Bột nếp là gì? Khi nhắc đến bột nếp, chắc hẳn chúng ta ai cũng quen thuộc. Tuy nhiên, bạn đã có bao giờ tìm hiểu bột nếp làm từ nguyên liệu gì chưa? Và có thể chế biến thành những món gì? Nếu chưa hiểu rõ về loại bột thông dụng này, các bạn hãy cùng theo dõi qua bài viết này nhé!
Tìm hiểu bột nếp là bột gì?
Bột nếp (hay bột gạo nếp) là chính là tinh bột được lấy từ gạo nếp. Để làm được bột gạo nếp, ngươi ta sẽ ngâm gạo nếp với nước từ 12 – 16 tiếng cho thật mềm. Kế tiếp, mang gạo đi xay với lượng nước vừa đủ để cho ra hỗn hợp bột nước.
Khi đã có được hỗn hợp bột nước, người ta cho nó vào bao vải sạch và treo lên cho đến khi rút hết nước và thu được khối bột đặc.
Sau đó, mang khối bột này đi giã thật nhuyễn và phơi nắng cho thật khô là được (hoặc mang đi sấy khô nếu không có nắng). Cuối cùng, Khi bột thật sự khô thì cho vào máy xay và xay lại 1 – 2 lần nữa cho đến khi bột thật mịn.
Bột nếp chuẩn sẽ có màu trắng tinh như gạo nếp,mùi thơm thoảng thoảng của gạo. Đặc biệt, khi sờ tay vào bột, bột rất mịn và không nhiễm tạp chất (nấm mốc, bụi bẩn,…). Sau khi chế biến, bột rất dẻo và dai, hơi dính và không có độ nở.
Bột nếp có thể làm được những món gì?
Bột nếp có thể sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, rất thơm ngon và hấp dẫn, chẳng hạn: bánh chưng, bánh tét, nấu chè, bánh bò, bánh ít,…. Dưới đây, sẽ là những món bánh làm từ loại bột này.
- Bánh ít lá gai
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một bó lá gai.
- 250g bột nếp lọc
- 2-3 muỗng canh bột gạo.
- 200g đậu xanh
- 200g đường
- 50g dầu ăn
- Lá chuối gói bánh
Cách làm bánh ít là gai:
Phần nhân đậu xanh:
- Đậu xanh ngâm trước 4 giờ hay qua đêm, sau đó đãi sạch vỏ, vo sạch rồi nấu hay hấp chín với xâm xấp nước và ½ muỗng cà phê muối. Khi đậu bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa tránh trào nước ra bếp.
- Đậu chín thì xay nhuyễn. Nếu khô quá thì có thể cho từng muỗng canh nước vào để dễ xay hơn.
- Sau đó sên đậu bằng chảo không dính, khi sên cho từng muỗng canh dầu ăn vào từ từ.
- Đảo đậu đều tay tránh đậu khét ở đáy chảo, sên đến khi đậu tạo thành khối và không dính chảo là được.
- Nhấc chảo ra khỏi bếp, để nguội bớt rồi vo viên khoảng 30g mỗi viên.
- Muốn ngon hơn, có thể cho thêm dừa nạo sợi vào đậu rồi vo viên.
Phần vỏ bánh:
- Lá gai ngâm nước rửa sạch, sau đó luộc với xâm xấp nước cho lá mềm bớt.
- Sau đó cho cả lá và nước vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.
- Trộn 2 loại bột và 50g đường với nhau, cho từ từ lượng lá gai xay nhuyễn vào nhồi cho mịn, nếu bột quá khô có thể cho thêm xíu nước. Nhưng lưu ý là bột sau khi nhồi phải đứng chứ không chảy nhão, nếu không khi hấp bánh sẽ không còn hình dạng ban đầu nữa.
- Sau đó cũng chia bột thành từng phần khoảng 40-50g tùy sở thích ăn bột vỏ nhiều hay ít.
Gói bánh: có thể hấp bánh trần, nghĩa là không cần bọc lá, tuy nhiên bánh rất dễ bị nhão. Do đó, gói bánh trong lá chuối vẫn là an toàn nhất.
- Lá chuối mua về rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bọc một phần đậu xanh trong từng phần vỏ bánh cho kín rồi lăn viên bột qua dầu ăn chống dính.
- Sau đó cho bánh vào từng miếng lá chuối rồi gấp lại, dùng những sợi lá chuối nhỏ buộc lại.
Hấp bánh: chuẩn bị một xửng nhiều nước, bắc lên bếp đến khi nước sôi thì cho bánh vào hấp chừng 15 phút là bánh chín. Lưu ý trong khi hấp, nhớ xả khí thường xuyên cho xửng nước và lau nắp vung cho khô nước tránh làm nhão bánh.
Bánh chín để thật nguội cho bánh se lại rồi mới thưởng thức.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết bột nếp là gì, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hiểu biết về loại nguyên liệu nấu ăn vô cùng quen thuộc này và chúc các bạn thành công với món bánh làm từ bột nếp nhé.
Có 2 loại bột nếp tại Nhà máy Đức Thịnh đó là:
- Bột nếp đặc biệt : http://botducthinh.com/san-pham/bot-nep-dac-biet/
- Bột nếp tinh khiết : http://botducthinh.com/san-pham/bot-nep-tinh-khiet/