Hầu hết các mẹ bầu đều bị buồn nôn khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kỳ. Đây không phải là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà chỉ là do sự thay đổi của nội tiết tố. Vậy khi mang thai nếu buồn nôn thì làm thế nào để khắc phục? Mời các mẹ tham khảo qua những chia sẻ dưới đây.
Triệu chứng buồn nôn khi mang thai theo các giai đoạn
Thông thường, mẹ bầu bị buồn nôn ở những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, suốt 9 tháng 10 ngày vẫn có một vài thời điểm mẹ bị buồn nôn như thời gian đầu.
Buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu
Theo thống kê, tình trạng này xảy ra ở khoảng 80% phụ nữ mang thai. Vào khoảng tuần 16 – 18, các triệu chứng này sẽ giảm dần đi. Nhiều chuyên gia cho rằng mẹ bị buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu thì khả năng sảy thai và thai chết lưu sẽ thấp hơn những người không có triệu chứng này.
Nếu mẹ nôn suốt ngày và bị sút cân thì mẹ đang rơi vào trường hợp ốm nghén nặng. Nếu bị ốm nghén nặng, mẹ thường mất rất nhiều nước đồng thời thiếu vitamin và khoáng chất. Trong trường hợp này mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ để dược tư vấn giải pháp cải thiện.
Buồn nôn khi mang thai 3 tháng giữa
Thông thường, đây là thời điểm dễ chịu nhất của các mẹ bầu. Những triệu chứng như mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cũng giảm dần rồi hết hẳn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hết hẳn. Một số mẹ vẫn bị ốm nghén suốt 3 tháng giữa thai kỳ và thậm chí kéo dài đến cả thai kỳ. Nếu may mắn, có thể cuối tam cá nguyệt thứ 2 mẹ sẽ tạm biệt những cơn ốm nghén khó chịu này.
Buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài thời kỳ đầu, nhiều mẹ đến những tháng cuối thai kỳ vẫn bị buồn nôn. Điều này khiến mẹ khá khó chịu và mệt mỏi.
Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi đã lớn làm tử cung cũng lớn theo và chèn ép lên dạ dày của mẹ. Việc mẹ bị chóng mặt, buồn nôn có thể do bị thiếu máu, tụt huyết áp nên rất dễ mất nước. Ngoài ra, khi chóng mặt nếu không giữ thăng bằng được sẽ rất dễ té ngã gây nguy hiểm đến em bé.
Buồn nôn 3 tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ ngủ sai tư thế khiến máu không được lưu thông. Cũng có thể do mẹ đứng lên đột ngột hoặc thiếu dinh dưỡng, thiếu máu. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu buồn nôn kèm theo hoa mắt, khó thở hoặc bị ngất và ngày một nặng hơn thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám.
Một trong những nguyên nhân khác có thể là buồn nôn dấu hiệu sắp sinh. Ngoài những dấu hiệu thông thường như mệt mỏi, bụng sa… thì những cơn nôn khan, buồn nôn hay bụng cồn cào cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp lâm bồn. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi lớn chèn lên hệ tiêu hóa.
Khi đã có những cảm giác buồn nôn ở tháng thứ 9, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho hành trình vượt cạn sắp tới và chào đón thiên thần nhỏ của mình.
Cách khắc phục buồn nôn khi mang thai
Có rất nhiều biện pháp để khắc phục chứng mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cho mẹ bầu. Các mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Mẹ cần xác định để loại bỏ những loại thức ăn hoặc những mùi làm mình buồn nôn, nôn ói. Đồng thời áp dụng những biện pháp sau:
-
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, không ăn quá no đồng thời không để bụng quá đói mới ăn.
-
Ăn những thực phẩm mà mẹ yêu thích nhưng phải đảm bảo thực phẩm an toàn, lành mạnh.
-
Uống nhiều nước.
-
Tránh những thức ăn chứa nhiều chất béo và carbohydrates. Những chất này thường dẫn đến
tức bụng buồn nôn khi mang thai.
-
Bổ sung viên sắt, vitamin và khoáng chất, axit folic trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là những lúc ốm nghén vì lúc này thường mẹ ăn uống kém.
Xây dựng thực đơn phù hợp
-
Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Những thực phẩm này vừa không có mùi gây buồn nôn; vừa là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và bé.
