Bổ ngữ là gì?
Bổ ngữ trong tiếng Việt
Bổ ngữ thực chất là một thành phần phụ trong câu, thường có vị trí trước hoặc sau các loại từ như động từ hoặc là tính từ, bổ ngữ sẽ góp phần tạo ra một cụm động từ hoặc cụm tính từ.
Ví dụ:
Mùa đông năm nay rất rét.
=> Từ “rất” chính là bổ ngữ đứng trước tính từ “rét”.
Gió mùa thổi mạnh.
=> “mạnh” đứng sau động từ “thổi” giúp bổ ngữ cho động từ.
Cuốn sách rất bổ ích
=> “rất” là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho “bổ ích”.
Các loại bổ ngữ
Bổ ngữ sẽ chia làm 2 loại gồm có:
– Bổ ngữ gần.
– Bổ ngữ xa.
Bổ ngữ gần nói đến trực tiếp các hành động còn đối với bổ ngữ xa muốn nói đến gián tiếp các hành động. (Theo SGK)
Hoặc (nguồn tham khảo ngoài):
– Bổ ngữ tình thái: vị trí đứng trước động từ hay tính từ, biểu thị các tình thái nêu ở động từ, tính từ trung tâm.
Ví dụ: Hồi còn đi học, Nam // rất say mê môn Toán.
– Bổ ngữ đối tượng: biểu thị sự vật có ràng buộc mối quan hệ với động từ, tính từ trung tâm. Bổ ngữ đối tượng có thể dùng quan hệ từ trực tiếp hoặc không cần dùng quan hệ từ.
– Bổ ngữ trực tiếp: Bổ ngữ giải đáp câu hỏi ai? cái gì?. Nó thường được dùng không có giới từ, đứng trực tiếp sau vị ngữ.
– Bổ ngữ gián tiếp: mục đích trả câu hỏi như cho ai? Cho cái gì?.
Ví dụ: Tôi // định đi mua ít quần áo cho gia đình.
Bổ ngữ cũng có thể kết hợp với nhau.
động từ + đối tượng + người nhận
Ví dụ: tặng hoa cho mẹ.
– Bổ ngữ miêu tả: bổ ngứ có vị trí sau động từ. Bổ ngữ sẽ biểu thị tính chất, mục đích, địa điểm, cách thức,… tác dụng bổ nghĩa động từ, tính từ trung tâm.
Bổ ngữ trong tiếng Trung
Có tám loại bổ ngữ chính trong tiếng Trung
1. Bổ ngữ trình độ
Chức năng: Nhấn mạnh mức độ đạt đến của hành động. Bổ ngữ thường do tính từ đảm nhận, trong câu khẳng định trước bổ ngữ thường có các phó từ nhấn mạnh.
Cấu trúc:
Câu khẳng định ( + ) [Động từ + 得 + Tính từ ]
Câu phủ định ( – ) [ Động từ + 得 + 不 + Tính từ ]
Câu nghi vấn( ? )
[ Động từ + 得 + Tính từ + 吗 ? ]
[ Động từ + 得+ Tính từ + 不 + Tính từ ? ] nghi vấn chính phản
[Động từ + 得 + Tính từ + 怎么样? ]
Ví dụ:
他学得怎么样?
他学得好吗?
他学得好不好?
( + ) 他学得很好。
( – ) 他学得不好。
Chú ý: Khi động từ mang theo tân ngữ thì sẽ có hai cách nói như sau:
C1: Lặp lại động từ, cụm [得 + Tính từ ] để sau động từ lặp lại.
[ Động từ + Tân + Động từ (lặp lại)+ 得 + Tính từ ]
Ví dụ: 他学汉语学得很好。
C2: Đưa tân ngữ lên trước động từ:
[Tân + Động từ + 得+ Tính từ ]
VD: 他汉语学得很好。
2. Bổ ngữ kết quả
Chức năng: Dùng để biểu thị kết quả đạt đến của hành động. Bổ ngữ đứng sau động từ, do tính từ hoặc động từ đảm nhận. Trước bổ ngữ không có phó từ nhấn mạnh.
Cấu trúc:
( + ) [ Động từ + Tính từ/ Động từ + Tân]
( – ) [ 没 (有)+ Động từ + Tính từ/ Động từ + Tân ]
( ? ) [ Động từ + Tính từ/ Động từ + Tân + (了) 吗?]
[ Động từ + Tính từ/ Động từ + Tân + 没有?] nghi vấn chính phản
Ví dụ:
听见,听清楚,听明白,说好,说完,说清楚….
你吃完饭了吗?
你吃完饭了没有?
(+)吃完饭了。
(-)没吃完饭。/还没吃完饭呢。
Chú ý: Muốn nhấn mạnh hơn phủ định, trước 没 có thể thêm 还 và cuối câu thêm trợ từ 呢.
