Bọ hung là một loài thuộc bọ cánh cứng. Chúng rất đỗi thân quen với mọi người, đặc biệt là khu vực nông thôn, rừng núi. Bọ hung có tập tính sinh sống khác biệt và có nhiều công dụng chữa bệnh. Để hiểu thêm về bọ hung, mời các bạn xem qua trong bài viết sau.
Tìm hiểu về con bọ hung
Đặc điểm chung của con bọ hung?
Bọ hung một trong những loài của bọ cánh cứng, thuộc họ Scarabaeidae – là loài côn trùng lớn nhất về khối lượng và từng được tôn sùng là biểu tượng của “thần mặt trời” vào thời Ai Cập cổ đại.
Có kích thước, màu sắc và tập quán sinh sống khác biệt tùy vào từng loài. Cơ thể với lớp vỏ cứng có màu nâu hoặc màu đen. Đặc điểm chính là râu phiến đống chặt, những râu đoạn cuối được xòe dần như cánh quạt, đôi cánh cứng như chiếc áo giáp che kín cơ thể, đầu như cái mai và phần chân như cái xẻng có phần hơi cong ở đoạn đầu.
Bọ hung có tính yếu ánh sáng, chủ yếu là sống trong lòng đất và hoạt động về đêm. Vòng đời của loài bọ hung này là 1 năm:
-
Sâu tuổi 1 là 10 – 20 ngày.
-
Sâu tuổi 2 là 42 – 50 ngày.
-
Sâu tuổi 3 là 120 – 150 ngày.
Bọ hung ăn gì?
Hầu hết loài bọ hung ăn các chất phân hủy như phân, nấm hoặc xác chết động vật. Điều này giúp cải thiện môi trường sống của chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên phần lớn các bãi phân không phải là thức ăn dành cho những con bọ đã trưởng thành. Chúng thích ăn phân của thực vật hơn. Bọ hung cũng tận dụng phân như nguồn cung cấp nước chứa nhiều dinh dưỡng.
Đối với những bọ hung con thì thức ăn của chúng thường là những thức ăn thừa của những loài động vật khác mà chưa qua quá trình tiêu hóa gì, đây chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho chúng.
Con bọ hung sống ở đâu?
Bọ hung phát triển và sinh sống chủ yếu ở khí hậu nhiệt đới (điển hình như ở Việt Nam), chúng gây hại mùa màng vào khoảng tháng 3, tháng 4 và nếu thời tiết mưa ẩm nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi để chúng gây hại nhanh hơn.
Bọ hung bay vào nhà có sao không?
Với người Ai Cập cổ đại, Bọ hung được xem như là sinh vật biểu tượng gọi mặt trời lên tại đây. Đối với nền nông nghiệp ở Ai Cập đóng vai trò vô cùng quan trọng do đặc tính sống chủ yếu dưới đất và ấp trứng ở các bãi phân, được xem như điều ngưỡng mộ bởi chứng biết sử dụng hơi ấm mặt trờI để cho con nở được. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng nếu được bọ hung bay vào nhà chứng tỏ nơi đó sẽ có sự sáng tạo cùng một khởi đầu mới tốt đẹp.
Bị bọ hung cắn có sao không?
Bạn có thể sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc mguy hiểm hơn là tính mạng bởi bọ hung cắn nếu bị nó cắn mà không đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị.
Điển hình là vụ của ông Zheng sống tại Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 2019 đã bị bọ hung cắn ở mắt cá chân và khá may mắn khi được các bác sĩ phát hiện và chữa trị kịp thời. Triệu chứng mà ông Zheng đã gặp phải là tình trạng sốt cao đột ngột trên 40 độ C và vết tím ở chỗ bị cắn.
Bệnh này có tên gọi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vết cắn của côn trùng truyền đến, loại bệnh này phổ biến vào mùa hè và mùa thu. Thời gian ủ bệnh sau 5 – 20 ngày, nhiệt độ cơ thể tăng kèm ớn lạnh. Bệnh nhân có thể sẽ nhức đầu, đỏ mặt, xuất hiện nhiều vết lở loét ở háng, nách, ngực hoặc mông gây suy đa tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi đi đến những nơi có nhiều cây cối cần:
– Bôi thuốc chống côn trùng, mặc áo quần dài, hạn chế ngồi trên cỏ.
– Phủi quần áo ngay khi rời khỏi để hạn chế tối đa côn trùng còn bám vào quần áo.
– Nếu xuất hiện tình trạng sốt nhanh đột ngột kèm phát ban thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
2. Tác dụng của bọ hung điều trị bệnh
Ngoài những tác hại mà bọ hung đã gây hại cho cánh đồng lúa và gây nguy hiểm đến con người thì bọ hung còn có công dụng của bọ hung là chữa sốt rét, kiết lỵ, có thể đắp ngoài nếu mụn lỡ.
Trong y học cổ truyền bọ hung có tên gọi là khương lang, được bắt chúng vào mùa hè vì khí hậu tốt cho chúng phát triển nhiều sau đó chúng ta đập chết hoặc dùng nước nóng giết rồI bỏ các chi như chân, cánh. Có thể dùng sống, nướng hoặc đốt thành than.
Bọ hung có tính lạnh, độc giúp chống giật, lấy độc trị độc, rút gai dằm.
Đối với chứng sốt rét của trẻ em, theo tài liệu cổ về y học có thể dùng bọ hung đốt chúng lên rồi tán nhỏ, mỗi lần dùng với liều là 4g trộn cùng nước tiểu trẻ em là sẽ thấy hiệu quả ngay hoặc uống với rượu lúc đói để chữa bệnh kiết lỵ.
Bọ hung tán nhỏ, trộn với giấm rồi đắp bên ngoài để chữa mụn lỡ. Ngoài ra còn có thể đem bọ hung nấu thành cao để nguội rồi trộn với bột băng phiến pha thêm chút giấm có thể chữa bệnh trĩ, tràng nhạc. Nếu bị gai dằm hoặc vật nhọn đăm vào người, dùng bọ hung giã nát trộn cùng một nửa hạt ba đậu tươi đã bỏ vỏ, tiếp tục tán nhỏ rồi đắp vào vết thương sẽ giúp giảm đau.
Xem thêm: Bọ gậy là gì? Các cách tiêu diệt bọ gậy ra sao?