-
Ăn cá, thịt nạc, trứng và các loại đậu để bổ sung chất đạm.
-
Để hỗ trợ tiêu hóa, mẹ có thể ăn sữa chua, váng sữa. Những cách này có thể giúp mẹ đẩy lùi những cơn
ợ hơi buồn nôn khi mang thai.
-
Không ăn những thực phẩm chứa chất kích thích, đồ chiên xào, cay nóng, thức ăn đóng hộp.
-
Không nên ăn những thực phẩm muối chua. Nếu thèm đồ chua, mẹ cũng có thể ăn nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
-
Luộc, hấp thức ăn thay vì dùng dầu mỡ để chế biến.
Bổ sung nước – điện giải – năng lượng
Những loại dịch truyền trên có đặc tính sinh lý, sinh hóa tương tự môi trường tuần hoàn bên trong cơ thể. Lượng dịch truyền và tốc độ truyền cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu mẹ buồn nôn chán ăn khi mang thai quá nhiều, các chất điện giải trong cơ thể có thể bị mất đi làm hạ natri và kali máu. Do đó, thông qua dịch truyền có thể bổ sung điện giải. Lúc này, không được tăng nồng độ điện giải lên quá nhanh để không làm ảnh hưởng đến hoạt động điện sinh lý trên màng tế bào. Ngoài ra, phải đánh giá hiệu quả việc điều chỉnh qua những xét nghiệm cần thiết.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Một số ít người bị ốm nghén thường gặp phải biến chứng là bệnh não Wernicke. Biến chứng này thường để lại hậu quả rất nặng nề. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị bằng cách thay thế thiamine dưới dạng thuốc uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, chỉ cân nhắc ở những mẹ bầu nôn ói liên tục.
Dùng gừng tươi để khắc phục cơn buồn nôn
Gừng có tính ấm, kháng viêm, giải độc. Theo dân gian, gừng còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn, bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. Một ly trà gừng vào buổi sáng hoặc một mẩu bánh quy gừng sẽ làm giảm đáng kể cơn buồn nôn ở những mẹ bầu.
Ngoài ra, gừng cũng giúp mẹ bầu hạn chế độ nghiêm trọng của những cơn buồn nôn và nôn ít hơn. Điều này sẽ giúp mẹ cả thiện sức khỏe khá tốt. Vì thế, nếu đang bị hành hạ bởi những cơn ốm nghén, mẹ hãy thử một cốc trà gừng nhé.
Dùng thuốc chống nôn nếu cần thiết
Khi bị nôn ói liên tục, không thể ăn bất cứ thứ gì thì mẹ cần đến biện pháp cuối cùng là dùng thuốc chống nôn, bù nước và bù điện giải qua đường tĩnh mạch. Dù chỉ mang tính tương đối đối với phụ nữ mang thai nhưng những loại thuốc này vẫn có tác dụng rất cao để khắc phục những cơn ốm nghén nặng của mẹ.
Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự ý dùng. Tất cả những loại thuốc mẹ muốn dùng để phải có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần tuân theo liều lượng bác sĩ đưa ra để vừa hiệu quả, vừa không để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều trị buồn nôn khi mang thai không cần thuốc
Với phương pháp này, mẹ có thể áp dụng những bài tập yoga, thiền hoặc bấm huyệt, xoa bóp, giãn cơ… Không chỉ giúp mẹ giảm ốm nghén, những bài tập này còn là sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở rất tốt.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo lắng trong khi mang thai cũng là điều rất cần thiết. Nếu tinh thần mẹ thoải mái thì những cơn ốm nghén sẽ có phần dịu đi.
Một số giải đáp về hiện tượng buồn nôn khi mang thai
Ngoài việc tìm những cách khắc phục những cơn buồn nôn gây khó chịu khi mang thai, nhiều mẹ cũng quan tâm đến khá nhiều vấn đề liên quan đến triệu chứng này.
Buồn nôn có phải dấu hiệu mang thai?
Việc mẹ bị buồn nôn khi mang thai có thể do sự gia tăng của nội tiết tố khi mang bầu, cũng có thể là do đang gặp vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, đó cũng có thể do bạn ăn quá no, vận động luôn sau khi ăn.
