#Branding101 – Phần 1: 8 yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc thương hiệu

Mọi thứ trên đời đều là sự kết hợp của nhiều nguyên tố khác nhau và trong việc xây dựng thương hiệu cũng thế. Bạn cần phải đảm bảo hoàn thiện các khâu từ logo, bảng màu đặc trưng đến nâng cao trải nghiệm người dùng. Dưới đây là 8 yếu tố bạn cần biết để xây dựng thương hiệu thành công.

Nguồn: 99designs

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu không chỉ rất quan trọng mà vô cùng cần thiết trong kinh doanh. Ở một thị trường đầy cạnh tranh, bạn phải trở nên thật nổi bật trước hàng triệu đối thủ khác để có thể thu hút sự chú ý và túi tiền của khách hàng. Xây dựng thương hiệu giúp bạn thể hiện câu chuyện và đặc tính mà chỉ sản phẩm của bạn mới có, thuyết phục họ lựa chọn bạn. Đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp của bạn được biết đến và phát triển mạnh mẽ.

Bước đầu tiên, hãy break down (phân tích) doanh nghiệp của bạn

Đây là bước vô cùng quan trọng. Việc phân tích sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh của thương hiệu và định hình cách mà khách hàng nhìn nhận bạn. Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra các chiến lược quảng bá với những mẫu thiết kế quảng cáo, truyền thông đặc sắc để thuyết phục khách hàng bạn là một thương hiệu đáng tin cậy với những sản phẩm riêng biệt và chất lượng.


Nguồn: 99designs

Sau đó, bạn sẽ lập bản kế hoạch với các yếu tố cơ bản sau đây để tạo ra bản sắc cho thương hiệu. Lúc này, các Designer sẽ dựa vào nền tảng đó để tạo nên các thiết kế đầy hấp dẫn và lôi cuốn phục vụ cho chiến lược quảng bá một cách hiệu quả nhất. 

8 yếu tố tạo nên bản sắc của thương hiệu

1. Logo

Bất cứ tổ chức, nhãn hàng nào cũng phải có logo. Đây là yếu tố quan trọng nhất để khách hàng nhận biết bạn. Logo là biểu tượng của doanh nghiệp, cho thấy câu chuyện và cá tính của một thương hiệu. Một logo không chỉ đẹp mà còn phải dễ nhớ để khách hàng có ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nó sẽ tạo nên cảm giác quen thuộc và khiến họ nghĩ đến bạn khi tìm một món hàng nào đó.


Nguồn: 99designs

Bạn cần có một Designer giỏi để làm tốt bộ nhận diện thương hiệu, thứ tương tác với khách hàng nhiều nhất. Logo xuất hiện hầu hết trong mọi ấn phẩm, sản phẩm của thương hiệu: Danh thiếp, website, hàng hóa, các trang truyền thông, các biểu mẫu quảng cáo… 


Nguồn: 99design

2. Bảng màu đặc trưng

Bảng màu là yếu tố quan trọng tiếp theo trong việc tạo nên bộ nhận diện thương hiệu. Nó tác động trực tiếp đến thị giác và trí nhớ của người dùng. Một vài nhãn hàng nổi tiếng đã làm rất tốt điều này. Bảng màu giúp họ được nhận diện ngay lập tức, chẳng hạn như khi thấy màu vàng và đỏ, bạn nhớ ngay đến McDonalds, trắng và xanh khiến bạn nghĩ ngay đến logo của Facebook… Bạn hãy thử quan sát bảng màu phía dưới và đoán xem nó đại diện cho nhãn hàng nào?

Nguồn: 99designs

Không chỉ gây ấn tượng về bộ mặt bên ngoài, màu sắc còn thể hiện được giá trị cốt lõi bên trong. Chúng ta cần ứng dụng những lý thuyết, tâm lý về màu sắc để tìm ra màu phù hợp với phong cách, câu chuyện của thương hiệu.

Bạn không nhất thiết phải chọn tông màu cơ bản, hãy thử phối các màu sắc lại với nhau và tạo nên một bảng màu đầy ấn tượng và riêng biệt.