3. Bổ ngữ xu hướng
Động từ kết hợp với 来/去 biểu thị xu hướng của hành động gọi là Bổ ngữ xu hướng. Bổ ngữ xu hướng chia làm 2 loại: Bổ ngữ xu hướng đơn và Bổ ngữ xu hướng kép.
3.1 Bổ ngữ xu hướng đơn
[ Động từ + 来/去] 拿来,带来,进来,跑去,走去…
3.2 Bổ ngữ xu hướng kép
Động từ chính kết hợp với một trong những động từ biêu thị xu hướng như: 上,下,进,出,回,过,起rồi mới thêm 来/去.
上 下 进 出 回 过 起
来 上来 下来 进来 出来 回来 过来 起来
去 上去 下去 进去 出去 回去 过去 O 走上去,走出来,拿回来,站起来…
Chú ý : Khi động từ mang theo tân ngữ:
Nếu tân ngữ là từ chỉ nơi chốn, thì nó phải đứng trước 来/去.
Nếu tân ngữ không phải là từ chỉ nơi chốn, đứng trước và sau 来/去 đều được.
VD: 走进教室来,回国去,拿东西来,拿来东西…
4. Bổ ngữ khả năng
Chức năng: Biểu thị khả năng thực hiện hành động. Bổ ngữ thường do Bổ ngữ kết quả và Bổ ngữ xu hướng đảm nhận. Giữa động từ và bổ ngữ phải kết hợp với trợ từ 得, phủ định thay 得 bằng 不. Ý nghĩa biểu đạt của nó là có thể hoặc không thể thực hiện được hành động nào đó.
Cấu trúc:
( + ) [Động từ + 得 + Bổ ngữ ]
( – ) [Động từ + 不 + Bổ ngữ ]
( ? ) [ Động từ + 得 + Bổ ngữ + 吗?]
[ Động từ + 得 + Bổ ngữ + Động từ + 不 + Bổ ngữ? ] (nghi vấn chính phản)
VD:
桌子这么大,门这么小,搬得进去吗? ( 搬得进去搬不进去?)
( + ) 搬得进去。
( – ) 搬不进去。
5. Bổ ngữ thời lượng
Chức năng: Biểu thị khoảng thời gian phát sinh hành động. Bổ ngữ trong tiếng Trung thường do cụm số lượng từ biểu thị thời gian đảm nhận. Ý nghĩa biểu đạt của nó là làm gì đó mất bao nhiêu thời gian.
Cấu trúc:
( + ) [ Động từ + Bổ ngữ ]
( ? ) [ Động từ + Bổ ngữ + 多久?]
[ Động từ + Bổ ngữ + 多长时间 ?]
VD: 你来了多久了?
我来了一个小时了。
Chú ý: Khi động từ mang theo tân ngữ, có hai cách nói:
C1: Lập lại động từ.
C2: Để tân ngữ vào giữa kết cấu Động Bổ, trước bổ ngữ có thể thêm trợ từ 的.
Ví dụ:
学汉语。
我学汉语学了两年了。
我学两年的汉语了。
Nếu tân ngữ là đại từ nhân xưng, thì bổ ngữ sẽ đứng trực tiếp sau tân ngữ.
VD: 我等你一个小时了。
Nếu trong câu xuất hiện hai trợ từ 了 thì biểu thị hành động vẫn còn tiếp tục, chưa kết thúc.
VD:
我两年汉语了。(1)
我学了两年汉语。(2)
我学了两年汉语了。(3)
Ví dụ (1), (2) hành động đã kết thúc, còn ví dụ (3) hành động vẫn còn tiếp diễn.
Động từ li hợp ( là loại động từ tạo bởi một kết cấu động tân, âm tiết thứ nhất là động từ, âm tiết thứ hai là danh từ, như: 起床,睡觉,跑步,散步,见面,游泳,爬山…) xử lý theo cách 2, để bổ ngữ vào giữa.
VD: 跑一会儿步,睡15 分钟觉,游一个小时永
Nếu động từ chính là động từ không duy trì như 来,死,下课,下班,结婚….. thì khi nó mang theo tân ngữ, Bổ ngữ thì phải đứng sau tân ngữ.
VD:
我来中国一个多月了。
我们下班15分钟了。
6. Bổ ngữ động lượng
Chức năng: Biểu thị số lần phát sinh hành động. Bổ ngữ thường do cụm số từ và động lượng từ đảm nhận. Những động lượng từ thuờng gặp có: 次,遍,回,阵,顿,番…
Cấu trúc: [ Động từ + Số + Động lượng từ ]
Ví dụ:
请再说一遍。
这次我得去一趟。
Chú ý: Khi động từ mang theo tân ngữ, nếu tân ngữ là từ chỉ người thì bổ ngữ sẽ đứng sau tân ngữ, còn tân ngữ không phải là từ chỉ người thì đứng trước và sau bổ ngữ đều được.
