là cách thức mà nhà văn có thể biểu cảm mang các giá trị nghệ thuật. Văn biểu cảm là hình thức thể hiện những cảm xúc của mình qua văn thơ. Văn biểu cảm được giảng dạy trong các chương trình trung học cơ sở, giúp các em có thể nhận thức được về biểu cảm. Cũng như mang đến các đa dạng cảm xúc, sự hồn nhiên đúng lứa tuổi.
– Văn biểu cảm là một dạng tác phẩm văn chương. Hoặc đơn giản hơn một bài viết mà nội dung chính là thể hiện cảm xúc, cảm giác, quan điểm của tác giả, của chính những nhân vật trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Qua đó, những ý nghĩa và giá trị của tác phẩm được bộc lộ.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Biểu cảm tiếng Anh là Emotion.
Văn biểu cảm tiếng Anh là Expressive writing.
3. Đặc điểm của văn biểu cảm:
– Đặc điểm của biểu cảm:
Các biểu cảm được thể hiện gắn với cảm xúc của chủ thể, của đối tượng. Qua đó thể hiện các cảm xúc gián tiếp hoặc trực tiếp bằng các hình thức khác nhau.
+ Biểu cảm trực tiếp nếu chính người nói thể hiện các cảm xúc thông qua gương mặt, cử chỉ, hành động của họ. Mang đến sự chân thực trong cảm xúc đang có của họ gắn với vấn đề đang tồn tại.
+ Biểu cảm gián tiếp là tất cả các hình thức truyền tải cảm xúc khác. Khi đó, chúng ta có thể thông qua các tác phẩm để nhận định, đánh giá về biểu cảm, cảm xúc của tác giả.
– Luôn nhất quán với nguồn gốc dẫn đến biểu cảm:
Nguồn gốc của biểu cảm là các cảm xúc được tác giả nhận định trong suy nghĩ, tình cảm của họ. Các cảm xúc đó là gì, sẽ được thể hiện ra bên ngoài với các biểu cảm tương ứng. Luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc con người được đề cập tới trong bài viết. Mang đến ý nghĩa lột tả cho các suy nghĩ, tình cảm ban đầu.
Tình cảm được nhận diện ở rất nhiều dạng khác nhau trong hoàn cảnh cụ thể. Đó có thể là tình yêu Tổ quốc, thiên nhiên, tình cảm con người hay sự vật, sự việc. Cũng có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói đến. Các cảm xúc chính là phương tiện truyền tải và thể hiện đặc điểm, mức độ hay tính chất của cảm xúc.
– Văn biểu cảm còn có cách bộ lộ cảm xúc một cách gián tiếp.
Khi muốn thể hiện các biểu cảm, tác giả gửi gắm nó vào các từ ngữ, câu chuyện trong bài văn. Có thể hiểu là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc là gì, không thể hiện nó lên gương mặt. Mà mọi người sẽ gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Để người đọc, người nghe tự cảm nhận, tự đánh giá.
Dạng văn này đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả đúng mục đích lột tả. Để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ. Qua đó mà các cảm xúc được truyền tải đầy đủ, chân thực nhất đến với người đọc. Mang đến các giá trị cảm nhận đối với câu truyện, với tác phẩm.
– Văn biểu cảm có đặc trưng về bố cục bài văn biểu cảm:
Một bài văn phải có đủ bố cục của một bài viết như sau:
+ Mở bài:
Giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Mang đến bối cảnh và câu chuyện hay chủ đề muốn đề cập. Cảm xúc ban đầu của người viết hoặc cảm xúc xuyên suốt bài văn.
+ Thân bài:
Qua miêu tả, tự sự và các phương thức biểu đạt mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc. Có thể kể, phân tích các sự kiện, các câu truyện và lồng ghép các đánh giá, nhận định, biểu cảm của tác giả. Cũng như sử dụng các phương biểu đạt làm phương tiện để truyền tải cảm xúc được tốt nhất.
+ Kết bài:
Tổng kết lại tình cảm, ý nghĩa hoặc nâng lên bài học tư tưởng. Phải thống nhất với ý nghĩa xuyên suốt được thực hiện trong bài văn.
Lưu ý: Tình cảm được thể hiện trong bài viết phải rõ ràng, chân thật thì bài văn biểu cảm mới có giá trị. Có thể thực hiện trong biểu cảm của chính tác giả, hoặc của các chủ thể được nhắc đến trong tác phẩm.
4. Ví dụ biểu cảm trong thơ văn:
Ví dụ 1:
Trong bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh có đoạn thơ:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Ở đây, các ý thơ như nói lên nỗi lòng của tác giả. Đứng trước biển, giữa trăm ngàn con sóng làm tác giả liên tưởng đến sự va đập, sự mãnh liệt và các khát vọng tình yêu. Các cảm xúc ấy được thể hiện trong sự liên tưởng, mang đến sự bồi hồi và dạo dực trong lồng ngực. Từ đó thể hiện các nhận định về giá trị tình yêu đối với cuộc sống của con người. Cho dù ở hiện tại hay nhiều năm sau nữa, thì với tác giả tình yêu vẫn luôn đẹp như thế.
Ví dụ 2:
Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”
Các biểu cảm và cảm xúc được bộc lộ trong lỗi nhớ, tình cảm hướng về những ngày tháng chiến đấu trước. Nhớ đến các địa danh với các kỷ niệm gắn bó tác giả cùng đồng đội.
5. Cách làm bài văn biểu cảm:
– Cấn xác định yêu cầu của đề và tìm ý chính.
Phải căn cứ vào đề bài với các từ ngữ và cấu trúc của đề. Qua đó xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Qua đề bài để định hướng chủ đề hay câu chuyện cần kể, cần xây dựng. Do đó, đặt câu hỏi để tìm ý, cũng như tìm câu trả lời hợp lý. Lập được dàn bài với các ý chính cần triển khai. Luôn nhớ phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các phương thức biểu đạt khác để mang đến sự sinh động của tác phẩm.
– Xây dựng bố cục hợp lý:
Bố cục của văn biểu cảm phải bao gồm ba phầngồm: Mở bài, thân bài và kết bài. Các phần mang đến chức năng và ý nghĩa của nó trong tính chất mở ra vấn đề, triển khai và kết lại vấn đề. Tuy nhiên, việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không nên máy móc áp đặt một kiểu nào. Cũng như triển khai để lột tả được các biểu cảm, cảm xúc hiệu quả nhất.
Phần mở đầu và kết thúc thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát. Giúp gợi mở trong chủ đề truyền tải và kết lại trong nội dung, ý nghĩa của tư tưởng.
Các ý lớn hay nhỏ trong phần thân bài phải liên hệ với nhau. Phải được sắp xếp phù hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc hay đối tượng. Có thể được kể với trình tự không gian hay thời gian hợp lý. Việc triển khai trên khung bài viết cũng được sáng tạo linh hoạt với nhu cầu tiếp cận, tính nghệ thuật của tác giả.
– Hoàn thành bài văn.
Đây là một trong những bước quan trọng để hoàn chỉnh bài văn biểu cảm. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết phải kết nối các phần, các vấn đề trong bài với nhau. Sử dụng câu chữ, kết nối để mang đến các biểu cảm và giá trị thể hiện cảm xúc của tác phẩm.