Theo số liệu thống kê của Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu, năm 2004 ở Châu Mỹ Latin, Châu Phi và Châu Á đã chỉ ra rằng thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra 14,4% ca tử vong do tiêu chảy, 10,4% ca tử vong do sốt rét và 6,7% tử vong do viêm phổi ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Hậu quả nguy hiểm là thế nhưng việc thiếu kẽm ở trẻ lại diễn ra âm thầm, khó nhận biết, đến khi có biểu hiện rõ ràng thì sức khỏe của trẻ đã bị ảnh hưởng. Vậy, con của bạn có thiếu kẽm không, dấu hiệu là gì? Làm cách nào để bổ sung kẽm cho con hiệu quả?
70% trẻ em Việt Nam thiếu kẽm trầm trọng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rằng thiếu kẽm là một vấn đề toàn cầu. Hơn nửa triệu ca tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là do thiếu kẽm.
Theo cuộc tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) thực hiện năm 2019 – 2020, trên toàn quốc, có gần 70% trẻ em từ 6 tháng đến gần 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đối với trẻ em cùng độ tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ lệ thiếu kẽm còn cao hơn. Tình trạng thiếu kẽm ở Việt Nam được tổ chức dinh dưỡng Quốc tế xếp vào mức báo động đỏ.
Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang thiếu kẽm?
Các chuyên gia cho biết vì không có dấu hiệu thiếu điển hình, nên cha mẹ thường chủ quan không bổ sung kẽm cho con. Tuy nhiên, việc thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, giảm khả năng tập trung, giảm chỉ số thông minh, trẻ dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ đã có một thời gian dài thiếu kẽm:
– Biểu hiện trên da và niêm mạc: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt.
– Móng tay, móng chân mỏng
– Lưỡi khô, dễ bị sung viêm.
– Sức khỏe và tinh thần: Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt.
– Tóc, móng giòn dễ gẫy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Kém hấp thu, biếng ăn chậm tăng cân
– Chậm phát triển chiều cao.
– Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng