Bức Tranh Tứ Bình là gì ? Cách treo tranh tứ bình đúng cách nhất ? –

Trang trí phòng khách, phòng làm việc hay phòng đọc sách bằng những bộ tranh tứ bình là lựa chọn của nhiều gia chủ hiện nay. Các dòng tranh tứ bình mang lại vẻ đẹp tao nhã, thanh tịnh và đặc biệt là mang nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Vậy để khám phá nhiều hơn những điều thú vị về loại tranh này, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ, tản mạn sau đây của Cở sở gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé!

Bức Tranh Tứ Bình là gì ? Cách treo tranh tứ bình đúng cách nhất ?Bức Tranh Tứ Bình là gì ? Cách treo tranh tứ bình đúng cách nhất ?

Bức tranh tứ bình là gì ?

Tứ bình được biết đến là loại tranh trục, bao gồm tất cả 4 bức tranh được sử dụng với mục đích chính đó là trang trí trong gia đình. Ngày xưa, ở những nơi sang trọng, quý phái như cung vua, phủ chúa hay quan lại giàu có mới thường sử dụng bộ tranh phú quý để treo trong nhà. Ngược lại, với tầng lớp thường dân, bộ tranh tứ quý này thường được vẽ trên giấy và người dân coi đó là tranh tứ bình. 

Bức tranh tứ bình là gì ?Bức tranh tứ bình là gì ?

“Tứ quý” có thể hiểu nôm na có nghĩa là “Bốn mùa” (Theo quan niệm ở phương Đông và đặc biệt là ở Trung Quốc, Việt Nam, một năm sẽ được chia thành 4 mùa và mỗi mùa tương ứng với 3 tháng, 3 tháng lại tương ứng với một quý). Do vậy, nếu hiểu “quý” theo nghĩa “quý tộc” thì “bình” sẽ mang ý nghĩa đó là “bình dân”. 

Tranh tứ bình tùng cúc trúc mai phong thủyTranh tứ bình tùng cúc trúc mai phong thủy

Thực tế ngày nay, các bạn có thể hiểu tranh tứ quý là loại tranh bao gồm 4 loài cây, hoa mọc trên đất cùng với 4 loài chim tương ứng, còn tranh tứ bình là tranh về 4 loài cây, hoa được đặt trong bình. Do vậy trong mục đích sử dụng, hoàn toàn không có sự phân chia sang hèn giữa 2 dòng tranh phong thủy này. 

Thứ tự treo bộ tranh tứ bình –  tứ quý

Thứ tự treo bộ tranh tứ bình -  tứ quýThứ tự treo bộ tranh tứ bình -  tứ quý

Các loại tranh tứ bình các bạn có thể tham khảo như sau: 

  • Đào – Trúc – Cúc – Tùng

  • Mai – Trúc – Cúc – Tùng

  • Mai – Trúc – Cúc – Lan

  • Mai – Trúc – Cúc –  Sen

  • Mai – Sen – Cúc – Tùng

Có rất nhiều loại tranh tứ bình khác nhau để bạn lựa chọn, tuy nhiên, tựu chung lại, chúng đều gồm bốn bức tranh vẽ bốn loài hoa/chim với ý nghĩa tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Chẳng hạn như: Mai/Điểu, Hồng/Công, Kê/Cúc, Tùng/Hạc… Cùng với đó là các mùa: mùa Xuân với hoa Mai, Đào, Lan; mùa Hạ với hoa Sen, Hồng; mùa Thu với hoa Cúc, Phù Dung và mùa Đông với cây Trúc, Cây Thông (Tùng).

Tranh tứ bình tứ quý dát vàngTranh tứ bình tứ quý dát vàng

Mỗi bộ tranh tứ quý đều mang những ý nghĩa đặc biệt riêng thể hiện hàm ý về thời gian cũng như cuộc sống xoay chuyển của con người. Thời gian ở đây được hiểu với tính chất luân hồi, sự vật hữu sinh hữu diệt cùng với quy luật nhân quả diễn ra nối tiếp nhau tạo nên cuộc sống đầy thú vị. Cùng với đó, những loại cây cỏ được thể hiện trong tranh cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất, tính cách của con người và đó là những phẩm chất cao quý của bậc quân tử, đại trượng phu: 

Tranh tứ bình loại đơn giản Tranh tứ bình loại đơn giản

  • Mai là tượng trưng cho sự trong trắng trong khổ hàn.

  • Lan là tượng trưng cho sự mỹ miều trong sinh sôi, nảy nở.

  • Trúc là tượng trưng cho sự thanh cao không vướng bụi trần.

  • Cúc là tượng trưng cho sự tốt đẹp, may mắn trong thành quả. 

Do vậy, khi treo bộ tranh tứ bình (hay tứ quý) nghĩa là bạn đã mang thời gian vĩnh hằng cũng như sự luân chuyển vào trong gia đình của mình để mỗi khi ngắm những bức tranh này, lòng sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn đồng thời hướng tới sự thanh tao, cao quý. 

