Cá betta sinh sản như thế nào ?

✧ Bình thường mỗi cá đực làm tổ bọt để chiếm giữ lãnh thổ, thể hiện sức mạnh và răn đe con đực khác xâm phạm. Trong sinh sản cá đực cũng làm tổ bọt để sinh sản với cá cái một khi chúng xuất hiện. Cũng giống như khi đánh nhau với cá đực khác, con đực cũng thực hiện hành vi “phùng mang”, “giương vây” trước cá cái nhưng có một chút khác biệt so với chiến đấu, nó bơi lượn liên tục với vây xoè rộng để phô bày vẻ đẹp để hấp dẫn con cái. Cá cái thường giương vây hưởng ứng và mặc dù hành vi của cá đực có thể biến thành bạo lực bằng việc cá đực rượt cắn con cái. Nhưng một khi được con cái chấp nhận, cá betta sẽ giao phối với nhau theo một cách độc đáo được gọi là quấn hay ép vào nhau vì thế người ta hay gọi là ép cá là vậy, ngoài ra người ta còn dùng từ “cản cá” cũng là để nói đến việc ép cá của người chơi cá đá hay cá xiêm đá, cá xiêm chiến đấu, cá chọi (nghĩa là cho 2 con cá betta đực chiến đấu với nhau)
Trước khi tiến hành giao phối, cá đực sẽ tiến hành vũ điệu ve vãn cá cái, con đực sẽ lượn lờ quanh con cái, áp sát thân mình vào sát cá cái. Khi giao phối con đực quấn vào con cái ép chặt lại, mỗi ần như vậy con cái sẽ sinh ra một số lượng trứng nhất định, ngay lập tức con đực sẽ phóng tinh trùng của mình vào mỗi quả trứng. Trứng sau khi thụ tinh sẽ rơi xuống, con đực sẽ lặn xuống và nhặt từng quả trứng, ngậm trong miệng và phun lên tổ bọt khí oxy đã tạo trước đó. Nếu có quả trứng nào bị rơi xuống nước vì bọt khí vỡ cá xiêm đực sẽ cẩn thận ngậm nhặt lại và cho vào một bọt khí mới. Theo quan sát nhiều trường hợp cá cái siêng năng phụ cá đực nhặt trứng phun lên tổ bọt và điều này đương nhiên được con đực chấp nhận. Công việc lập đi lập lại như vậy cho đến khi cá cái không còn đẻ trứng nữa (mặc dù cá cái vẫn còn trứng). Sau đó nên bắt cá cái ra khỏi nơi, bời vì việc này sẽ ngăn chặn việc cá cái sẽ ăn trứng hơn nữa là bảo vệ con cái trước con đực. Một khi đã hoàn thành nhiệm vụ sinh sản cá đực sẽ tiến hành xua đuổi, rượt cắn cá cái ra khỏi khu vực tổ bọt để ngăn ngừa. Biết làm sao được khi tạo hóa đã chỉ định chỉ con đực mới có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng. Vì thế nên bắt cá cái ra, trước khi trứng nở để ngăn ngừa cái miệng háu ăn bất chấp của cá cái, còn con đực vốn đã rất mệt mỏi trước đó nên không thể kiểm soát và bảo vệ được đàn con.
Trứng được ấp trong trong tổ bọt từ 1,5 ngày – 2 ngày, khoảng 3-4 ngày sau sẽ nở hết. Con đực vẫn chăm sóc đàn con sau khi nở 2 ngày cho đến khi chúng tự bơi được. Cũng như chăm sóc trứng, trong thời gian này nếu có một con cá bột (cá con mới nở) bị chìm xuống dưới đáy, cá đực sẽ ngậm nó lên đặt lại vào tổ bọt khí. Khi cá đực không còn tạo bọt khí mới (tổ bọt rã ra), cá đực không còn nhặt cá con tha về tổ bọt nữa thì ta nên bắt cá đực ra để tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng cá con vừa là đảm bảo được sự phát triển của cá con vừa là để cá đực hồi phục sức khỏe.

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Rate this post

Viết một bình luận