5
/
5
(
1
bình chọn
)
Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, những con người đầu tiên đã biết sử dụng lửa để thắp sáng. Rồi hàng nghìn năm trôi qua, các dụng cụ giữ lửa đã được cải tiến lên rất nhiều. Từ giữ lửa thô sơ cho đến nén, rồi đến đèn dầu, đèn bát,…Tuy nhiên, lửa là một tài nguyên nhưng cũng là một kẻ thù đáng sợ.
Ông cha ta có câu “đừng đùa với lửa” nhắc nhở chúng ta về sự nguy hiểm của nó. Cho đến những năm đầu thế kỷ 19 một thiết bị phát sáng được tạo ra mà không cần đến lửa – bóng đèn. Mặc dù cho đến những thập niên thứ 8 của thế kỷ 19, bóng đèn sợi đốt ( bóng đèn dây tóc) mới được sử dụng rộng rãi. Bởi hai nhà phát minh thiên tài người Mỹ (Thomas Edison) và người Anh (Joseph Swan) chính thức đưa nó vào kinh doanh. Sự phát minh ra bóng đèn dây tóc đã làm thay đổi nhiều thứ về cuộc sống của con người và trở thành phát minh bừng sáng của cả nhân loại.
Tìm hiểu chung về bóng đèn dây tóc:
Bóng đèn dây tóc còn gọi là bóng đèn tròn là một loại bóng đèn có khả năng phát sáng khi bị đốt nóng dây tóc ở trong. Đèn có cấu tạo gồm 4 phần chính :
- Một là lớp vỏ thủy tinh bên ngoài, có tác dụng bao bọc, bảo vệ dây tóc. Đặc biệt, nó phải có kích thước đủ lớn để không phát nổ bởi nhiệt độ của dây tóc.
- Hai là dây tóc siêu mảnh phía trong có tác dụng phát sáng khi gặp nhiệt.
- Ba là khoảng rỗng giữa dây tóc và vỏ thủy tinh được hút hết không khí và bơm vào khí trơ.
- Cuối cùng là phần chui đèn.
Xem thêm: Bóng đèn sợi đốt và những ứng dụng nổi bật của nó mà bạn chưa biết.
Hình ảnh một bóng đèn sợi đốt.
Lịch sử phát triển của bóng đèn sợi đốt
- 1800, Alessandro – nhà phát minh người Italia – đã phát minh ra cột điện volta, mở đầu cho một kỷ nguyên. Kỷ nguyên đó là sử dụng dòng điện cho đến tận bây giờ.
- 1809, tại Viện Hoàng gia London, Humprey lần đầu biểu diễn đèn hồ quang.
- 1877, đèn hồ quang chính thức bước ra khỏi phòng thí nghiệm, trở thành một trong những thiết bị điện đầu tiên trên thế giới.
- Tháng 1/1879, Edison chính thức phát minh ra bóng đèn sợi đốt. Nhưng cho đến ngày 21/10/1879, bóng đèn đó mới có thể thắp sáng được 45 giờ đồng hồ. Và ông chính thức nhận bằng sáng chế vào ngày 17/01/1880.
Tham khảo thêm: Mẹo sử dụng bóng đèn hiệu quả và tiết kiệm điện nhất mang đến những kiến thức bổ ích.
Kể từ đó, bóng đèn sợi đốt trở thành tổ tiên của bóng đèn hiện nay và luôn được cải tiến qua thời gian. Đó là từ đèn thủy ngân, đèn hơi natri cho đến bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact hay đèn led. Mặc dù vậy, “những đứa con ngày nay” của bóng đèn sợi đốt đã không còn dây tóc nữa.
Giữa những năm từ thế kỷ 19 đến 20, bóng đèn sợi đốt ngày càng trở nên phổ biến, là thời hoàng kim của nó. Nó đã làm “bừng sáng” cả thế giới, xóa nhòa khoảng cách giữa ngày và đêm, phục vụ ánh sáng cho con người. Nhưng bước sang thế kỷ 21, bóng đèn sợi đốt trở nên “thất sủng” đã và đang dần bị đào thải vì những nhược điểm của mình.
Làm thế nào để lựa chọn bóng đèn chất lượng và lâu bền nhất?
Nhược điểm của đèn sợi đốt
- Độ bền kém.
- Tiêu thụ năng lượng nhiều.
- Khả năng tỏa nhiệt lớn, ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường.
- Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc vì khả năng chiếu sáng không đều.
Ưu điểm của đèn sợi đốt
- Phát ra ánh sáng tự nhiên, gần giống với ánh sáng mặt trời, có màu vàng nên không hại mắt người dùng.
- Chi phí sản xuất rẻ. Giá thành bán lẻ của một bóng đèn sợi đốt hiện nay chỉ có giá từ 6 đến 10 nghìn đồng/chiếc.
- Ánh sáng phát ra liên tục, không chớp như bóng đèn huỳnh quang.
Xem thêm: Khắc phục sự cố khi sử dụng bóng đèn để cho mình những kinh nghiệm khi cần thiết.
Do đó, người dân vẫn thường sử dụng bóng đèn sợi đốt để phục vụ các hoạt động chăn nuôi. Đó chính là sưởi ấm cho gia súc, gia cầm; trồng trọt – thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa kết quả của cây trồng.
Người dân vẫn sử dụng đèn sợi đốt.
Ở Việt Nam, ngày 12-09-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 51/2011/QĐ-TTg chính thức nghiêm cấm buôn bán. Cũng như nhập khẩu bóng đèn sợi đốt có công suất trên 60W nhằm tiết kiệm tài nguyên quốc gia. Chính vì thế bóng đèn sợi đốt chính thức làm giảm sử dụng trên toàn bộ đất nước. Đồng thời, Công ty điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã chính thức ngừng sản xuất loại bóng đèn này kể từ năm 2012. Kết thúc kỷ nguyên của bóng đèn sợi đốt tại Việt Nam.
Trước hoàn cảnh đó, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra một loại bóng đèn.
Đó là bóng đèn sợi đốt có khả năng tái sinh năng lượng dư thừa. Một bóng đèn sợi đốt thông thường sẽ sử dụng 5% điện năng chuyển thành ánh sáng.
Như vậy sẽ lãng phí 95% vào việc tỏa nhiệt. Chính vì vậy, khả năng tái sinh 95% đó đã giúp “hồi sinh” bóng đèn vào một ngày không xa. Bên cạnh đó, để những bóng đèn không chỉ là kí ức hay quá khứ, mà là tương lai.
Mọi thắc mắc về sản phẩm quý khách có thể liên hệ website: https://dadco.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.