Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn như thế nào là đúng cách?

Biếng ăn là “thủ phạm” gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, ốm vặt,… Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung vi chất dinh dưỡng gì? Liều lượng như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng trẻ từ chối ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn với các biểu hiện ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chạy trốn mỗi khi đến bữa, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, hay ngậm, không chịu nhai nuốt, bữa ăn kéo quá dài giờ đồng hồ… Về cơ bản, biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.

Thực tế, có nhiều trường hợp bé ăn ít nhưng không phải là biếng ăn mà do nghi ngờ của cha mẹ. Do đó, để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các chỉ số như: số lượng thức ăn trẻ ăn trong ngày theo độ tuổi, mức tăng trưởng cân nặng – chiều cao, tỷ lệ ốm vặt và các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, số lượng phân…

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cơ thể cũng như không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến hậu quả bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất như khô mắt, thiếu máu… Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và trẻ lại càng biếng ăn hơn sau các đợt bệnh đó, gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.

    Thắc mắc của bạn (Gõ TV có dấu)

    What is 4 + 2 ?

    Δ

    2. Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ

    Việc nắm vững nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ sẽ giúp ba mẹ có biện pháp xử lý “đúng bệnh” cũng như phòng ngừa tình trạng này cho con.

    2.1. Do tiêu hóa, hấp thu kém

    Phần lớn trẻ bị biếng ăn là do các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như: bị loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày, ký sinh trùng như giun, sán… Chúng là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

    Bên cạnh đó, trẻ hấp thu dưỡng chất kém, thiếu các enzyme tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị trục trặc. Thức ăn không được tiêu hóa hết khiến bé cảm thấy đầy bụng, chướng hơi và không có cảm giác thèm ăn.

    2.2. Trẻ biếng ăn do tâm sinh lý

    • Trẻ không chịu ăn có thể là do yếu tố sinh lý như bé bắt đầu tập lẫy, tập bò, bé vừa tiêm chủng hoặc trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, sâu răng… nên bé thường bị mệt, quấy khóc và không có hứng thú với việc ăn uống.
    • Bé mới bắt đầu tập ăn dặm cũng có thể lười ăn do chưa quen với việc nhai thức ăn.
    • Bố mẹ quá lo lắng nên thường xuyên thúc ép, la mắng, quát nạt, ép con ăn quá nhiều khiến bé sợ hãi và từ đó sinh ra cảm giác chán ghét, sợ hãi mỗi khi ăn. Hoặc khi thay đổi môi trường ăn uống đột ngột như đi nhà trẻ, đổi người chăm sóc, không phải mẹ cho ăn… đều làm cho trẻ lo lắng sợ hãi, ăn không ngon.

    2.3. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

    Biếng ăn là triệu chứng thường gặp đối với tất cả trẻ em khi ốm.

    • Trẻ mắc các bệnh lý cấp tính do nhiễm khuẩn hô hấp (viêm họng, viêm amidan…), hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…) cũng gây ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, trẻ mất cảm giác ngon miệng khiến bé không chịu ăn.
    • Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh như tim bẩm sinh, bại não…

    Tình trạng biếng ăn do bệnh lý cấp tính thường chỉ là tạm thời và trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi khỏi bệnh.

    2.4. Do chế độ chăm sóc chưa phù hợp

    Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của gia đình như:

    • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như: đạm, sắt, kẽm, nhóm vitamin B,… không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của bé.
    • Cho trẻ ăn dặm quá sớm so với thời gian khuyến nghị (khi chưa đủ 6 tháng).
    • Khẩu phần ăn không cân đối. Khẩu phần chứa quá nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ lười ăn.
    • Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của bé.
    • Trẻ mải chơi, không ăn uống đúng giờ, cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính. Thói quen cho bé ăn rong hoặc vừa ăn vừa nghịch điện thoại, xem tivi khiến trẻ không tập trung ăn uống.

    3. Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì?

    Mỗi vi chất đều đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Việc xác định chính xác cơ thể bé cần bổ sung dưỡng chất nào sẽ giúp mẹ lựa chọn đúng thực phẩm chứa dưỡng chất đó.

    Vậy cụ thể trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?

    3.1. Kẽm

    Kẽm chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ đối với trọng lượng cơ thể nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tác động đến sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ.

    Đặc biệt, vi chất này có nhiệm vụ tăng tổng hợp chất đạm, giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nhờ đó, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn. Nếu thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng và dẫn đến chứng biếng ăn.

    Mặt khác, kẽm còn giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.

