Cá bảy màu là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Cá khổng tước (Poeciliidae) (con cái dài 2,5–4 cm, con đực dài 2–3 cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thai. Để biết thêm những thông tin thú vị về loài cá bảy màu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bà viết này nhé!
Cá bảy màu là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Cá bảy màu là cái tên được người Việt mình gọi dân dã. Một phần xuất phát từ màu sắc sặc sỡ bên ngoài. Tên tiếng Anh thật sự của dòng cá này là Guppy hay Milions fish. Một loài cá phổ biến trên toàn thế giới, cũng bởi đặc tính dễ thích ứng với môi trường xung quanh, và thức ăn của chúng cũng đơn giản.
Loài cá bảy màu này con đực có kích thước nhỏ hơn con cái (hơi bất ngờ bạn nhỉ). Kích thước con đực trưởng thành rơi vào khoảng 3cm – 3.5cm, còn con cái trưởng thành có chiều dài khoảng 4cm – 6cm. (Các bạn lưu ý điều này khi ra shop mua cá nhé). Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm.
Cá bảy màu thường sống thành từng bầy đông đúc. Thức ăn ngoài tự nhiên chủ yếu là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ. Và cá cái có chu kỳ sinh sản cách nhau khá ngắn, nên việc số lượng thành viên trong đàn tăng lên khá nhanh.
Các loại cá bảy màu
Với sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, hình dáng vây, các tập tính và cá bảy màu được chia ra làm nhiều loại các nhau. Với mỗi loại lại có đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, cách phân loại cũng như nhận biết cá 7 màu thì có thể tham khảo bài viết. Trong khuôn khổ bài viết này, mình chủ yếu chia sẻ về cách nuôi, cách chăm sóc và giúp cá bảy màu sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên có hai dòng cá 7 màu nổi tiếng được nhiều bạn trẻ tại Việt Nam quan tâm. Đó là cá bảy màu Thái và cá bảy màu Nhật Bản. Bên cạnh đó cá bảy màu rồng cũng được nhiều bạn trẻ săn đón tìm mua.
Cá bảy màu Thái Lan
Với xu hướng toàn cầu hóa, thế giới trở lên phẳng hơn và các nền văn hóa giao thoa nhau. Cũng như các loại đồ dùng Thái Lan khác, thì cá bảy màu Thái đã du nhập vào nước ta từ mấy năm gần đây. Với những màu sắc độc đáo như đen full, đỏ full. hay đỏ mắt đen hay những phối màu độc đáo khác.
Phổ biến có thể kể đến các dòng như Red BDS, Full Platinum, Full Red mắt đen, AB Purple Grass,, Blue Grass, Red Lace, Metal Blue … Giá cả dao động từ 50k / cặp đến vài trăm nghìn một cặp. Có những cá thể độc đáo có giá lên đến nhiều triệu đồng.
Hiện nay có nhiều cửa hàng đã nhập cá 7 màu thái về để nuôi sinh sản. Một phần để giá thành giảm xuống so với cá Thái Lan thuần. Một phần cũng để cá con thích nghi với điều kiện sống tại Việt Nam, giúp các bạn có thể mua về nuôi dễ dàng hơn.
Cá bảy màu Nhật Bản
Cũng tương tự như cá bảy màu Thái Lan. Cá bảy màu Nhật Bản được du nhập vào nước ta theo nhu cầu thiết yếu của người chơi. Tuy không được đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đuôi nhưng dòng cá này có nguồn gốc từ Nhật Bản này lại mang một sự tinh tế riêng.
Cá bảy màu rồng
Đây có thể nói là loại cá bảy màu phổ biến và được nhiều người tìm chơi nhất ở nước ta. Màu sắc sặc sỡ, là tâm điểm của mọi ánh nhìn khi hướng về bể cá. Có rất nhiều phối màu khác nhau có thể kể đến như: cá bảy màu rồng đỏ, rồng tím, rồng xanh, màu hồng và rồng vàng.
Có thể khẳng định rằng loại cá rồng này bạn ngắm mãi không chán. Và dường như ở nước ta, ai đã chơi cá bảy màu thì trong bề cũng có một đến vài con bảy màu rồng.
Cách nuôi và chăm sóc cá bảy màu
Chọn bể nuôi
Chọn bể nuôi đúng cách có thể giúp bạn dễ dàng chăm sóc cá hơn. Hãy chọn một bể có kích thước vừa phải. Không cần một bể có kích thước quá lớn, hay tránh những bể quá bé khiến cá chậm lớn. Một bể có thể chứa được khoảng 10 lít nước là phù hợp.
Nếu cẩn thận bạn có thể lắp thêm máy bơm không khí, giúp tăng lượng oxi trong nước để cá mau lớn hơn. Tuy nhiên nếu không có cũng không sao, có nhiều phương pháp chăm cá mà.
Nếu nuôi trong nhà hoặc không gian thiếu sáng, bạn có thể lắp thêm đèn huỳnh quang vào bể. Thời gian chiếu sáng dao động từ 10 tiếng đến 14 tiếng một ngày. Lưu ý là nên chiếu sáng thời gian cố định giữa các ngày, tránh làm thay đổi đồng hồ sinh học của cá.
