Bỏng dạ bôi thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Bỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. Bỏng dạ nếu mới khởi phát, chưa có biến chứng bạn có thể lựa chọn điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, bạn sẽ cần vệ sinh mụn bỏng kết hợp với một số loại thuốc bôi để dần cải thiện. Nhưng bạn biết mình phải bôi thuốc gì khi bị bỏng dạ chưa? Bài viết hôm nay, nacurgo sẽ gửi đến một số loại thuốc bôi giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Bạn đừng bỏ lỡ!

Bỏng dạ bôi thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Nguyên nhân gây bỏng dạ phải biết

Nguyên nhân gây bỏng dạ cơ bản là do một loại virus có tên Varicella Zoster gây ra. Đây là một trong 8 loại virus herpes đơn dạng gây tổn thương cho sức khỏe con người. Virus có khả năng lây truyền cao, thông qua nhiều con đường khác nhau. Bạn có thể bị lây virus thông qua những nguyên nhân không ngờ tới sau đây:

  • Do tiếp xúc gần với người bệnh thông qua các giọt bắn khi người bỏng dạ chẳng may ho, hắt hơi, sổ mũi…
  • Dễ dàng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các mụn bị vỡ.
  • Lây nhiễm virus gián tiếp thông qua các vật dụng trung gian như tay nắm cửa, chăn ga gối đệm của người bệnh…

Virus thường bùng phát mạnh trong khoảng thời gian giao mùa từ đông sang xuân. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần và có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian này. Chính vì thế, bỏng dạ rất dễ lây và bùng phát thành đại dịch.

Có đến 90% người chưa tiêm phòng vacxin và chưa có đề kháng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Sau khi khỏi bệnh sẽ tạo ra đề kháng lâu dài nên rất hiếm khi bệnh có thể tái phát lần 2

☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng bỏng dạ giúp phát hiện bệnh sớm!

Nguyên tắc điều trị bệnh cần biết

Hiện nay bỏng dạ hầu như chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị bệnh hiện nay là hạn chế để vỡ các đốm mụn, điều trị triệu chứng ngứa và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm trên mụn, bù nước và hạ sốt trong một số trường hợp bệnh chuyển nặng.

Trong kiểm soát nguy cơ bội nhiễm, sử dụng thuốc sát khuẩn và thuốc ức chế phát triển bỏng dạ rất quan trọng dù điều trị ở nhà hay nội trú tại bệnh viện. Hầu như bỏng dạ bạn có thể điều trị tại nhà, bôi thuốc và chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp cần nhập viện khi vết mụn có hiện tượng nhiễm trùng hoặc xảy ra một số biến chứng nặng nề.

☛ Tham khảo thêm: Các cách chữa bỏng dạ

Bỏng dạ bôi thuốc gì để bệnh mau lành?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi bỏng dạ mang đến hiệu quả điều trị tích cực, hạn chế để lại sẹo cho người bệnh. Trong vô vàn các loại thuốc đó chỉ có số ít được minh chứng thực tế và được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Ngay dưới đây, Nacurgo sẽ gửi đến 5 loại thuốc trị bỏng dạ được kê đơn sử dụng phổ biến, hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Bỏng dạ bôi thuốc Acyclovir

Đây là một loại thuốc kháng virus Varicella Zoster gây bệnh. Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh, hạn chế lây lan đến các khu vực khác trên cơ thể. Thuốc được nghiên cứu mang đến tác dụng tốt nhất trong 1 ngày trước khi bỏng nước nổi lên. Có thể bôi liên tục trong suốt thời gian bị bỏng dạ. (từ trước khi có bọng nước đến khi không còn bọng nước nào xuất hiện nữa).

Bỏng dạ có thể bôi thuốc Aciclovir

Ngoài tác dụng điều trị bỏng dạ, thuốc còn có thể sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác gây ra từ virus Herpes như: các vết loét ở môi, miệng, herpes sinh dục, zona thần kinh…

Thành phần thuốc bao gồm:

  • Purin nucleoside tổng hợp
  • Ức chế in vivo và in vitro virus Herpes simplex type 1 (HSV-1), type 2 (HSV-2) và virus Varicella-zoster (VZV).
  • Tá dược vừa đủ có tính làm mềm và chăm sóc da tổn thuơng: parafin lỏng, vaselin, dimethicone, polysorbate 80, propylene glycol…

Cách sử dụng thuốc Acyclovir bôi bỏng dạ:

  • Làm sạch vùng da có mụn bỏng dạ, sử dụng bông tiệt trùng thấm khô, sau đó thoa một lớp mỏng lên vùng da tổn thương. Bôi 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ.
  • Liệu trình bôi trong 5 đến 10 ngày khi hết các đốm mụn có dấu hiệu xẹp và bong hết ra.