VD:
我找你三次了, 你都不在。
每个月我都回家一次/回一次家。
7. Bổ ngữ vật lượng
Chức năng: Biểu thị sự so sánh về số lượng giữa hai đối tượng với nhau.
Cấu trúc: [ A + 比 + B + Tính từ + Số lượng ]
Ví dụ
我比哥哥小三岁。
Nếu số lượng không muốn nói cụ thể, có thể thay bằng 一点,一些 nếu là sự chênh lệch ít, còn là 得多,多了biểu thị sự chênh lệch nhiều.
VD:
他比我高一些。
他比我高得多。
8. Bổ ngữ cụm giới từ
Chức năng: Trong tiếng Hán có một số giới từ, kết hợp với tân ngữ của nó, đứng sau động từ để làm bổ ngữ, những giới từ thường gặp có: 自,于,往….
VD:
这段短文摘自 《…….》。
我们班同学来自全国各省市。
我毕业于2000年。
我毕业于河内大学。
这趟车开往北京。
Tiếng Trung có đến 8 loại bổ ngữ, mỗi bổ ngữ sẽ có chức năng và cách sử dụng khác nhau. Các bạn hãy lưu lại để học và sử dụng thật chính xác nhau.
Bổ ngữ trong tiếng Anh
Bổ ngữ (complements) trong tiếng Anh có thể là một từ, mệnh đề hay cụm từ để giúp hoàn chỉnh ý nghĩa của câu.
Ví dụ : Every morning is a gift.
Trong câu này, ” Every morning ” là chủ ngữ, “is” là động từ liên kết và ” a gift ” là bổ ngữ. Bổ ngữ giúp hoàn chỉnh ý của câu. Không có “a gift” chúng ta sẽ không hiểu câu đề cập đến vấn đề gì.
Bổ ngữ cho chủ ngữ: Bổ sung ý ngĩa cho chủ từ hoặc làm rõ ý nghĩa mà một nội động từ chưa đề cập đến về chủ ngữ. Trong các mệnh đề với các động từ liên kết (be, become, feel, get, look, remain, seem, smell, sound, taste) các bổ ngữ theo sau các động từ này và cung cấp thông tin cho chủ từ được gọi là bổ ngữ chủ từ.
Ví dụ:
- Our earth is a planet – Trái đất của chúng ta là một hành tinh
- She seems worried – Cô ấy có vẻ lo lắng.
♦ Bổ ngữ cho Tân ngữ: Bổ ngữ cho tân ngữ hoặc những từ bổ sung thêm nghĩa cho những gì còn thiếu về tân ngữ mà một ngoại động từ chưa nói hết.
Ngoài ra tân ngữ có thể kết hợp với bổ ngữ để tạo thành tân ngữ phức.
Ví dụ:
- He has set the bird free – Anh ta thả con chim được tự do.
Vị trí của bổ ngữ trong câu
Bổ ngữ của chủ ngữ được ký hiệu là (sC) được đặt ngay sau động từ (V) và là động từ nối (liking verbs),
Công thức: S – V – sC
Ví dụ:
She feels hungry.
S V sC
Cô ấy cảm thấy đói bụng.
– Bổ ngữ của tân ngữ (oC) được đặt ngay sau tân ngữ trực tiếp (dO),
Công thức: S – V – dO – oC
Ví dụ:
Many students find Math interesting.
S V dO oC
Nhiều sinh viên nhận thấy môn toán thú vị.
Các hình thức của bổ ngữ trong câu.
Bổ ngữ trong câu có thể là:
a. Danh từ:
– He is my brother.- Nó là em trai tôi.
b. Đại từ:
– This book is mine not Jame’s – Quyển sách này của tôi, không phải của Jame.
c. Tính từ:
– He considers her beautiful – Anh ấy cho nàng là đẹp.
d. Danh động từ:
– They found her weeping – Họ thấy cô ấy khóc.
e. Động từ nguyên thể:
– I want you to come – Tôi muốn anh đến.
f. Phó từ:
He has fallen asleep – Nó ngủ thiếp đi.
g. Cụm từ:
– The book is in two parts – Quyển sách này gồm có hai phần.
h. Mệnh đề:
-That is what I want to know – Đó là điều chúng tôi muốn biết.
Bài tập về bổ ngữ trong tiếng Anh
Điền dO, sC or oC vào những câu sau sao cho đúng nhất
1. Jane promised her sister a reward for her good behavior.
2. Uncle John makes everyone very happy.
3. You should turn of the television and the lights when you leave.
4. We should give him another chance.
5. Tanya called her dog Bruno.
6. The old woman called me kind and helpful.
Người đăng: dathbz
Time: 2020-07-25 09:15:42