Cá lóc cảnh – nhắc tới loài cá này nhiều người sẽ khi rằng đây là giống cá ăn thịt, mang lại giá trị kinh tế cao và là những món ăn nổi tiếng trong nhà hàng.
Đối với những người có đam mê với cá cảnh chắc chắn hiểu rất rõ về cá lóc cảnh và những màu sắc độc đáo, nổi bật của dòng cá cảnh này. Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cá lóc cảnh đúng kỹ thuật cùng với những loài cá lóc phổ biến hiện nay để bạn dễ dàng chọn lựa nhé.
Thông tin về cá lóc cảnh (Kiểng)
Các lóc cảnh hay còn được gọi là cá lóc kiểng thuộc họ Channidae. Chúng phân bố tự nhiên từ Đông-Nam Iran và Đông Afghanistan cho tới phía Đông đến Trung Quốc, về phía Bắc đến Siberia, về phá Nam tới đảo Java và từ sông Nile Trắng về phía Tây cho tới những nhánh sông Senegal, Chad và về phía Nam tới các nhánh sông Congo ở châu Phi.
Cá lóc cảnh có hai chi (Channa, Parachanna) và bao gồm 34 loài (31 Channa và 3 Parachanna). Mặc dù sự phân hóa còn lớn hơn nhiều và có hàng loạt loài chưa được mô tả, đặc biệt là ở Ấn Độ.
Về ngoại hình của loài cá này không có nhiều điểm khác biệt so với các loài cá thương phẩm nhưng màu sắc và khoa văn của chúng thì khiến nhiều người mê mẩn ngay từ lần nhìn đầu tiên.
Bởi chúng rất nổi bật, mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian gia chủ. Chính vì vậy mà cá lóc cảnh được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Khi nuôi cá lóc kiểng trong bể thủy sinh, chúng rất thích có nhiều rong rêu đuôi chó hoặc những loại có thủy sinh bởi tập tính ẩn mình và rình mồi của chúng. Vào thời điểm mùa hè thì chúng hoạt động ở tầng trên tầng nước, khi sang mùa đông thì chúng ở sâu hơn.
Nếu bạn chăm sóc tốt, đúng chuẩn kỹ thuật, thức ăn đều đặn, trong điều kiện thuận lợi thì cá lóc cảnh sẽ sinh trưởng rất mạnh và đẻ trứng.
Nuôi cá lóc cảnh như thế nào?
1. Môi trường sống của cá lóc kiểng
Nhiều loài cá lóc đến từ môi trường sống nước mềm (đến 8 GH) và hơi chua cho tới trung tính (độ pH từ 5 đến 7), và những giá trị này thể hiện hướng dẫn thích hợp để duy trì thành công.
Nuôi cá lóc không cần chú ý tới việc trang trí bể cá cảnh. Cá lóc cảnh chỉ có xu hướng di chuyển khi nổi lên mặt nước. Chúng dành thời gian của mình cho việc bay lược ở giữa nước hay nghỉ ngơi dưới đáy ẩn nấp như những kẻ săn mồi phục kích.
Vì vậy cần cung cấp cho chúng một không gian ẩn náu rộng rãi dưới dạng lũa và thảm thực vật ngập nước. Có thể sử dụng những thực vật nổi tạo ra lớp phủ bề mặt.
Cá lóc có khả năng tăng tốc mạnh mẽ và có thể hất tung mọi thứ xung quanh trong bể hay khuấy động chất nền. Vì lý do này nên sử dụng sỏi trong bất kỳ bể nuôi cá lóc nào thay vì cát mịn.
Nếu không, sự khuấy liên tục của những hạt cát mịn sẽ khiến tắc bộ lọc. Cá lóc cảnh có thể bị chết đuối khi không tiếp cận bề mặt, hãy chừa đủ không khí khi đổ đầy bể.
2. Thức ăn của cá lóc cảnh
Cá Lóc kiểng cũng là loài nổi tiếng phàm ăn và mọi người thường nghĩ trong hồ nuôi chúng chỉ chấp nhận ăn mồi sống. Tuy nhiên, trên thực tế cá lóc cảnh có thể luyện ăn thức ăn dạng viên dành cho cá lóc cảnh.
Cá lóc có thể ăn mồi sống và chấp nhận ăn sò, cá, tép dành cho người và thức ăn viên loại giàu đạm. Ngoài ra, các loại thức ăn tươi sống không có nguồn gốc thủy sản khác bạn vẫn có thể hoàn toàn yên tâm cho ăn bao gầm mealworm, trùng đất và dế. Cá lóc non sẽ ăn tép krill và trùng đỏ.