Do đó, nếu chỉ dựa vào việc buồn nôn để kết luận có thai hay không thì chưa chính xác. Muốn khẳng định chắc chắn, mẹ nên quan sát thêm những dấu hiệu trên cơ thể. Nếu buồn nôn kèm chậm kinh, tức ngực,… thì có thể mẹ đã mang thai. Tốt nhất mẹ nên tiến hành siêu âm hoặc thử thai để có câu trả lời chính xác nhất.
Buồn nôn từ tuần thứ mấy?
Thông thường sau khoảng 2 tuần thụ thai, tức bắt đầu từ tuần thứ 4 mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn. Rõ ràng nhất là vào khoảng tuần 5 – 6, nặng nhất là vào tuần thứ 9. Lúc thai nhi bước vào tuần thứ 12 thì những triệu chứng này bắt đầu giảm dần và được cải thiện đáng kể.
Đa số phụ nữ mang thai sẽ chấm dứt hẳn những triệu chứng ốm nghén ở tuần 20. Tuy nhiên, có khoảng 20% phụ nữ ốm nghén đến hết tam cá nguyệt thứ 2 và một số phụ nữ bị nghén đến tận khi sinh.
Cảm giác chóng mặt buồn nôn khi ốm nghén
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng này hoàn toàn bình thường. Cảm giác chóng mặt buồn nôn khi ốm nghén hầu như là đặc trưng của những mẹ bầu. Dù vậy trong một số trường hợp, ít nhiều tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu như sút cân, suy dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải. Đôi khi chính điều này là nguyên nhân khiến mẹ chóng mặt.
Buồn nôn có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nhiều mẹ lo lắng khi buồn nôn, ốm nghén không ăn được nhiều nên thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, ốm nghén lại là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Thai nhi luôn tự biết cách hấp thụ những chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ nên mẹ không cần quá lo lắng.
Nhưng trong những trường hợp mẹ ốm nghén nặng, nôn ói nhiều và hầu như không thể ăn uống thì sẽ được chỉ định dùng thêm viên uống để hỗ trợ. Nếu nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát thì có thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Một trường hợp nữa có thể xảy ra là nôn ra nước chua khi mang thai. Nếu mẹ thường nôn ra nước chua kèm với đau đầu, sốt, mất vị giác hay thường bị nghẹn, sặc thì có thể mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Khi gặp trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Buồn nôn về đêm khi mang thai
Đa số những mẹ bầu thường sẽ buồn nôn sau 1 đêm ngủ dậy. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp buồn nôn về đêm. Các mẹ cũng hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bình thường do thể trạng của mẹ, không phải là dấu hiệu xấu. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt của mẹ.
Mặc dù buồn nôn, ốm nghén không nguy hiểm nhưng nếu buồn nôn về đêm, giấc ngủ của mẹ sẽ không trọn vẹn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể lực. Đồng thời việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém đi, ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin. Có một quan niệm sai lầm rằng không ăn thì không nôn. Tuy nhiên, chính vì bụng đói sẽ khiến bụng mẹ trở nên nôn nao, khó chịu hơn. Buổi tối mẹ nên ăn nhẹ. Nếu không muốn ăn một lần thì có thể chia ra nhiều lần. Điều lưu ý là mẹ nên tránh xa những thức ăn nhiều dầu mỡ.
Khoa sản Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu
Nếu mẹ có nhiều thắc mắc cần giải đáp trong quá trình mang thai hoặc đang tìm kiếm một bệnh viện uy tín có cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao để hỗ trợ trong suốt thai kỳ thì Bệnh viện Hồng Ngọc là lựa chọn không nên bỏ qua.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc thuộc Top các bệnh viện có dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói chất lượng cao tại Hà Nội, nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn mẹ bầu. Bên cạnh sự chuyên nghiệp trong phục vụ, bệnh viện còn đi đầu với đội ngũ bác sĩ, y sĩ có tay nghề chuyên môn cao, tận tình, chu đáo.
Vì thế, nếu có những vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai như buồn nôn khi mang thai, các mẹ có thể thăm khám và điều trị tại Khoa sản của Bệnh viện Hồng Ngọc. Đây chắc chắn sẽ là địa điểm mà các mẹ có thể yên tâm để chào đón thiên thần của mình.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/