Vệ sinh bể nuôi
Vệ sinh bể sạch sẽ trước khi thả rong rêu hoặc những đồ trang trí khác. Một lưu ý khác là nước dùng để nuôi cũng khá quan trọng. Với nước máy bạn nên cho xả ra chậu (khay) trước khoảng 1-2 ngày. Giúp cho lượng clo trong nước được thoát ra ngoài bớt.
Nhiệt độ trong bể cá cũng cần được giữ ổn định. Nhiệt độ lý tưởng là từ 18 đến 28 độ C, vào những ngày trời quá lạnh bạn có thể sử dụng cây sưởi để giữ ấm cho cá. Ngoài ra có thể bật điều hòa hai chiều giữ ấm cho cá (đại gia đây).
Về khoảng thời gian thay nước cũng tùy theo. Nếu số lượng cá nhiều, dẫn đến nguồn thức ăn dư thừa làm nước bẩn hơn thì bạn cần thay sớm – khoảng 3-4 ngày một lần. Còn nếu bạn nuôi với số lượng ít, bể rộng thì có thể đợi 1 tuần thay 1 lần cũng được.
Lưu ý là trước khi thay cần để nước ra ngoài 1-2 ngày giúp bay hết hơi clo. Và mỗi lần bạn chỉ cần thay khoảng 30 % – 40 % lượng nước là đủ. Tránh thay nhiều khiến môi trường của cá bị thay đổi đột ngột.
Thả cá vào bể lần đầu tiên
Một lưu ý xuyên suốt giúp cá của bạn sống khỏe và mau lớn đó là: Không thay đổi môi trường sống đột ngột của cá. Cũng từ lưu ý đó mà bạn cần khá tỉ mỉ khi đưa cá từ ngoài cửa hàng về nuôi trong bể nhà cá nhà mình. wikiohana.net tin rằng có nhiều bạn mua cá ở ngoài hàng về xong thả luôn vào bể. Đó là một sai lầm cần phải tránh nếu muốn cá sống sót.
Bạn hãy sử dụng một chiếc chậu nhỏ, đổ luôn cả nước và cá mua ở cửa hàng về. Sau đó, dùng nước sạch đã phơi hết hơi clo đổ vào chiếc chậu đó. Lưu ý là đổ bằng khoảng 1/3 lượng nước đang có trong chậu. Điều này giúp cá quen dần với môi trường nước mới.
Sau đó khoảng 1h đến 2h, bạn tiếp tục làm như bước trên. Đổ một lượng nước bằng khoảng 1/3 lượng nước đang có trong chậu. Quá trình đó đến khi nào lượng nước vừa đủ bể cá. Lúc này bạn đổ từ từ cả nước và cả vào bể được chuẩn bị trước đó. Tuy hơi kỳ công chút, nhưng nó đảm bảo rằng cá của bạn sẽ sống sót khi sang môi trường mới.
Khi mới sang căn nhà mới, có thể cá có biểu hiện ẩn náu trong rong rêu. Đó cũng là điểu bình thường, bạn không nên lo lắng. Một ngày đầu khi thả vào bể mới bạn không cần cho chúng ăn, hãy để cho chúng tập quen với ngôi nhà mới trước đã.
Cá bảy màu ăn gì? thức ăn cho cá bảy màu
Ở ngoài tự nhiên, thức ăn chính của cá bảy màu là các loại rong rêu tảo. Chúng cũng ưa thích những loại kí sinh trùng trong nước, những sinh vậy nhỏ. Khi nuôi trong môi trường nhân tạo, có thể chia thức ăn của cá bảy màu gồm hai loại : Thức ăn tươi sống, và thức ăn khô.
Thức ăn khô
Một loại thức ăn khô được bán khá phổ biến ở các tiệm cá cảnh đó là cám Nhật B2. Ưu điểm của loại cám này là có mùi thơm, kích thích cá chịu ăn và hạn chế gây bẩn nước.
Artemia dạng bột cũng được nhiều bạn có kinh nghiệm sử dụng. Khi trộn cùng bột tảo giúp cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cá.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp thì hãy cho cá ăn bột tảo spirulina và artemia
Nên cho cá ăn ít nhất 2 lần trên một ngày. Thường là vào buổi sáng và buổi chiều, để đảm bảo cá không bị đói. Tuy nhiên mỗi lần như vậy không nên cho ăn quá nhiều. Tối đa mỗi lần cá ăn là 5 phút. Nếu bạn để dư thức ăn, sẽ dẫn đến dư thừa gây ô nhiễm nước trong bể.
Thức ăn tươi sống
Loại ưa thích nhất của mấy anh chị bảy màu này là trùn chỉ, bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán cá cảnh. Với 5k trùn chỉ bạn có thể cho chúng ăn trong vòng 5 ngày đối với 10 cặp cá.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng artemia ấp nở cho cá 7 màu ăn. Lưu ý là mỗi lần cho ăn một ít một, giúp bể sạch sẽ và không gây ra bội thực cho cá.
