Bột nếp tài ký và những thông tin hữu ích của bột nếp
Bột nếp là nguyên liệu đặc trưng và quen thuộc trong các món ăn truyền thống của các gia đình Việt. Bột có đặc tính dẻo, dai, màu trắng tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những ứng dụng đặc biệt của bột gạo nếp, trong bài viết này Anny sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bột nếp giúp bạn có thể sử dụng bột nếp một cách hiệu quả nhé!
1. Bột nếp là gì?
Bột nếp hay còn gọi là bột gạo nếp là tinh bột được lấy từ gạo nếp, để làm được bột gạo nếp người ta sẽ ngâm với nước từ 12 – 16 tiếng cho thật mềm. Sau đó mang gạo đi xay với lượng nước vừa đủ để cho ra hổn hợp bột nước. Tiếp đến người ta cho nó vào bao vải sạch và treo lên cho đến khi rút hết nước và thu được khối bột đặc. Mang khối bột này đi giã thật nhuyễn và phơi nắng cho thật khô là được (hoặc mang đi sấy khô nếu không có nắng).
Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian làm bánh, Anny có cung cấp sản phẩm bột nếp Tài Ký 400g đã được làm sẵn từ nguyên liệu hạt gạo nếp chọn lọc có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, có đặc tính dẻo, dai, có màu trắng tự nhiên của nếp và được làm từ bột gạo dẻo giúp các món ăn thơm ngon, và có giá trị dinh dưỡng cao. Với gói bột nếp Tài Ký 400g này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chế biến đấy!
2. Phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp
Không ít người gặp khó khăn trong vấn đề phân biệt giữa bột gạo tẻ và bột gạo nếp, vì thoạt nhìn hai loại bột này trông khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn có thể hai dựa vào một số yếu tố sau để phân biệt:
Bột gạo tẻBột gạo nếpNguồn gốcĐược làm từ hạt gạo tẻĐược làm từ hạt gạo nếp (còn gọi là gạo sáp)Màu sắcMàu trắng đục và hơi sạmMàu trắng tinh, màu tự nhiên của hạt gạo nếpThành phầnCó thành phần amylopectine-1 và liên kết alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 ít hơn so với bột gạo nếpCó thành phần amylopectine-1 và liên kết alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 nhiều hơn nên có độ kết dính, dai và dẻo hơn bột gạo tẻĐặc điểmBột mềm, mịn và hầu như giúp cho thực phẩm không bị khô sau khi chế biếnBột rất mịn, gây dính tay và làm cho thực có độ dẻo và dai sau khi chế biến.Ứng dụngDùng nhiều trong món bánh, như bánh canh, bánh bò, bánh ướt, cao lầu, bánh đúc, bánh xèo,…Thường dùng cho món chè, xôi và một số loại bánh
3. Cách pha bột nếp Tài Ký
Đối với các loại bột năng, bột mì thường thì dùng nước lạnh để nhào. Tuy nhiên, bột nếp nên nhào với nước ấm. Nhiệt độ nước từ 50 – 70ºC là phù hợp nhất. Nếu nước quá nóng sẽ khi nhồi bột sẽ bị dính bết vào tay, có thể làm bột chín, rất khó tạo hình cho bánh. Khi nhào bột nếp với nước lạnh thì bột sẽ đóng cục lại và bột sẽ không tan hết.
Nếu bạn có da tay nhạy cảm với nhiệt độ, có thể dùng thìa (muỗng) trộn bột khi cho nước ấm vào trộn trước. Sau đó, bạn tiến hành nhào bột bằng tay. Và dưới đây, Anny sẽ hướng dẫn bạn cách nhào bột nếp đúng chuẩn:
– Để nhào bột nếp thật mịn, đều, bạn cần cho bột ra tô sẵn rồi thêm nước từ từ vào trộn đều để bột không quá khô và quá nhão.
– Thông thường, mỗi món ăn sẽ có lượng nước nhào bột khác nhau. Bạn nên tham khảo tỉ lệ phù hợp trước khi thực hiện. Khi nhào bột, bạn cần thực hiện thật nhanh và mạnh tay để bột được nhào kỹ. Điều này sẽ cho cho bánh sẽ mềm, dẻo, ngon hơn.
4. Bột gạo nếp làm bánh gì?
Bột nếp được sử dụng rộng rãi và dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như bánh ít trần, bánh Mochi nhật bản, chè trôi nước, bánh bò, bánh tét,… làm món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn.
Bánh ít trần
Chè trôi nước
Bánh Mochi Nhật Bản
Bánh giầy
Và dưới đây Anny chia sẽ đến bạn công thức làm bánh ít trần từ Bột gạo nếp:
a. Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 300g bột nếp Tài Ký;
– 50g bột năng;
– 150g thịt nạc;
– 150g tôm;
– 150g đậu xanh bóc vỏ;
– 100g củ sắn;
– 100g cà rốt;
– 20g đậu hành;
– 10g hành tím băm;
– 10g tỏi băm;
– 15ml nước mắm;
– 5g tiêu;
– 15g đường;
– 2g bột ngọt;
– 5g muối;
– 350ml nước.
b. Các bước thực hiện
– Bước 1: Rửa sạch thịt nạc và tôm, dùng dao cắt nhỏ, băm nhuyễn. Rửa sạch và cắt nhỏ củ sắn, cà rốt và đầu hành.
– Bước 2: Sau khi ngâm đậu xanh khoảng 4 tiếng để đậu mềm, đãi sạch đậu và cho vào nồi để luộc chín với một ít nước. Tiếp theo, cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn ra. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đầu hành và đậu xanh vào sên trên lửa nhỏ đến khi đậu nhuyễn mịn. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào âu, nêm nước mắm, muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành tím và tỏi đã băm nhuyễn, trộn đều.
– Bước 3: Cho bột năng, bột nếp, nước và muối vào âu, trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau và tiến hành nhồi bột đến khi mịn.
– Bước 4: Chia nhân bánh thành nhiều phần nhỏ, vo tròn. Bột bánh cũng chia ra nhiều phần, vo bột thành hình tròn, cho nhân vào chính giữa và gói lại cẩn thận thành viên nhỏ.
– Bước 5: Bắc nồi hấp lên bếp, xếp lá chuối vào và đun sôi nước trong nồi. Xếp từng chiếc bánh vào nồi, hấp 15 phút là được.
– Bước 6: Lấy bánh ra khỏi nồi hấp, đặt lên đĩa có lót sẵn lá chuối. Cho hành lá cắt nhỏ, muối, đường vào bát rồi đổ dầu nóng vào, trộn đều. Sau đó, cho dầu hành lên bánh, trang trí thêm vài lát ớt là xong.
Bánh ít trần Huế ngon khi phần vỏ bánh vừa dẻo vừa dai, nhân bánh thơm lừng, đậm đà.
5. Bột gạo nếp mua ở đâu?
Tại Anny Shop – Nguyên liệu Dụng cụ làm bánh Đà Nẵng có rất nhiều sản phẩm bột gạo nếp với chất lượng cực tốt, giá cả cực uy đãi. Bên cạnh đó, Anny còn có dịch vụ giao hàng đến các tỉnh toàn quốc, hãy đừng ngần ngại liên hệ để được Anny tư vấn và lên đơn giao hàng nhé!
Anny Shop đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiểu loại Đồ làm bánh phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Không chỉ riêng về dụng cụ làm bánh mà còn cả đa dạng các loại nguyên liệu làm bánh có chất lượng và xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.