Bỏng điện là gì? do tác nhân nào gây ra? cách sơ cứu như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn sự cố bỏng điện này nhé!
Xem thêm:
Bỏng điện là gì?
Bỏng điện là tình trạng bỏng nặng, xảy ra khi dòng điện tiếp xức với cơ thể. Khi điện tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua chất dẫn với cơ thể bạn.
Khi điều này xảy ra, điện có thể làm hỏng các mô và cơ quan trong và ngoài cơ thể. Bỏng điện có thể để lại triệu chứng nhẹ cũng có thể nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Hậu quả bị bỏng điện:
Điện lực càng lớn thì kích thích càng mạnh hệ thần kinh trung ương và các trung khu điều chỉnh tuần hoàn hô hấp, hệ thần kinh thực vật gây hiện tượng ức chế mạnh và rối loạn cấp các chức phận sống của cơ thể.
Khi bị bỏng điện, các cơ quan thường bị tổn thương như sau:
- Tim: nhịp tim trở nên bất thường, cũng có thể ngừng đập
- Thận: thận có thể ngừng hoạt động
- Xương và cơ bắp: Nếu các cơ bị tổn thương nghiêm trọng, các chất từ bên trong các tế bào cơ bị tổn thương có thể gây chảy máu. Tình trạng này được gọi là tiêu cơ vân. Trong một số trường hợp, bỏng điện có thể gây thương tích cho các cơ quan khác. Một số đối tượng có thể có sự tích tụ bất thường bởi áp lực trong một nhóm cơ, được gọi là hội chứng khoang cấp tính
- Hệ thần kinh: người bị bỏng điện có thể bị bất tỉnh, yếu cơ hoặc tổn thương mắt hoặc tai.
Nguyên nhân bị bỏng điện:
Là một sự cố nguy hiểm và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bị bỏng điện. Điển hình như:
- Tiếp xúc hoặc nhà gần sát với đường dây điện cao thế
- Tiếp xúc với đường dây điện bị đứt, cột điện bị đổ
- Nghe điện thoại ngay cạnh đường dây cao thế
- Bị sét đánh
Cơ chế gây bỏng điện:
Các mức độ của bỏng điện sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Dòng điện một chiều hoặc xoay chiều
- Hiệu thế của dòng điện: cao hay thấp
- Cường độ dòng điện khi chạy qua cơ thể
- Điện trở của mô cơ thể
- Thời gian dòng điện truyền qua cơ thể
- Đường truyền qua cơ thể
- Luồng điện đi qua não, tim thường gây nguy hiểm tới tính mạng
- Luồng điện có hiệu thế cao: 1000-50000 von.
- Luồng điện khi truyền qua cơ thể sẽ đi theo con đường có ít điện trở nhất
- Khi luồn điện truyền cơ cơ thể mà gặp các phần có điện trở lớn như da hoặc xương thì điện năng lúc này sẽ biến thành nhiệt năng (theo định luật Joule – Lenz).
Các triệu chứng khi bị bỏng điện:
Về triệu chứng của bỏng điện, thì phụ thuộc vào lượng điện tiếp xúc với cơ thể và thời gian tiếp xúc. Bỏng điện có thể gây ra nhiều loại bỏng da khác nhau và còn tùy thuộc vào lớp da nào bị ảnh hưởng trực tiếp. Dưới đây là một số thuật ngũ bác sĩ thường dùng để mô tả các loại bỏng khác nhau:
- Bề ngoài – Một vết bỏng bề mặt chỉ ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da. Da đỏ, khô và đau. Khi bạn nhấn vào vết bỏng, nó sẽ chuyển sang màu trắng.
- Độ dày một phần – Bỏng độ dày một phần ảnh hưởng đến 2 lớp trên cùng của da. Da có màu đỏ và có thể rò rỉ chất lỏng hoặc hình thành mụn nước.
- Độ dày đầy đủ – Một vết bỏng có độ dày đầy đủ ảnh hưởng đến tất cả các lớp da. Vết bỏng thường không đau, vì da bị bỏng không cảm thấy gì. Da có thể có màu trắng, xám hoặc đen.
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào việc bạn có bị tổn thương các cơ quan nội tạng hay không.
Hướng dẫn cách sơ cứu bị bỏng điện đúng cách:
Khi gặp sự cố bị bỏng điện, để sở cứu đúng cách, bạn cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ đầu ngành như sau:
- Tuyệt đối không chạm vào nạn nhân khi họ vẫn còn tiếp xúc với luồng điện: Trước khi sơ cứu, bạn cần ngắt hết các thiết bị điện hoặc nguồn chính để ngăn không cho dòng điện tiếp tục truyền qua cở thể nạn nhân. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện, thì bạn cũng nên đứng trên bề mặt khô ráo dùng thanh gỗ để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Không nên di chuyển nạn nhân khi không thực sự cần thiết
- Kiểm tra nạn nhân có phản ứng không: thường sau khi bị điện giật, nạn nhân có thể lâm vào trạng thái bất tỉnh, hoặc không có bất kỳ phản ứng nào khi bạn chạm vào hoặc nói chuyện với họ. Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở, ban cần thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Gọi cấp cứu: bạn nên gọi cấp cứu khi nạn nhân không có phản ứng hoặc có các dấu hiệu như bỏng nặng, tim đập nhanh, ngưng tim, co giật, vẫn tỉnh táo nhưng khó khăn khi di chuyển hoặc giữ thăng bằng, có các vấn đề về thị lực, thính lực, đau rút cơ, khó thở.
- Trong khi chờ sự trợ giúp từ cứu hộ y tế: bạn nên sử dụng băng gạc khô và vô trung để che vết bỏng do điện gây ra. Trong trường họp bị bỏng nặng, không nên cố gỡ những mảnh quần áo dính trên da nạn nhân, thay vào đó, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ nhẹ nhàng phần quần áo không dính vào vùng da bị bỏng. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng khăn tắm hoặc chăn phủ lên vết bỏng khiến vùng da bị bỏng trở nên tồi tệ hơn. Tuyệt đối không cố gắng làm mát vùng da bị bỏng điện bằng nước đá lạnh hoặc bôi dầu mỡ lên trên đó.
- Theo dõi các triệu chứng của nạn nhân: Thường các triệu chứng sau khi bị bỏng điện có thể gồm ớn lạnh, da nhợt nhạt, mạch đập nhanh. Nên theo dõi liên tục nạn nhân có biểu hiện gì, điều này rất hữu ích cho quá trình chữa vết bỏng.
- Giữ ấm cho nạn nhận: Bạn nên giữ ấm nạn nhân trong lúc chờ nhân viên cứu trợ đến vì nó có thể khiến cho các triệu chứng sốc trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin về sự cố bỏng điện.