Bưởi da xanh ruột hồng

Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó không chỉ dễ ăn, vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calorie, bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có công dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường…

Bưởi có tên khoa học là Citrus Osb, thuộc họ cam chanh. Múi bưởi ngọt, có vị hơi chua. Các thành phần dinh dưỡng khác cũng ngang bằng với cam, quýt. Bưởi có rất nhiều công dụng tốt với cơ thể.

Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.

Bưởi có tên khoa học là Citrus Osb, thuộc họ cam chanh. Múi bưởi ngọt, có vị hơi chua. Các thành phần dinh dưỡng khác cũng ngang bằng với cam, quýt. Bưởi có rất nhiều công dụng tốt với cơ thể.

Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.

Bưởi còn giúp cơ thể chống lại được một số bệnh cảm cúm thông thường. Theo các bác sĩ, bạn nên dùng bưởi trong bữa ăn sáng, có thể dùng như một món salad và đương nhiên bưởi cũng là một món tráng miệng rất ngon.

cong-dung-cua-buoi

Lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên nó thường được dùng để xông giải cảm. Bưởi đào và bưởi trắng đều chứa tiền vitamin A và nhiều chất khác giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hoá. Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có công dụng hạ sốt.

Bưởi giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu, nhờ chứa nhiều pectin, một dạng chất xơ đặc biệt.

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ thống tiêu hoá. Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.

Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có công dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ, tiêu chảy, viêm ruột non.

Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, có công dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình. Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên trên. Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.

Trong bưởi có chứa quinine, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.

Các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá).

Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput

Ăn bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân bị thấp khớp, ban đỏ hoặc viêm nhiễm giảm thiểu cơn đau nhức, do các chất sinh hoá học trong bưởi có khả năng khống chế những tác nhân gây nên sự đau đớn.

Vỏ bưởi được dùng để chữa trị đờm ở cổ họng và cuống phổi. Lá bưởi dùng để chữa bệnh ho, sốt, nhức đầu và viêm amidan.

Bưởi là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin rất được ưa chuộng. Thông thường chúng ta chỉ ăn múi và vứt bỏ hạt, cùi, vỏ mà không biết rằng đã bỏ phí một nguồn Pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có công dụng chữa trị khá nhiều bệnh.

Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt. Pectin có trong nhiều loại quả, song ở cùi và vỏ hạt bưởi có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất.

Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai – mũi – họng, phụ khoa, chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch Pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót và cầm máu), thấm bông vào Pectin nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu…

Sau khi ăn bưởi, ta có thể chiết xuất nguồn Pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên. Cách làm khá đơn giản:

– Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần.

– Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được.

Sau khi đã có nước Pectin thô, chúng ta có thể dùng để chữa một số bệnh với liều lượng như sau:

– Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.

– Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.

– Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml, cách nhau 20 phút, trong một giờ liền.

Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.

Công dụng của Pectin:

– Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.

– Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).

– Giảm hấp thu lipid.

cong-dung-cua-buoi1

– Giảm cholesterol toàn phần trong máu.

– Khống chế tăng đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.

– Chống táo bón.

– Cầm máu.

– Sát trùng.

 

Trương Văn Hùng.

(từ khóa lên top CÔNG DỤNG CỦA BƯỞI, CÔNG DỤNG CỦA VỎ BƯỞI, CÔNG DỤNG CỦA QUẢ BƯỞI)

Rate this post

Viết một bình luận