Ca dao dân ca và những giá trị nhân văn sâu sắc trong thể loại văn học dân gian Việt Nam

Từ bao đời nay, ca dao dân ca là một thể loại độc đáo, ẩn giấu bên trong là những giá trị nhân văn sâu sắc, bài học đạo đức sâu cay. Nó góp một phần không nhỏ vào việc khuyên bảo, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế, sống yêu thương, chan hòa với mọi người. Để có thể hiểu rõ hơn về thể loại văn học này, hãy cùng tìm hiểu ca dao dân ca là gì nhé!

1. Ca dao dân ca là gì?

Theo nguồn gốc Hán – Việt, ca là phần bài hát hát được hòa với nhạc, dao là lời bài hát đó. Vậy ca dao là thơ ca dân gian được truyền miệng dưới dạng các câu hát không theo giai điệu nhất định, thường diễn đạt bằng thể thơ lục bát, giúp dễ ghi nhớ. 

Còn dân ca là những bài hát dân gian có sự kết hợp giữa lời và nhạc, được nhân dân sáng tác, diễn xướng và lưu truyền cho đến ngày nay. Những sáng tác này có hoặc không có chương khúc, phổ biến rộng rãi ở trong dân gian như dân ca quan họ Bắc Ninh, hò Đồng Tháp, hát dặm Nghệ Tĩnh,… 

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-0
 

Tóm lại, ca dao dân ca hiểu đơn giản là khái niệm để chỉ những thể loại sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả tình cảm và đời sống nội tâm của người dân lao động. Các nhân vật trữ tình được nhắc đến trong ca dao dân ca khác với văn học viết. Vì tình cảm, cách bộc lộ tâm trạng của nhân vật mang tính chất chung của giới tính. Tuy nhiên, mỗi sáng tác đều mang một nét riêng độc đáo. 

1.1 Ca dao và dân ca khác nhau ở điểm nào?

Ca dao là thể thơ dân gian, giàu hình ảnh so sánh và ẩn dụ. Nó diễn tả những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của nhân dân trong các mối quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Những sáng tác này như lời ca yêu thương, tiếng than thở,… của người dân bên giếng nước, sau lũy tre làng.

Còn dân ca là bao gồm hình thức và môi trường diễn xướng và các làn điệu. Phần lớn dân ca lấy bối cảnh làng quê với đồng ruộng, giếng nước, gốc đa, mái đình,… làm môi trường diễn xướng. Đồng thời, diễn xướng có thể diễn cá nhân hoặc tập thể tùy theo phong tục, tập quán của từng vùng miền.

1.2 Nội dung của ca dao dân ca 

Trong nền văn học Việt Nam, ca dao dân ca là thể loại có nhiều nội dung đa dạng và phong phú, đặc biệt là ca dao dân ca trữ tình. Mỗi bài ca dao dân ca thể hiện khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên, phản ánh cuộc sống của cha ông ta từ ngàn xưa.

Ca dao dân ca trữ tình phản ánh chân thực tình cảm trong thế giới nội tâm con người. Nội dung bao gồm tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi. Hay cách đối nhân xử thế trong các mối quan hệ cha mẹ, anh em, và bạn bè. 

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-1
 

Ngoài ra, dân ca ca dao nói lên hiện thực xã hội lịch sử đáng tự hào của dân tộc ta. Những vị anh hùng, những trận đánh vẻ vang, những cuộc kháng chiến trường kỳ hay các cuộc đấu tranh giai cấp,… lần lượt hiện hữu qua những câu ca dao dân ca. Tất cả tạo nên một bức tranh lịch sử vừa sinh động, vừa hào hùng, tráng lệ. 

1.3 Đặc điểm thi pháp trong ca dao dân ca 

Trong ca dao dân ca, đặc điểm thi pháp được thể hiện qua các yếu tố, đó là: nhân vật trữ tình, kết cấu, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ, thời gian và không gian nghệ thuật. Thi pháp là phương tiện giúp truyền tải nội dung của ca dao dân ca một cách sâu sắc và chính xác nhất. 

Nhờ vào những hình thức nghệ thuật mà chúng ta dễ dàng cảm nhận và hiểu hơn những thông điệp ý nghĩa, những giá trị nhân văn trong ca dao dân ca. Từ đó, rút ra được bài học quý giá, giúp hoàn thiện bản thân mỗi ngày một tốt hơn. 

2. Ca dao dân ca về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình là chủ đề quen thuộc trong ca dao dân ca. Những câu hát thân quen ấy đề cao, ca ngợi sự yêu thương của cha mẹ, ông bà đối với con cháu, tình nghĩa vợ chồng, tình cảm anh em. Hoặc lên án gay gắt với những đối tượng xem nhẹ tình cảm gia đình, đối xử tệ bạc với đấng sinh thành.

