1/ Bún gạo hữu cơ – không hóa chất, không phẩm màu, không pha trộn…
Bún là một dạng chế phẩm từ gạo. Chính vì vậy, bún có ngon, có đảm bảo chất lượng hay không, 90% quyết định nằm ở hạt gạo, 10% còn lại nằm ở khâu chế biến và cách thức (bí kíp) làm bún của từng cơ sở, làng nghề.
Điểm yếu lớn nhất của bún (bún tươi) là chế biến sẵn nên người tiêu dùng khó có thể kiểm soát được bún làm từ gạo gì, chế biến ra sao, bảo quản như thế nào?. Lợi dụng điều này, không ít cơ sở sản xuất bún đã cho ra đời những sợi bún bẩn, bún kém chất lượng được che mắt bằng công nghệ tẩy trắng bún. Những sợi bún trắng tinh nhưng thực chất lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.
Để giải quyết tình trạng này, giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng bún, bún gạo hữu cơ đã ra đời. Theo đó, thay vì sử dụng gạo thông thường, bún gạo hữu cơ được làm ra từ những hạt gạo hữu cơ đạt tiêu chuẩn hữu cơ, được chọn lọc kỹ lưỡng.
Không chỉ thế, công nghệ chế biến bún hữu cơ đạt chuẩn vì không có sự can thiệp của hóa chất, phẩm màu, chất tẩy trắng, tuyệt đối đảm bảo an toàn vệ sinh. Vậy nên, không chỉ giàu dinh dưỡng (gạo hữu cơ rất giàu giá trị dinh dưỡng), bún gạo hữu cơ còn đảm bảo an toàn cao nhất cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa bún gạo hữu cơ và bún gạo thông thường.
2/ Bún gạo hữu cơ – chuẩn dẻo thơm, chuẩn mát lành
Chất lượng bún không chỉ nằm ở khâu chọn gạo, để làm nên những mẻ bún dẻo thơm, mát lành còn dựa vào bí kíp làm bún của mỗi cơ sở, mỗi làng nghề. Đây là lý do, cùng là bún hữu cơ nhưng có những thương hiệu làm nên tên tuổi, đâu chỉ vì bún sạch mà trên hết là chúng mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon, đúng chuẩn loại sợi “ăn mát môi, trôi mát cổ”.
Trong số những cái tên đình đám, phải kể đến bún tươi của làng nghề Nga Giáp (Nga Sơn, Thanh Hóa). Bún Nga Giáp làm nên sự khác biệt nhờ giữ được phương thức làm bún thủ công, cầu kỳ với nhiều công đoạn được lưu truyền từ bao đời trước thay vì lựa chọn có sự can thiệp của máy móc. Vậy nên, để làm và giữ được bún Nga Giáp, đòi hỏi người dân nơi đây phải thật sự tâm huyết và yêu nghề.
Gạo hữu cơ sau khi được chọn lọc kỹ lưỡng được mang đi vo sạch, ngâm trong 1.5 ngày (nửa ngày lại thay nước 1 lần), sau đó gạo được vớt ra rồi mang đi nghiền thành bột. Tiếp đó bột được ủ trong 3.5 ngày trước khi ép thành quả bột, luộc và giã quả bột, giã nhuyễn rồi đánh thành sợi bún, bún được làm chính bằng hệ thống phun hơi nước nóng.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bún thành phẩm sẽ có sợi to, sợi bé khác nhau, sau đó được xếp gọn gàng trên kệ, đảo tơi để bún nhanh khô hơn. Vậy nên, bún gạo hữu cơ Nga Giáp không chỉ chinh phục người tiêu dùng bằng độ an toàn mà còn là hương vị dẻo thơm, ngon lành nhờ sự tinh tế trong từng khâu chế biến của người dân nơi đây.
3/ Bún hữu cơ – ngăn ngừa bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa…
Jaclyn Reutens – chuyên gia dinh dưỡng của Tổ chức tư vấn thể thao và dinh dưỡng Aptima nhận định rằng, tinh bột bền trong bún được tiêu hóa chậm, tạo cảm giác no lâu. Chính vì vậy, khi sử dụng bún cơ thể bạn không chỉ tiêu thụ ít năng lượng hơn ăn cơm mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ cho quá trình điều trị của bệnh nhân mắc chứng tiểu đường.
Khác với bún thông thường, bún gạo hữu cơ không có sự pha trộn với các loại bột khác, đảm bảo giữ nguyên vẹn dưỡng chất có trong bún, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Vậy nên, sử dụng bún gạo hữu cơ vừa đủ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, điển hình như tiểu đường và các bệnh về đường tiêu hóa do sử dụng bún bẩn.
Hiện nay, trên thị trường có cả bún hữu cơ tươi và bún hữu cơ dạng khô được đóng gói tiện lợi. Người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cho cả gia đình cùng thưởng thức. Bạn có thể tham khảo bún tươi và bún khô tại các cửa hàng thực phẩm hữu cơ của nhà Organica hoặc liên hệ đặt hàng ngay qua website, Hotline 0901 828 689.
>>> Xem thêm: các sản phẩm Bún hữu cơ được làm từ những hạt gạo đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) & EU tốt cho sức khỏe người tiêu dùng