Đánh giá ưu, nhược điểm:

  • Ưu điểm: Sản phẩm có giá thành tương đối rẻ và được các bác sĩ kê đơn phổ biến.
  • Nhược điểm: Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: Bạn nhẹ, nóng rát tại vị trí đốm mụn khi khô lại.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi bỏng dạ Acyclovir:

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như mắc HIV, bệnh nhân vừa ghép tủy, điều trị ung thư…
  • Bôi thuốc thận trọng cho phụ nữ có thai và cho con bú…

Thuốc bôi bỏng dạ Castellani

Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da trong đó có kiểm soát triệu chứng của bỏng dạ. Thành phần trong thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, giảm các biểu hiện ngứa ngáy, tiêu diệt vi khuẩn giúp hạn chế bội nhiễm tại đốm mụn.

Castelani là một loại thuốc da liễu bôi ngoài cũng được sử dụng rộng rãi

Thành phần thuốc bao gồm:

  • Fuchsine basic giúp diệt khuẩn, diệt nấm.
  • Aceton, alcol etylic giúp làm mát, làm lạnh.
  • Resorcinol giúp chống ngứa cho vết mụn.

Cách sử dụng thuốc:

  • Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị mụn. Tùy vào mức độ và diện tích vết mụn mà có thể thay đổi liều lượng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ưu nhược điểm thuốc:

  • Ưu điểm: Thuốc có khả năng sát khuẩn hiệu quả, chống viêm nhiễm khá tốt, giảm ngứa. Đồng thời, giúp làm mềm vùng da bị tổn thương, cung cấp môi trường ẩm để bỏng dạ mau lành hơn.
  • Nhược điểm: Có thể xảy ra một số tương tác thuốc không mong muốn như: Nổi mề đay, dị ứng, nóng rát khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Thuốc chỉ nên sử dụng bôi ở diện tích mụn bỏng dạ nhỏ, nếu bôi diện rộng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Hạn chế tiếp xúc, cọ xát, động vào vùng tổn thương để tránh làm giảm tương tác thuốc.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng da nhạy cảm trên cơ thể như: miệng, mắt, bộ phận sinh dục.
  • Thận trọng sử dụng thuốc cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ…

Sử dụng thuốc xanh Methylen để bôi phỏng dạ

Đây là loại thuốc thuộc nhóm hoạt chất cấp cứu và giải độc. Thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị chốc lở, viêm nhiễm trên da. Thuốc khá lành tính, không gây độc hại kể cả khi chẳng may uống phải nên được sử dụng bôi cho cả những làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Đây là thuốc phổ biến nhất được sử dụng khi bị thủy đậu

Ngoài ra phân tử xanh còn dễ dàng thẩm thấu vào các mô, phá vỡ liên kết virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Nhờ vậy mà thuốc phát huy công dụng điều trị herpes Varicella Zoster gây ra bỏng dạ.

Thành phần thuốc:

  • Xanh methylen có tên khoa học methylthioninium clorid.
  • Tá dược là nước tinh khiết tạo thành thuốc dạng dung dịch.

Tác dụng chính:

  • Điều trị viêm nhiễm trên da do virus như  Herpes simplex.
  • Điều trị viêm da có mủ, thủy đậu (bỏng dạ)…

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, sau đó bôi lên vị trí bỏng dạ 2 lần 1 ngày.

Ưu nhược điểm thuốc:

  • Ưu điểm: khả năng sát khuẩn nhẹ đến trung bình nên sử dụng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Giá thành của sản phẩm cũng tương đối rẻ
  • Nhược điểm: Lớn nhất của sản phẩm đó chính là màu xanh của thuốc có thể làm bẩn quần áo, làm mất thẩm mỹ trong quá trình sử dụng. Thuốc có tương tác với những chất có tính oxy hóa mạnh, những chất có tính kiềm, iot nên không nên sử dụng cùng với các dung dịch sát khuẩn khác như oxy già, providon, betadine…

Lưu ý bôi thuốc xanh methylen khi bị bỏng dạ:

  • Thuốc chỉ dùng ngoài da.
  • Bạn không nên bôi thuốc gần các vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, âm đạo…
  • Không bôi lên vết thương hở không phải do virus herpes gây ra.
  • Phụ nữ mang thai không bôi lên vùng ngực nếu đang trong thời gian cho con bú.

Bị bỏng dạ bôi Subac

Gel Su Bạc

Đây là thuốc dạng gel có tác dụng làm sạch và sát khuẩn da, ngăn ngừa vết bỏng dạ bội nhiễm, nhiễm trùng gây ra hệ lụy nghiêm trọng. Thành phần Nano bạc dạng ion có khả năng tiêu diệt nhiều bộ phận trên tế bào vi sinh vật khiến chúng bị vô hiệu hóa và không thể phát triển và gây nhiễm trùng cho vết bỏng dạ.