    3.2. Lysin

    Lysin là acid amin rất cần thiết đối với trẻ trong giai đoạn phát triển. Lysin tham gia vào quá trình tổng hợp protein của cơ thể, giúp tăng hấp thu canxi, tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao. Phát triển các men tiêu hóa, kích thích ăn ngon. Đặc biệt, với trẻ em biếng ăn thì khi bổ sung Lysin tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với khi không bổ sung Lysin.

    Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được axit amin này mà phải lấy từ bên ngoài. Do vậy, cần bổ sung lysin cho bé từ: Thịt đỏ, thịt heo, trứng,…

    3.3. Các vitamin nhóm B

    Nhìn chung, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B12…) đều có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến hoạt động sống của rất nhiều cơ quan trong cơ thể như duy trì sức khỏe của gan, tóc, mắt, da… Đặc biệt, vitamin B1 tạo ra một loại enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Do đó, đây là nhóm vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn.

    3.4. Vitamin A

    Vitamin A là hợp chất không thể thiếu đối với cơ thể. Chúng có vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ, nâng cao hệ miễn dịch, tham gia vào chức năng thị giác, giúp bảo vệ mắt và tạo khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Không chỉ vậy, vitamin A còn tham gia vào quá trình tái tạo tổ chức xương, giúp làm lành vết thương.

    3.5. Acid béo omega-3

    Omega-3 gồm 2 loại DHA và EPA, trong đó, DHA chiếm ¼ trong tổng lượng chất béo ở não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, omega-3 có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não cũng như thị lực của trẻ. Việc bổ sung omega-3 không chỉ giúp trẻ thông minh hơn, nhận thức nhanh hơn mà còn hạn chế chứng biếng ăn gây ra bởi yếu tố tâm lý. Bên cạnh đó, chế độ ăn ăn uống giàu omega-3 từ cá hồi, dầu cá, các loại hạt… giúp đem lại lợi ích cho sự tăng trưởng thể chất cũng như phát triển của não bộ.

    3.6. Probiotic

    Probiotics chính là các vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa, có vai trò ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm. Những lợi khuẩn này được tìm thấy trong thực phẩm như sữa chua, kim chi… và trong các sản phẩm bổ sung khác. Chúng tham gia vào quá trình tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời tăng sự dung nạp đường lactose, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng khi trẻ sử dụng thực phẩm chứa nhiều lactose, phòng tránh những rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé.

    3.7. Chất xơ

    Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc bôi trơn đường tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn thức ăn của lợi khuẩn trong đường ruột, tạo môi trường cho lợi khuẩn hoạt động và phát huy tác dụng đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

    3.8. Sắt

    Sắt là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ cần sắt để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin – một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố này có vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể. Vì thế, trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và gây ra hàng loạt vấn đề như cản trở sự phát triển của trẻ, rối loạn hành vi, khó tập trung khi học, yếu cơ, miễn dịch kém…

    3.9. Canxi và vitamin D

    Canxi và vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của trẻ. Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất khác như canxi, magie, sắt, phosphate và vitamin A. Do đó, nếu cơ thể trẻ thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các vi chất cần thiết, gây ra cảm giác mệt mỏi chán ăn. Đặc biệt, vitamin D3 có tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ như canxi và phosphate ở ruột, đồng thời tăng khả năng hấp thụ canxi để thúc đẩy sự phát triển và tái tạo của xương.

    4. Giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn

    Để giúp trẻ ăn ngon và tự giác khi ăn, ba mẹ cần phải kiên nhẫn với con, đồng thời phối hợp với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

    4.1. Trị dứt điểm các bệnh trẻ đang mắc phải

    Trẻ bị bệnh thường không chịu ăn, chán ăn do cơ thể mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, trẻ ăn ít lại khiến cơ thể trẻ càng mệt mỏi, sức đề kháng yếu, làm giảm khả năng chống đỡ bệnh và hồi phục sau khi bị bệnh. Vì vậy, ba mẹ cần đưa bé đi khám và có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh của bé. Khi khỏi bệnh, bạn cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng, trẻ sẽ thèm ăn trở lại.