Nguồn: 99design

3. Hình dáng, bố cục

Trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, kiểu dáng được sử dụng vô cùng quan trọng, các hình ảnh đều được tạo nên bởi các khối hình cơ bản. Bạn cần nghiên cứu về lý thuyết, ý nghĩa của hình học để lựa chọn cái nào phù hợp nhất với đặc tính thương hiệu để thiết kế logo. Chẳng hạn như hình vuông tượng trưng cho sự vững chắc và đáng tin, hình tròn và đường cong tượng trưng cho sự mềm mại và hạnh phúc…


Nguồn: 99designs

Không chỉ thế, bạn có thể vận dụng vào quá trình xây dựng giao diện website; thiết kế bố cục, bao bì, danh thiếp…

Bạn chẳng bị bó buộc bởi một hình dáng nào cả, nếu thiết kế của bạn cần những hình ảnh sáng tạo, hãy thử kết hợp chúng lại và biến hóa tùy thích, miễn sao các hình được lựa chọn đều truyền tải đúng ý nghĩa, đặc tính của thương hiệu và sản phẩm.

Nguồn: 99designs

4. Tagline

“Eat fresh”

“Just do it”

Đây là hai dòng tagline kinh điển của hai nhãn hàng nổi tiếng thế giới. Taglines còn được gọi là khẩu hiệu, là lá cờ đầu truyền tải thông điệp thương hiệu một cách dễ nhớ,  in hằn trong tâm thức của công chúng. Nó cho khách hàng biết rằng giá trị nào họ sẽ nhận được khi mua sản phẩm của bạn.

Nó có thể là một khẩu hiệu đơn giản liên quan tới chính ngành hàng như “Eat fresh” của Subway. Subway đã lựa chọn một khẩu hiệu khác biệt với các cửa hàng thức ăn nhanh khác, định vị mình là một thương hiệu thực phẩm ăn nhanh lành mạnh. Từ đó, họ lựa chọn màu xanh lá trong các thiết kế để phù hợp với tính chất tươi mới. Màu xanh xuất hiện trong logo và mọi quảng cáo của Subway về những review giảm cân thành công từ chính khách hàng của họ.

Nguồn: campaignlive

Hoặc bạn có thể tìm một tagline đa nghĩa hơn như “Just do it”. Nike đã truyền cảm hứng cho khách hàng vượt khỏi khuôn khổ của sản phẩm. Nó không còn gắn liền với những đôi giày nhưng vẫn cho thấy thông điệp rất rõ ràng: Bạn hãy hành động ngay đi và đừng ngần ngại bất cứ điều gì. Hãy mang đôi giày và bắt đầu một hành trình mới. Hay bạn đừng trì hoãn nữa mà bắt đầu tập thể dục ngay hôm nay để tăng cường sức khỏe. Hãy làm ngay những điều gì tốt nhất cho cơ thể và tâm trí của mình, đừng nghĩ ngợi.

Nguồn: Nike

5. Tông giọng và những từ ngữ đặc trưng

Khi đến Starbuck, bạn sẽ không thể mua ly nhỏ “Small”. Nếu bạn muốn một ly cỡ nhỏ nhất của Starbuck, họ gọi nó là ly “tall”. Các cỡ ly khác cũng được gọi với cái tên vô cùng khác biệt “Grande” và “Venti”. Thương hiệu này đã phát triển một hệ thống từ ngữ độc đáo để tạo nên điểm khác biệt giữa sản phẩm của họ với các đối thủ. Họ là thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng chiến lược thú vị này. 

Đó chẳng phải là thứ duy nhất độc đáo mà Starbuck tạo nên. Họ còn gây sự chú ý khi viết sai tên khách hàng một cách hài hước. Dù hãng cà phê này chưa bao giờ lên tiếng khẳng định về chiêu trò này hoặc nó chỉ là một sai sót của nhân viên phục vụ. Nhưng dù sao, nó cũng đã tạo nên luồng phản ứng tích cực cho thương hiệu. 

Nguồn: 99designs

Bên cạnh đó, các thương hiệu sẽ tìm ra giọng điệu riêng cho mình. Giọng điệu được thể hiện qua mọi văn bản mà nhãn hàng tạo ra, từ email phản hồi khách hàng, các nội dung trên website và mạng xã hội.

Giọng điệu là một yếu tố hiệu quả để định vị thương hiệu của bạn. Wendy là một minh chứng cho việc gây ấn tượng với một cá tính độc đáo, nhất quán trong các sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội. Trước khi gia nhập Twitter, Wendy chỉ đơn giản được biết đến như một nhà hàng thức ăn nhanh bán bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên… Sau này, họ đã trở thành một nhà hàng thức ăn nhanh bán bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên đầy khiêu khích trên mạng xã hội.