Cá bảy màu sinh sản (cá bảy màu đẻ)
Sau khi cá đạt độ tuổi từ 6 tuần – 8 tuần thì cá bắt đầu có khả năng sinh sản. Lúc này bạn hãy vớt những chú cá mẹ sang một bể nhỏ khác, cho một chút rong rêu để cá ẩn náu. Lúc này cho cá mẹ ăn đầy đù các loại thức ăn khô, bổ sung thức ăn tươi giúp cá tăng cường sức khỏe.
Cá bảy màu mang thai bao lâu? Thường thì cứ mỗi lần sinh sẽ cách nhau 7-10 ngày, mỗi lần có thể hạ sinh từ 15 đến 40 con. Số lượng cá con phụ thuộc vào kích thước của cá mẹ, cá mẹ càng lớn thì sinh càng được nhiều con.
Dấu hiệu để nhận biết cá cái sắp sinh sản đó là: Cá có biểu hiện uốn mình, đuôi cuốn cong lên và xòe to. Quan sát lúc cá bơi ngang có thể thấy cạnh vây gần hậu môn có phần nhô ra.
Khi sắp sinh, cá mẹ thường thích ẩn mình trong rong rêu, hoặc núp dưới tán bèo. Thân mình hơi nghiêng vào cây rong là lúc cá bắt đầu sinh sản. Khi cá mẹ đẻ xong, bạn nên tách luôn chúng ra khỏi bể sinh. Để tránh trường hợp cá mẹ ăn thịt cá con (đặc tính thường gặp ở cá bảy màu).
Sau khi sinh khoảng 1h là cá con có thể bơi lội tung tăng. Bạn có thể quan sát thấy những cá thể bé màu xám nhạt, nhỏ như hạt tấm. Bạn có thể cho thêm rong rêu vào bể cá con, giúp nâng cao tỉ lệ sống sót của chúng.
Trong 1 – 2 tuần đầu chỉ nên cho cá con ăn thức ăn khô dạng cám. Khi được hơn 4 tuần tuổi bạn có thể cho chúng ăn các thức ăn tươi như trùn chỉ, hoặc các thức ăn khô dạng viên.
Phòng bệnh cho cá bảy màu
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cá bị chết đó chính là môi trường. Cụ thể ở đây là ô nhiễm nước. Khi thức ăn bị dư thừa, sẽ lắng xuống đáy bể. Lâu dần như vậy sẽ khiến nguồn nước bị bẩn, gây ra các bệnh cho cá.
Bản chất mỗi lần ăn, cá bảy màu ăn rất ít. Nếu trong bể của bạn có rong đuôi chó, hay các loài rong rêu thì có thể bạn bỏ đói chúng 5-7 ngày mà vẫn sống khỏe. Do vậy nên mỗi lần bạn nên cho chúng ăn một ít thôi, tránh dư thừa thức ăn gây ra ô nhiễm cả bể. Bạn cần kiểm tra nước thường xuyên, nếu như có dấu hiệu của ô nhiễm thì nên vệ sinh tổng thể toàn bể.
Một lưu ý khá quan trọng nữa đó là cần quan tâm đến thức ăn cho cá. Nếu như thức ăn bị quá hạn sử dụng, hay chất lượng kém cũng dẫn đến cá bị bệnh. Cũng như con người, nếu ăn phải đồ ôi thiu hay hết hạn dùng sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Thay nước cho bể cá như thế nào?
Cũng như mình đã đề cập đến ở bên trên, việc thay nước cho cá tránh thay đổi đột ngột môi trường sống. Nên loại bỏ phần thức ăn thừa và phân của chúng là điều cần thiết. Mỗi lần thay, ban chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước trong bể. Khoảng 1 tuần bạn thay một lần.
Khám phá: Cách nuôi chích chòe than căng lửa – hót hay và đẹp mã
Hoặc có thể ngày nào bạn cũng thay nước, nhưng mỗi lần chỉ thay khoảng 10% lượng nước. Nếu có thể bạn cho thêm một chút muối vào trong bể. Khoảng 50-70g trên 100 lít nước. Như vậy cá sẽ phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
Cá 7 màu nuôi chung với cá gì?
Cá bảy màu được biết đến là loại cá khá nhạy cảm với môi trường. Nên việc nuôi chung cá bẩy màu với các loài cá khác bạn cũng nên cân nhắc. Chọn được những loài cá có thể sống chung với nhau là công việc không hề dễ dàng. Làm sao để chúng sống hòa thuận với nhau? Liệu thức ăn của loài cá này có phù hợp với loài cá kia?
Đặc tính dễ bị tổn thương, sock tâm lý dễ gặp ở cá bảy màu. Có thể nguyên nhân đến từ việc tranh dành thức ăn, tranh dành con cái, hay cá lớn nuốt cá bé … Tránh nuôi cá bảy màu với cá có tính hung dữ, lì lợm.
Hãy chọn những con cá có tính hiền lành như : cá tetra, cá tim đỏ, cá hồng nhung hay cá neon xanh để nuôi cùng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cá bảy màu do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về loại cá cảnh nhỏ nhắn này nhé!