Có hơn 90% chị em phụ nữ gặp phải cảm giác buồn nôn khi mang thai. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng buồn nôn diễn ra quá thường xuyên sẽ dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy bà bầu bị đầy bụng buồn nôn nên làm gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để khám phá top 7 mẹo hay trị buồn nôn cho mẹ bầu, bạn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến chứng buồn nôn khi mang thai
Tình trạng bà bầu bị chóng mặt buồn nôn không chỉ xảy ra vào buổi sáng mà thường kéo dài suốt cả ngày. Chính vì vậy, mẹ bầu rất dễ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này nhưng nó có thể đến từ những yếu tố sau:
-
Sự gia tăng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, progesterone, hoóc môn HCG và cholecystokinin, dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây nên tình trạng buồn nôn khi mang thai.
-
Giảm lượng đường trong máu, do nhu cầu năng lượng của nhau thai
-
Trong thai kỳ, khứu giác của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn và điều này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
Tình trạng buồn nôn khi mang thai thường xảy ra nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ giảm dần khi mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Top 7 cách hạn chế cơn ốm nghén cho mẹ bầu
Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai là điều mà hầu hết các mẹ bầu đều thắc mắc. Để những tháng đầu thai kỳ trở nên nhẹ nhàng hơn, bạn có thể học theo 7 cách sau đây để giảm thiểu các cơn buồn nôn khi mang thai.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn
Trong khoảng thời gian đầu mang thai, mẹ bầu chưa thể thích nghi hết với những thay đổi của cơ thể. Mệt mỏi và căng thẳng sẽ làm cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn. Điều mẹ bầu cần làm lúc này là hãy cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Cảm thấy thèm ăn là một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Nó kích thích mẹ bầu ăn nhiều hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, việc ăn quá no sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn nhiều hơn.
Để giải quyết tình trạng này, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn của mình. Ví dụ: bạn có thể ăn ba bữa chính kèm với nhiều bữa phụ trong ngày. Khi thực hiện chế độ ăn với khẩu phần nhỏ, mẹ không chỉ giảm được cảm giác đầy hơi buồn nôn khi mang thai mà còn hạn chế được tình trạng tăng cân quá nhanh trong giai đoạn này.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm có mùi nặng
Khứu giác của chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai đặc biệt nhạy cảm. Chính vì thế, những loại thực phẩm có mùi nặng sẽ gây ra cảm thấy buồn nôn khi mang thai. Không những thế, một số loại thực phẩm khó tiêu cũng có thể khiến bà bầu bị đầy bụng buồn nôn.
Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần tránh ăn một số loại thức ăn như đồ ăn có mùi tanh (hải sản, cá sống), thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị, thức ăn bị nguội lạnh. Ngoài ra, nếu mẹ bầu dễ bị đầy bụng buồn nôn khi mang thai, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm các loại thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung có thành phần chứa men vi sinh như nấm men Saccharomyces boulardii để giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi.
Sử dụng gừng
Gừng được xem là một loại “thần dược” mà nhà nào cũng có nơi góc bếp. Mùi hương dễ chịu của gừng có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn khi mang thai của mẹ bầu một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với phụ nữ mang thai đã cho thấy, loại gia vị này thường ít gây tác dụng phụ lên sức khỏe của thai phụ. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia xem gừng là phương pháp hiệu quả và an toàn để giảm tình trạng bà bầu bị chóng mặt buồn nôn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
Xem ngay: Biểu hiện thiếu vitamin A
Thường xuyên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất
Để giảm thiểu tình trạng buồn nôn khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số sản phẩm nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này. Một số vitamin tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu có thể cân nhắc:
-
Vitamin B6
-
Acid folic
-
Vitamin B1 (thiamine)
Mặc quần áo rộng rãi
Bà bầu bị đau đầu buồn nôn có thể do mặc các loại quần áo quá chật. Sự bó sát của trang phục sẽ khiến cơ thể mẹ bị gò bó, cảm thấy khó chịu, bí bách và dễ xuất hiện tình trạng này. Trong quá trình mang thai, ngay cả những tháng đầu, nhiều bác sĩ cũng khuyến khích mẹ bầu nên chọn cho mình những loại trang phục rộng rãi thoải mái.
Thường xuyên vận động
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu như yoga, đi bộ, ngồi thiền không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ mà còn giảm đi triệu chứng buồn nôn thai kỳ. Khi thực hiện các hoạt động này, mẹ bầu sẽ học được cách điều chỉnh nhịp thở chậm và sâu, từ đó giúp giảm buồn nôn hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng buồn nôn khi mang thai cũng như cách giảm ốm nghén hiệu quả. Để thai kỳ trở nên nhẹ nhàng cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe của chính mình!
Top tìm kiếm: tăng sức đề kháng cho bà bầu, bà bầu bị táo bón, bà bầu bị đầy hơi chướng bụng, đau bụng dưới ở nữ, tăng cường sức đề kháng
Nguồn tham khảo:
17 Natural Ways to Get Rid of Nausea https://www.healthline.com/nutrition/nausea-remedies#How-to-Peel-Ginger
Vomiting During Pregnancy Treatment https://www.webmd.com/first-aid/pregnancy-vomiting-treatment
10 tips for relieving morning sicknesshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/37757
Patient education: Nausea and vomiting of pregnancy (Beyond the Basics) https://www.uptodate.com/contents/nausea-and-vomiting-of-pregnancy-beyond-the-basics