Trên thị trường cá cảnh hiện nay có rất nhiều loại cá vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị nghệ thuật nhận được sự ưa chuộng của khách hàng trong đó được ưa chuộng nhất vẫn là các loại cá chép Nhật vẫn được biết đến với tên gọi cá Koi Cá Koi có nhiều màu sắc, được phân chia thành 2 nhóm chính là Koi bướm, Koi chuẩn. Trong phần bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tổng quan về loại cá chép Nhật, điển hình là cá Koi bướm.
I. Cá chép Nhật là gì?
Cá chép Nhật hay còn gọi tên tiếng Nhật là Nishikigoi – có nghĩa là “cá chép nhiều màu sắc”. Cá chép Nhật thường được khách hàng biết đến với cái tên thông dụng hơn là cá Koi. Từ “Koi” theo tiếng Nhật là “cá chép”. cá chép Nhật thuộc: Bộ Cypriniformes, họ Cyprinidae, giống Cyprinius, loài Cyprinus sp. Cá có nguồn gốc từ Nhật, phân bố tự nhiên ở cả Châu Á, Châu Âu.
II. Phân loại cá chép Nhật
Giống cá chép Nhật tuy được nuôi khá phổ biến tại nước ta nhưng mọi người vẫn chỉ gọi chúng là cá Koi nói chung mà không biết rằng chúng được phân loại thành 2 nhóm cá chính:
– Koi bướm: Không giống với cá nguyên thủy, chủng loại này có vây và đuôi dài, khi bơi nhìn rất uyển chuyển và duyên dáng, có thể nuôi ở ao và đẹp nhất là khi thả trong hồ làm cảnh.
– Koi chuẩn: Đây là giống cá chép Nhật chuẩn, giống với loài cá nguyên thủy nhất. Đối với cá Koi chuẩn thì chúng được pha trộn nhiều hoa văn màu sắc rất đẹp mắt, phát triển tốt nhất khi được nuôi ở ao.
III. Đặc điểm sinh học của cá chép Nhật
Cá chép Nhật Bản thường sống ở vùng nước ngọt, có thể sống ở độ mặn 6‰, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5mg/l, pH tối thích: 7 – 8, nhiệt độ nước: 20 – 27oC. Đặc điểm chung của cá chép Nhật Bản là màu sắc đẹp, phối hợp từ các màu cơ bản như: trắng, đỏ, vàng, đen. Theo nhiều chuyên gia về cá cảnh lý giải thì cá Koi do được thuần hóa nên rất thích hợp sống trong điều kiện khí hậu của nước ta.
IV. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép Nhật
Cá chép Nhật ăn rất tạp, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà người nuôi cho vào bể/hồ cá. Đối với những con cá nhỏ vừa được 3 ngày tuổi, đã tiêu noãn hoàng đã bắt đầu ăn được các thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín…
Khi cá Koi được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Để tăng thêm dinh dưỡng, tăng tỉ lệ cá sống tốt thì trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá …
Khi cá chép Nhật được khoảng một tháng tuổi trở đi thì người chơi cá cảnh có thể cho cá ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Ngoài ra, cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.
V. Đặc điểm sinh sản của cá chép Nhật
Cá chép Nhật sinh sản nhiều nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Hiện nay với tỷ lệ thuần thục cao, cá chép Nhật có thể sinh sản quanh năm, đạt tỉ lệ sống cao nhất. Tuổi thành thục của cá Koi là từ 8 tháng – 1 năm tuổi.
Sức sinh sản tương đối thực tế của cá : 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá. Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác. Thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 31 oC. Trong điều kiện nhân tạo : nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilon, nước trong sạch, mát.
Bạn cũng nên đặc biệt lưu ý, cá chép Nhật có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản nên nếu nuôi cá lấy giống trong môi trường bể cá nhân tạo thì bạn có thể sử dụng lưới ngăn cách, cho trứng cá rơi xuống đáy bể, để cá mẹ ở trên không tiếp cận ăn được, tăng tỉ lệ sinh trưởng thành công.
VI. Phân biệt cá Koi bướm với Chép đuôi phụng
Nhiều người chơi cá cảnh vẫn thường nhầm lẫn giữa giống cá chép Nhật là Koi bướm với cá chép đuôi phụng bởi hình dáng, màu sắc của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là 2 loài cá khác nhau và giá trị kinh tế, cụ thể là giá bán chúng cũng khác nhau đó.
6.1 Cá Koi bướm
Koi bướm là giống cá của Nhật, full vẩy và có loại da trơn thì sẽ hoàn toàn không có vẩy nào trên thân cá. Cá chép Koi bướm với những nét đẹp quyến rũ mà tạo hoá đã ban tặng cho loài cá này, với dáng vẻ bên ngoài nhẹ nhàng và mềm mại. Đặc biệt khi bơi qua bơi lại càng toát lên hết được sự uyển chuyển của nó. Điểm nổi bật đáng chú ý nhất của loài cá này có lẽ là những chiếc vây và đuôi dài thướt tha.
6.2 Cá chép đuôi phụng
Đây là giống cá thuần chủng của Việt Nam, chỉ có ít vẩy ở dọc 2 bên thân nên mới gọi là chép vẩy rồng. Chép đuôi phụng còn có cái tên gọi khác là: cá vẩy rồng, cá chép đuôi dài, chép đuôi bướm. Vì giống nhau về đuôi và vây rất dài, đa dạng về màu sắc nên để phân biệt cá chép Phụng với cá Koi Bướm chỉ cần để ý đến vẩy ở thân cá.
VII. Mua cá chép Nhật- cá Koi bướm- Chép đuôi phụng ở đâu?
Hệ thống cá kiểng Hoàng Lam với website: cakienghoanglam.com chính là địa chỉ uy tín để bạn mua cá chép Nhật điển hình là cá Koi bướm, cá chép đuôi phụng đảm bảo về chất lượng, giống cá khỏe, tỉ lệ sống cao, cho màu sắc đẹp, tăng giá trị thẩm mỹ và kinh tế cho người chơi cá cảnh.
Bạn có thể tìm mua cá cảnh ở Hoàng Lam tại nhiều chi nhánh trong cả nước và yên tâm về chất lượng phục vụ, hình thức mua sắm, bởi cá Kiểng Hoàng Lam nhận ship Cod toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Liên hệ ngay hệ thống cá Kiểng Hoàng Lam và chọn những con cá Koi bướm, chép đuôi phụng tốt nhất về cho bể/hồ cá cảnh của bạn trông thật rực rỡ và khỏe mạnh nhất nhé.
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG CÁ CẢNH, THỦY SINH HOÀNG LAM
Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0975 880 333
Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P. Bùi Hữu Nghĩa, Tp. Cần Thơ
Hotline: 0859 880 333
Chi Nhánh 3: Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
Hotline: 0337880333
Chi Nhánh 4: 618 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0787 880 333