Nguồn: 99designs

6. Phông chữ

Phông chữ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bộ mặt thương hiệu. Phông chữ được lựa chọn để tạo nên logo, dùng trong mọi văn bản của thương hiệu như giao diện và nội dung website, biểu mẫu email. Đây không phải là thứ có thể lựa chọn bừa bãi, bạn phải thật kiên nhẫn và tỉ mỉ tìm ra đâu là phông chữ tốt nhất để truyền tải đặc tính và giá trị của sản phẩm.

Nguồn: 99designs

Tương tự như màu sắc, các phông chữ khác nhau cũng tượng trưng cho tính cách và cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ các phông chữ mà các nhãn hàng  lựa chọn và cảm xúc mà nó đem đến cho bạn. Sau đó, hãy xem nó có truyền tải rõ ràng câu chuyện của thương hiệu hay không?


Nguồn: 99designs

7. Hình tượng

Hình tượng là mẫu hình bạn đưa ra làm chuẩn mực cho mọi thiết kế bao bì, sản phẩm, marketing và quảng cáo về màu sắc, kiểu dáng, bố cục… Bạn không thể chỉ đính kèm một logo trên nội dung văn bản bạn phát hành; các hình ảnh được xuất hiện phải trải qua quá trình chọn lọc và nhất quán với nhau để làm nổi bật bản sắc thương hiệu. 

Nguồn: 99designs

Nó không chỉ đơn giản là các sản phẩm thiết kế đồ họa. Hình tượng được đưa ra làm chuẩn phải thúc đẩy sự phát triển của doanh thu sản phẩm và truyền tải giá trị của thương hiệu, đồng thời phải phù hợp với thị trường và chiến lược truyền thông mà thương hiệu muốn nhắm tới.


Nguồn: 99designs

Chẳng hạn như các ngôi sao nổi tiếng vẫn liên tục thay đổi phong cách hình ảnh bên ngoài theo thời gian để gây dấu ấn, khiến khán giả nhớ đến họ. Selena Gomez khi còn là công chúa của Disney Channel luôn xuất hiện với phong cách trang điểm trong sáng và những chiếc đầm đáng yêu. Sau này, cô đã thay đổi hình tượng trở thành người phụ nữ độc lập và quyến rũ với những bộ cánh mạnh mẽ và ma mị.

Nguồn: 99designs

8. Định vị thương hiệu

Bạn cần định vị để tìm ra chỗ đứng thích hợp cho thương hiệu trên thương trường đầy cạnh tranh. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn xác định được đặc điểm sản phẩm của mình. Bạn cần tìm ra giá trị mà sản phẩm của mình có thể cung cấp cho khách hàng, và so sánh với các đối thủ trong cùng ngành hàng. Từ đó bạn sẽ biết mình có đang định giá quá cao, ngang bằng hay thấp hơn họ. Và đâu là thứ hấp dẫn khách hàng đến mua sản phẩm của bạn thay vì các nơi khác?


Nguồn: 99designs

Quá trình định vị ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn như khi một thương hiệu mới nổi đang muốn quảng bá họ là lựa chọn kinh tế nhất hay thân thiện với môi trường, thì họ có thể lựa chọn bảng màu xanh và cam trong các nội dung quảng cáo để tạo nên cảm giác thân thiện và gần gũi với khách hàng.

Ngược lại, một nhãn hàng xa xỉ phẩm có thể sử dụng bảng màu tối và một phong cách bí ẩn để định vị đây là một lựa chọn độc đáo và chất lượng. Khi bạn quyết định hợp tác với một nhãn hàng hay KOLs, influencers để quảng bá, hãy định vị họ xem họ có phù hợp phong cách, hình tượng, giá trị mà bạn đang muốn hướng tới hay không.


Nguồn: Baresoul Nguồn: Thebodyshop

Kết:

Vừa rồi là 8 yếu tố cơ bản quan trọng nhất khi định vị thương hiệu, ngoài ra, còn có những yếu tố khác hỗ trợ để quá trình này trở nên hoàn hảo nhất có thể. Định vị thương hiệu giúp bạn tìm ra những đối tác và đối tượng khách hàng phù hợp cho mình.

Rate this post

Viết một bình luận