Thành phần thuốc:

  • Thành phần Su Bạc
  • Nano bạc
  • Neem
  • Chitosan
  • Acid citric
  • Kẽm salicylat

Cách bôi thuốc bỏng dạ đơn giản:

  • Vệ sinh sạch sẽ vết bỏng dạ bằng nước ấm và khăn sạch.
  • Dùng 1 lượng thuốc vừa đủ bôi lên vết bỏng dạ, xoa nhẹ nhàng tránh để vỡ mụn.
  • Rửa tay sau khi bôi thuốc để tránh để thuốc dính vào mắt.

Ưu nhược điểm của thuốc:

  • Ưu điểm: sát khuẩn tốt, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Nhược điểm: Nano bạc không phù hợp để bôi lên các đốm mụn đang có dấu hiệu mủ.

Lưu ý khi bôi thuốc:

  • Không bôi thuốc quá dày lên các đốm mụn.
  • Nếu mụn đang có dấu hiệu chảy nước cũng không nên bôi thuốc.

Sử dụng thuốc tím để bôi

Thuốc tím là loại thuốc sát trùng không còn xa lạ với bất kỳ ai. Người bệnh bỏng dạ cũng có thể sử dụng để bôi lên các đốm mụn để sát khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nghiên cứu còn chứng minh thuốc tím giúp điều trị nhiễm trùng do herpes simplex, các bệnh nhiễm trùng eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm…

Sử dụng thuốc tím nồng độ chỉ định của bác sĩ để có thể sát trùng cho đốm mụn

Thành phần thuốc tím: chủ yếu là kali permanganate

Ưu điểm:

  • Thuốc tím là loại thuốc phổ biến có thể dễ dàng mua khi có đơn từ bác sĩ.
  • Sát trùng tốt cho vùng da bên ngoài bệnh bỏng dạ.
  • Tiêu diệt được một số bệnh nhiễm trùng như eczema, viêm da, nấm da…

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn của thuốc tím rất yếu.
  • Có thể gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc.
  • Rất khó khăn trong việc pha chế đúng nồng độ để sử dụng.
  • Tính oxy hóa cao nên dễ dàng bị oxy hóa, không đảm bảo hiệu năng sát trùng.
  • Thuốc tím gây nhuộm màu da và màu quần áo trong quá trình sử dụng.
  • Có thể gây bốc cháy nếu tiếp xúc với môi trường hữu cơ
  • Sử dụng rất bất tiện vì phải qua nhiều bước khác nhau, không phù hợp cho đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi, người không có nhiều thời gian để chuẩn bị

Những lưu ý cần biết khi sử dụng:

  • Sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát vì nó có tính oxy hóa cao rất dễ bị biến chất, phá hủy.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

Giải pháp trị bỏng dạ mới không để lại sẹo

Bị bỏng dạ không nhất thiết phải đến bệnh viện. Bạn có thể tự điều trị tại nhà dựa trên phác đồ của bác sĩ. Ngoài việc bôi thuốc người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa nguy cơ để lại sẹo.

Nacurgo gửi bạn quy trình tham khảo điều trị bỏng dạ tại nhà giúp nhanh khỏi bệnh

  • Bước 1: Rửa sạch đốm mụn bằng nước muối sinh lý. Nếu mụn bị vỡ có thể sử dụng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo để loại bỏ tế bào chết, dịch nhầy tại các đốm mụn, sát khuẩn nhẹ nhàng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mụn
  • Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Bước 3: Bảo vệ vết mụn bằng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo để bảo vệ đốm mụn, tránh vỡ, tránh nhiễm trùng. Đồng thời tạo ra môi trường lý tưởng để vết mụn nhanh chóng lành lại và hạn chế để lại sẹo thâm
  • Bước 4: Theo dõi quá trình lành lại. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường đến ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

bo-doi-nacurgo-hieu-qua

Bộ đôi Nacurgo giúp xử lý cải thiện bỏng dạ hiệu quả

“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Những lưu ý cần chú ý khi điều trị bỏng dạ bằng thuốc

Nacurgo gửi bạn một số lưu ý cần biết khi điều trị bỏng dạ bằng thuốc bôi:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong quá trình bôi thuốc để kết quả điều trị đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế hệ lụy
  • Bôi thuốc đều, không nên bôi ngày có ngày không, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị
  • Nến sử dụng bông tiệt trùng để bôi thuốc nhất là các đốm mụn bỏng dạ đã vỡ. Trường hợp bôi bằng tay cần đảm bảo sát khuẩn tay thật kỹ trước khi bôi thuốc.
  • Một số loại thuốc cần được thử trên vùng da tay trước để thử mức độ dị ứng .
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

☛ Gửi đến bạn đọc: Phương pháp tắm lá khi bỏng dạ – Giải pháp từ chuyên gia!

Trên đây là những loại thuốc bôi bỏng dạ Nacurgo gửi đến bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6626 để được nghe tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Các loại thuốc bôi chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng cần được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Rate this post

Viết một bình luận