    4.2. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé biếng ăn cần lưu ý

    • Bố mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ. Lựa chọn món ăn đa dạng theo độ tuổi, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên làm mới thực đơn để giúp trẻ ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn.
    • Cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa. Thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn.
    • Ngoài 3 bữa chính với đầy đủ dưỡng chất, cha mẹ có thể thiết lập thêm 2 bữa phụ như sữa, trái cây, váng sữa, sinh tố… Bữa phụ nên ăn cách 2 giờ trước hoặc sau bữa chính để bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng so với các bé bình thường.
    • Đối với trẻ mới tập ăn dặm, cha mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm từ động vật. Nên cho bé ăn từ món ngọt đến mặn, từ dạng lỏng đến đặc dần theo độ tuổi. Nên sử dụng dầu ăn dành cho trẻ sẽ giúp món ăn hấp dẫn hơn.
    • Mẹ cũng nên duy trì cho trẻ uống đủ lượng sữa trong ngày để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.

    4.3. Lưu ý khi khi cho bé ăn

    • Tuyệt đối không dọa nạt, bắt ép, tạo áp lực cho trẻ khi ăn. Điều này khiến trẻ mang tâm lý sợ hãi, trốn tránh khi đến bữa. Thay vào đó, ba mẹ cần động viên, khuyến khích trẻ ăn bằng cách khen thức ăn ngon, cổ vũ bé và giúp trẻ tìm thấy niềm vui khi ăn uống.
    • Cho trẻ ăn cùng với cả nhà: Không khí vui vẻ trên bàn ăn sẽ giúp bé thích thú và ham ăn hơn. Mặt khác, bé sẽ có hành động “bắt chước” người lớn trong khi ăn nên đây là dịp để cha mẹ dạy bé cách ăn uống tốt nhất.
    • Kiểm tra món ăn có hợp khẩu vị của trẻ hay không và thay đổi cho phù hợp. Khi thay đổi món ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa món ăn mới và món ăn cũ.
    • Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ. Không cho trẻ ăn vặt ngay trước bữa ăn, đặc biệt là đồ ngọt vì chúng sẽ khiến bé no bụng và không còn muốn ăn bữa chính.
    • Trong bữa ăn không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, dùng ipad, điện thoại…
    • Không để trẻ đói lả mới cho ăn vì trẻ sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.
    • Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất như kẽm, selen, vitamin A… Tuy nhiên, bố mẹ không tự ý mua các loại vitamin tổng hợp hay thực phẩm chức năng cho bé uống mà cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để biết bé thiếu loại nào, từ đó mới bổ sung cho trẻ. Việc bổ sung đúng và đủ lượng vitamin cần cho trẻ biếng ăn có thể cải thiện tốt bệnh biếng ăn của trẻ.
    • Cha mẹ cũng nên khuyến khích bé vận động thể chất phù hợp với từng độ tuổi. Việc này không chỉ tăng cường sức khỏe cho bé mà còn kích thích tái tạo năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày.

    4.4. Sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa

    Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh để cải thiện tình trạng biếng ăn. Men vi sinh sẽ bổ sung lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong những món ăn hàng ngày của bé, đặc biệt là canxi, kẽm, selen… Mặt khác, các lợi khuẩn này cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Theo khuyến cáo của chuyên gia, cha mẹ nên chọn men vi sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên chẳng hạn như kim chi Hàn Quốc, chứa cả lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics sẽ rất an toàn và mang lại hiệu quả cải thiện biếng ăn ở trẻ. Tham khảo thông tin sản phẩm tại đây.

    5. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

    Để xây dựng thực đơn chuẩn cho bé, cha mẹ cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, lượng thức ăn trong một ngày cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

    5.1. Bé dưới 2 tuổi

    • 3 chén bột/cháo
    • 100 – 120g thịt/cá/tôm/cua…
    • 3 muỗng canh nhỏ dầu ăn cho trẻ
    • 100 – 150g rau củ, hoa quả tươi.

    5.2. Bé 3 – 5 tuổi

    • 3 chén cơm
    • 120g thịt/cá/tôm…
    • 4 muỗng canh nhỏ dầu ăn
    • 230gr rau củ, trái cây
    • 1 hũ sữa chua, bánh plan

    5.3. Bé 6 – 9 tuổi

    • 4 chén cơm
    • 140g thịt/cá/tôm
    • 5 muỗng canh dầu ăn nhỏ
    • 340g rau củ, trái cây
    • 1 hũ sữa chua, bánh plan

    Dựa theo lượng thức ăn dành cho trẻ như trên, mẹ có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp với bé. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần duy trì cho trẻ ăn 5 bữa/ngày. Trong đó, bé sẽ ăn 3 bữa chính là sáng, trưa, tối với các thực phẩm như gạo, bún, thịt, cá, rau xanh… và 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều với món ăn nhẹ như sữa, sinh tố hoa quả, sữa chua, bánh…

    Rate this post

    Viết một bình luận