Tranh tứ bình tứ quý tùng cúc trúc mai khổ dàiTranh tứ bình tứ quý tùng cúc trúc mai khổ dài

Để thể hiện sự quý trọng của mình đối với những loài hoa này, sinh thời, Cao Bá Quát đã rất tôn thờ hoa Mai và điều này được ông thể hiện qua câu nói:” Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa” (nghĩa là cả cuộc đời chỉ biết cúi đầu trước hoa Mai). Cùng với đó, Mãn Giác thiền sư cũng đã thể hiện cảm nhận của mình trước sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của loài hoa này: 

                 “Đừng tưởng xuân qua hoa rụng hết 

                 Đêm qua sân trước một nhành Mai”

Cách treo bộ tranh tứ quý mai lan cúc trúc

Trong các bộ tranh tứ bình ở Việt Nam và Trung Quốc đôi khi có sự khác nhau trong ý nghĩa biểu tượng của cây cỏ. Theo đó, nếu như ở Việt Nam, Mai là biểu tượng của mùa xuân thì ở Trung Quốc, Mai sẽ được chọn làm biểu tượng của mùa đông. Sở dĩ có sự khác nhau về biểu tượng này đó là do địa lý cũng như khí hậu của hai đất nước còn về bản chất, ý nghĩa phong thủy của loài hoa này hoàn toàn không có sự thay đổi. 

Cách treo bộ tranh tứ quý mai lan cúc trúcCách treo bộ tranh tứ quý mai lan cúc trúc

Khác với hoa Mai, nếu hoa Lan được xem là biểu tượng cho mùa xuân ở Trung Quốc thì ở Việt Nam, Lan lại là biểu tượng đặc biệt cho mùa hạ. Do vậy, người xưa thường yêu thích hoa Lan bởi vẻ đẹp thanh nhã và hương thơm đài các của nó. 

Bên cạnh đó, nếu Lan là loài hoa gây ấn tượng với hương thơm đài các, vương giả thì Cúc lại mang đến sự rực rỡ và lộng lẫy về màu sắc. Đặc biệt, loài hoa này sở hữu yếu tố vô cùng đặc biệt đó là dù khi đã héo rũ thì các cánh hoa vẫn không rời khỏi cuống. Hình ảnh này được xem là biểu tượng cho phẩm chất kiên trung, vững chắc, không buông bỏ dù gặp khó khăn, trắc trở. 

Hình ảnh trúc trong tranh tứ bình thường được vẽ cành đơn hoặc theo khóm với lối trúc hóa long. Đồng thời, trúc cũng thường được vẽ cùng với một số họa tiết khác như đá (Trúc – Thạch), Trúc – Sẻ hoặc kết hợp cùng với các loài hoa để tạo nên sự tương phản giữa cứng và mềm. Từ đó, hiệu quả thẩm mỹ cho những bức tranh trang trí này sẽ đạt đến mức tối đa, gây ấn tượng đặc biệt đối với người xem. 

Hình ảnh trúc trong tranh tứ bình thường được vẽ cành đơn hoặc theo khómHình ảnh trúc trong tranh tứ bình thường được vẽ cành đơn hoặc theo khóm

Nhiều người hiện nay không khỏi thắc mắc về một điều đó là vẽ tranh tứ quý với hình ảnh cây cỏ và thơ đã thể hiện được hàm ý mà bộ tranh gửi gắm, vật tại sao còn xuất hiện thêm hình ảnh chim chóc, côn trùng? Trên thực tế, đây được xem là tính chất và đặc điểm riêng, nổi bật của tranh tứ bình: Mai – Sẻ, Trúc – Sẻ, Cúc – Điệp, Tùng – Hạc, Sen – Vịt, Hồng – Công, Hồng – Điệp,… 

Tranh tứ bình thường được treo trong phòng khách phòng thờTranh tứ bình thường được treo trong phòng khách phòng thờ

Những hình ảnh quen thuộc này không chỉ có ý nghĩa mang lại sức sống và sự sinh động cho toàn bộ bức tranh mà nó còn góp phần tạo nên những điểm nhấn ấn tượng trong sự tương phản tính cách. Cụ thể các bạn có thể biết đến như: Trúc – Sẻ (Trúc là hình ảnh tượng trưng cho người quân tử, trượng phu còn Sẻ lại là tượng trưng cho kẻ tiểu nhân) hay Sen – Vịt với ý nghĩa thể hiện sự hài hòa về tính cách chậm rãi, tự tại, ung dung và vô cùng hiền lành,….. 

Tranh tứ quý tứ bình tùng cúc trúc mai 2 màuTranh tứ quý tứ bình tùng cúc trúc mai 2 màu

Những tản mạn về tranh tứ bình mà gomdaiviet.vn đã mang đến trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin thú vị và hấp dẫn về loại tranh đang được yêu thích này hiện nay. Nếu là một người coi trọng yếu tố phong thủy trong gia đình một bộ tranh tứ bình trang trí trong phòng khách, phòng làm việc hay phòng đọc sách sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đấy! 

 

 

 

3.4

/

5

(

19

votes

)

Rate this post

Viết một bình luận