Cá koi bị tuột nhớt có nguy hiểm không?

Trên đây là các biện pháp trị bệnh. Nhưng theo tôi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và chữa xong rồi cũng vẫn phải phòng để tránh bị lại. Và đây là các biện pháp phòng ngừa:

Hiện  nay, thú chơi cá koi đã lan rất rộng trên thế giới. Thế nhưng không phải ai cũng nắm vững các kiến thức chăm sóc cá koi. Đặc biệt là khi cá koi mắc bệnh. Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc cá koi. Nay tôi xin giới thiệu tới mọi người cách trị bệnh cá koi bị tuột nhớt.

Nhật bản là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển cá koi. Nhật nổi tiếng là một đất nước của kỷ luật, ý thức, sự sạch sẽ. Có thể như vậy mà cá coi cũng thừa hưởng những tập tính ăn sạch ở sạch của họ. 

cá koi bị tuột nhớt

Căn bệnh tuột nhớt xuất hiện từ các nguyên nhân sau:

  • PH của nước thay đổi đột ngột

  • Shock nước đầu vào do nhiễm ( clo, phèn, kim loại cứng, nhiễm mặn….)

  • Rêu quanh hồ quá nhiều

  • Lượng cá nuôi quá dày

  • Cá nuôi chung với cá bị nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn…

Đặc điểm chung khi cá bị nhiễm bệnh: 

Cá nhiễm bệnh thường sẽ bơi lờ đờ, trên thân xuất hiện nhiều vệt gân màu đỏ. Da cá khô không trơn như bình thường, ăn chậm thậm chí bỏ ăn. 

Về hồ cá: xuất hiện nhiều bọt, mùi tanh…

hồ cá bị sủi bọt

Điều trị: 

Để điều trị triệt để bạn cần phải xử lý tất cá các yếu tố gây bệnh. Biện pháp xử lý như sau:

Việc đầu tiên bạn nên làm là tách riêng những chú cá đang có dấu hiệu mắc bệnh, để chăm sóc và xử lý. Và Tiến hành thay nước, vệ sinh hệ thống lọc và tất cả các vật dụng liên quan tới bể để loại sạch mầm bệnh. Bạn nhớ xử lý clo và kim loại nặng trong nước trước khi thả cá nhé.

Đối với những chú cá đã được cách ly điều trị  theo pháp đồ:

  • Với những chú cá chỉ có dấu hiệu tuột nhớt, không có thêm dấu hiệu nào ( giai đoạn bệnh nhẹ) bạn có thể dùng muối hột và Elbagin để chữa. Ngâm cá trong thuốc 24h và quan sát tình trạng. Nếu tốt nên có thể ngâm tiếp 48h rồi thay 1/3 nước thêm 1 lần thuốc, bù muối hột.

  • thuốc tím
  • Với những chú cá có thêm triệu chứng như: bơi liệng xuống đáy hồ, phóng nhảy, đỏ mình…. Thì lúc này bệnh đã nặng lên khá nhiều. Cá của bạn rất có thể đã nhiễm các kỹ sinh trùng. Lúc này chúng ta phải xác định xem cá bị nhiễm ký sinh trùng nào mới có thể dùng thuốc. Có 2 loại ký sinh trùng mà chúng ta có thể nhìn thấy đó là rận nước và mỏ neo. Còn các loại sán hoặc ký sinh trùng đơn bào bạn sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì nó chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiểm vi. Chúng có thể được loại trừ bằng thuốc tím tinh khiết và Cx247 để điều trị.

  • Nếu điều trị từ 2-3 ngày mà tình trạng vẫn không có tiến triển tốt. Thì tôi khuyên bạn nên sử dụng kháng sinh cho cá.

  • Bạn cũng có thể trộn thuốc trị nhiễm khuẩn vào thức ăn nếu cá vẫn ăn bình thường. Bạn nên chú ý nếu sử dụng kháng sinh từ 3-5 ngày vẫn không thấy cá có dấu hiệu tiến triển bạn nên đổi sang loại kháng sinh khác nhé. Vì rất có thể cá đã nhờn với thuốc đó.

  • rận nước trên cátrùng mỏ neo trên cá

Trên đây là các biện pháp trị bệnh. Nhưng theo tôi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và chữa xong rồi cũng vẫn phải phòng để tránh bị lại. Và đây là các biện pháp phòng ngừa:

  • Xây dựng hệ thống lọc thật tốt, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra vệ sinh hệ thống lọc nước.

  • Hạn chế thay nước, bổ sung men vi sinh khi thay nước.

  • Sử dụng Detox W+ mỗi lần thay nước để hạn chế sốc cho cá

  • Sát trùng hồ khoảng 3 tháng /lần hoặc khi đổi mùa. Nuôi số lượng cá phù hợp không quá nhiều. nên lọc bớt sau mỗi thời kỳ sinh trưởng của cá. Vừa tiết kiệm được thức ăn, giảm nguy có lây bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm các loại bệnh khác ở đây ạ.

0/5

(0 Reviews)

Rate this post

Viết một bình luận