Bố mẹ cần thận trọng: Trẻ bị bỏng nước sôi, bôi thuốc gì cũng nguy hiểm!

Thể chất & Dinh dưỡng – 09/09/2020

Trẻ bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, thế nên bố mẹ cần sơ cứu và chăm sóc đúng cách.

Bỏng nhiệt là một trong những dạng tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ bị bỏng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là bỏng nước sôi. Trẻ bị bỏng nước sôi mà không được sơ cứu và chăm sóc đúng cách có thể khiến cho vết thương trở nên trầm trọng hơn. Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì và chăm sóc như thế nào để mau chóng lành vết thương nhất. Vậy thì bố mẹ hãy cùng tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản để giúp trẻ trong các trường hợp khẩn cấp nhé!

sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách

Trẻ bị bỏng nước sôi nguy hiểm thế nào?

Khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi cũng là lúc trí tò mò, mong muốn khám phá thế giới xung quanh của trẻ thôi thúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, nguy cơ gặp tai nạn từ môi trường cũng tăng cao hơn, khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng.

Một trong những nguy cơ thường gặp và đáng lo đó chính là “bỏng”, đặc biệt là bỏng nước sôi và các loại chất lỏng khác như canh, súp, trà,… Những chất lỏng với nhiệt độ cao có thể khiến da thịt và cơ của trẻ bị biến đổi. Nhiệt độ càng cao, thời gian tiếp xúc càng dài thì càng khiến vết thương trở nên nghiêm trọng, cụ thể:

  • Trong vòng vài giây, cấu trúc da của trẻ có thể bị phá hủy;

  • Tùy độ dày của vùng da mà vết bỏng có độ sâu khác nhau;

  • Một số trường hợp bỏng nặng có thể phá hủy mạch máu của trẻ, gây ra hiện tượng viêm sưng mô và thoát dịch mao mạch, không có đủ máu đi nuôi da và cơ, dẫn đến trẻ bị sốc bỏng và hoại tử da thịt.

trẻ bị bỏng nước sôi nghiêm trọng

Trẻ em bị bỏng nước sôi phải làm sao?

Để sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi hoặc bỏng nhiệt từ các vật dụng khác, bố mẹ nên thực hiện các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Rửa vùng da bị tổn thương do bỏng của trẻ với dung dịch nước muối sát khuẩn NaCl 0.9% hoặc nước sạch ở nhiệt độ thường.

Bước 2: Dùng một chiếc khăn sạch và mềm mại để nhẹ nhàng thấm khô vết bỏng.

Bước 3: Bố mẹ cần quan sát sự thay đổi trên da của trẻ, xem có xuất hiện các nốt rộp nước hay có bị đổi màu hay không.

Thông thường, nếu trẻ tiếp xúc với nhiệt độ không quá cao trong thời gian ngắn thì vết bỏng sẽ hơi đỏ và rát, da sẽ không bị đổi sang màu trắng hoặc đen và cũng không bị rộp nước. Đây là dạng bỏng nhẹ có thể tự khỏi sau 2-3 ngày và không để lại sẹo nếu chăm sóc đúng bằng cách sát khuẩn nhẹ nhàng thường xuyên và dùng gạc băng lại để tránh va chạm gây nhiễm khuẩn.

trẻ bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì

Bố mẹ cần chú ý cho trẻ đi khám và điều trị ngay lập tức nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Phần da bị tổn thương do bỏng có dấu hiệu đổi sang màu trắng, đen, đỏ tím;

  • Da trẻ xuất hiện nốt rộp nước cỡ lớn;

  • Trẻ cảm thấy đau nhức ở vùng da thịt bị tổn thương;

  • Trẻ bị bỏng ở da mặt hoặc bộ phận sinh dục.

Trẻ bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Quan niệm cũ cho rằng khi bị bỏng thì ngay lập tức bôi mỡ trăn, kem đánh răng, kem trị bỏng,… sẽ khiến cho vết thương nhanh khỏi. Tuy nhiên đây là lầm tưởng rất lớn và có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và khó phục hồi. Do đó, bố mẹ cần sơ cứu đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc cho trẻ nhé!

>>>Tham khảo thêm: Bé bị bỏng pô xe máy: Xử lý vết thương sao cho đúng?

Phương pháp điều trị bỏng của bác sĩ

Khi trẻ bị bỏng và điều trị tại bệnh viện, bác sĩ thường có quy trình sơ cứu và điều trị như sau:

Bước 1: Làm sạch vết thương;

Bước 2: Thoa thuốc kháng sinh đặc trị trực tiếp lên vùng da bị tổn thương;

Bước 3: Sau khi đánh giá mức độ vết thương, nếu vùng da bỏng có dấu hiệu bị hoại tử, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ.

Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mức độ nghiêm trọng thì có thể sẽ phải nhiều lần thực hiện phẫu thuật da. Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ phải tiêm một liều vắc-xin phòng uốn ván. Tùy vào mức độ tổn thương da, trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau phù hợp.

thuốc giảm đau dùng khi trẻ bị bỏng nước sôi

Trẻ bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cũng có khả năng gây nguy hiểm nếu không đúng chỉ thị của bác sĩ, thế nên ODPHUB mong rằng bố mẹ sẽ thực hiện đúng các bước sơ cứu và cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bất thường trên da, để từ đó có thể điều trị kịp thời cho con mau khỏe.

Rate this post

Viết một bình luận