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-2
 

  1. Đã rằng là nghĩa vợ chồng
    Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.
  2. Đốn cây ai nỡ dứt chồi
    Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương
  3. Đói no một vợ một chồng
    Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.
  4. Dì ruột thương cháu như con
    Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông vào ai
  5. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
    Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.
  6. Bướm vàng đậu đọt mù u
    Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.
  7. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
  8. Ơn cha nặng lắm ai ơi!
    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang 
  9. Nuôi con mới biết sự tình
    Thầm thương cha mẹ nuôi mình hồi xưa.
  10. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
    Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
  11. Mỗi đêm con thắp đèn trời
    Cầu cho cha mẹ sống đời với con
  12. Biển Đông còn lúc đầy vơi
    Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
  13. Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
  14. Anh em như bát nước đầy
    Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau
  15. Đi việc làng giữ lấy họ
    Đi việc họ giữ lấy anh em
  16. Anh em bốn bể là nhà
    Người dưng khác họ vẫn là anh em
  17. Làm anh ăn trước, bước đầu
    Dạy dỗ em út ngõ hầu thay cha
  18. Lên non mới biết non cao
    Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy
  19. Anh em nào phải người xa, 
    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. 
  20. Trời cao, biển rộng, đất dày
    Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên 
  21. Thật thà cũng thể lái trâu
    Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
  22. Tu đâu cho bằng tu nhà
    Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

3. Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước 

Nhân dân ta sống và gắn bó với nơi mình ra, lớn lên nên họ luôn dành một tình cảm đặc biệt cho quê hương, đất nước. Bởi quê hương, đất nước không chỉ là niềm tự hào mà còn là sự thiêng liêng trong tâm thức của mỗi con người.

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-3
 

  1. Ba năm trấn thủ lưu đồn
    Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
  2. Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
  3. Ta về ta tắm ao ta
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
  4. Ai ơi về miệt Tháp Mười
    Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
  5. Cần Thơ gạo trắng nước trong
    Ai đi đến đó lòng không muốn về.
  6. Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
    Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
  7. Anh về Bình Định thăm cha
    Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
  8. Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm
    Kinh dài xe đất, cây xanh rợp trời.
  9. Tới đây xứ sở lạ lùng
    Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
  10. Ruộng đồng mặc sức chim bay
    Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.
  11. Đường vô xứ Huế quanh quanh
    Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
  12. Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

4. Ca dao dân ca về mẹ

Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng chất chứa bao cảm xúc, tình cảm dạt dào. Chúng ta được nâng niu trên đôi bàn tay của mẹ, được nghe những câu hát ru ngọt ngào, êm ái trước khi chìm vào giấc ngủ. Mẹ tần tảo sớm hôm nuôi ta khôn lớn, yêu thương ta vô bờ bến. Vì vậy, hình ảnh người mẹ qua những câu ca dao dân ca mới đẹp làm sao! 

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-4
 

  1. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
    Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
  2. Mẹ già ở tấm lều tranh
    Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
  3. Chiều chiều xách giỏ hái rau
    Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần
  4. Đói lòng ăn hột chà là
    Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
  5. Ba tiền một khúc cá buôi
    Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già
  6. Đi đâu mà bỏ mẹ già
    Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng?
  7. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
    Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày
  8. Một mẹ nuôi được mười con
    Nhưng mười con không nuôi được một mẹ
  9. Cầm cần rau cá ngược xuôi
    Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già 
  10. Đói lòng ăn đọt chà là 
    Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
  11. Mẹ già đầu tóc bạc phơ 
    Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi
  12. Đói lòng ăn trái ổi non
    Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
  13. Vắng nghe chim vịt kêu chiều 
    Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau 
  14. Nuôi con chẳng quản chi thân
    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn 
  15. Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau 
  16. Ai về tôi gửi buồng cau
    Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy

5. Ca dao dân ca nói về tình bạn

Trong ca dao dân ca cũng đề cập đến mối quan hệ bạn bè. Đây là mối liên hệ gắn kết chặt chẽ giữa những con người xa lạ với nhau. Có lúc những người bạn giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời.

ca-dao-dan-ca-la-gi-voh-5
 

  1. Bạn bè là nghĩa tương tri
    Sao cho sau trước một bề mới nên.
  2. Đi xa mà gặp bạn hiền
    Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 
  3. Ai ơi nhớ lấy câu này
    Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
  4. Khi nào trái đất còn quay
    Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau
  5. Ra về nhớ bạn khóc thầm
    Năm thân áo vải ướt đầm cả năm
  6. Suốt đời gắn bó keo sơn
    Cùng chung chí hướng cùng nhau kết tình
  7. Tình bạn là vạn bông hoa
    Tình bạn là vạn bài ca muôn màu
  8. Sống trong bể ngọc kim cương
    Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
  9. Sông sâu sào vắn khó dò
    Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa

Ca dao dân ca là những câu hát dân gian do nhân dân sáng tác lúc lao động và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những bài học chân lý, là lời răn dạy cách làm người được đúc kết từ thực tiễn của cha ông ta từ ngàn xưa. 

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Rate this post

Viết một bình luận