3. Kỹ thuật nuôi cá lóc cảnh
Cá lóc cảnh có khả năng chịu đựng tốt bởi chúng thường sống tại các vùng nước có ít loài hoạt động. Thực tế đã có nhiều trường hợp cá bị chết khi nuôi trong bể thủy sinh với lý do đơn giản là chúng là cá ưa nước tù, nếu thường xuyên thay nước thì sẽ chết.
Bên cạnh đó, trong môi trường nước máy, cá này khó có thể thích nghi được bởi có nhiều clo không đảm bảo những yếu tố đó.
Khi lựa chọn bộ nước lọc cá, bạn hãy lựa chọn những loại sản phẩm có công suất lớn và khả năng lọc sinh học cao giúp chứa được nhiều loài vi sinh vật có ích.
Nhìn chung, cá này là một trong các loại cá dễ nuôi và dễ chăm sóc, bạn có thể mua tại bất cứ đâu, chỉ cần nắm chắc được việc thay nước sao cho đúng cách là ổn.
Sau khi mua cá lóc cảnh về mà chúng chưa chịu ăn ngay thì cũng đừng lo lắng bởi thay đổi môi trường nước đột ngột khiến chúng chưa hòa nhập được nhưng tình trạng này sẽ kết thúc sớm. Chỉ sau một vài ngày chúng sẽ ăn thức ăn như bình thường.
Thông số nước phù hợp:
- Nhiệt độ: từ 14 đến 28 ° C
- Độ pH: từ 6,0 đến 8,0
- Độ cứng: 36 đến 357 ppm
Giá thành của cá lóc cảnh trên thị trường hiện nay
Giá bán cá lóc kiểng dao động từ 500.000 cho tới 100.000.000đ phụ thuộc vào nhu cầu size nhỏ hay lớn của bạn. Đây là một mức giá của cá lóc cảnh trên thị trường hiện nay cho các bạn tham khảo.
Cá lóc cảnh hàng tuyển: có giá từ vài chục triệu cho tới trăm triệu/con.
Giá cá lóc cảnh nữ hoàng: chiều dài từ 23 tới 25cm – giá từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
Giá cá lóc trân châu đen, đỏ: chiều dài từ 23 tới 25cm – giá khoảng 500.000 đồng.
Giá lóc cầu vồng vây xanh, cầu vồng ngũ sắc, cá lóc Blue Bengal, cá lóc Myanmar: chiều dài cơ thể từ 8 tới 9cm – giá từ vài trăm nghìn
Giá cá lóc vẩy rồng: chiều dài khoảng 20cm thường được bán với giá từ 500.000 đồng.
Một số địa chỉ mua cá lóc cảnh giá rẻ tại Hà Nội và TPHCM:
Cửa hàng bán cá lóc cảnh Sơn Yến Hà Nội:
Shop chuyên bán các loại cá lóc cảnh đẹp giá rẻ, cá lóc cảnh mini tại khu vực Hà Nội
- Địa chỉ: 655 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội
- Fanpage: https://www.facebook.com/cacanhsonyen/
Trại thủy sinh Trung Tín tại Sài Gòn:
Đây là một trong những trại cá cảnh lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, với lịch sử hơn 30 năm hoạt động trong ngành cá cảnh. Cơ sở này chuyên cung cấp sỉ, lẻ các loại cá chuối cảnh giá rẻ, đẹp được nhiều người đánh giá 5 sao.
- Địa chỉ: 718 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình, TPHCM
- Website: https://cacanhthuysinhtrungtin.com/
Cách lai tạo cá lóc cảnh
Việc sinh sản của cá lóc cảnh tương đối dễ dàng, nếu được sống trong môi trường nước đúng đắn. Việc phân biệt giới tính ở các loài cá là không dễ với người mới bắt đầu nuôi, mặc dù thực tế cá lóc cái trông mập mạp hơn.
Nếu việc phân biệt giới tính của cá lóc cảnh quá khó khăn thì bạn chỉ cần thả nhiều con vào chung hồ để chúng tự giác bắt cặp (hãy đảm bảo hồ nuôi cá lóc cảnh có kích thước đủ lớn để nuôi nhiều con một cách thoải mái. Và cung cấp nhiều không gian trú ẩn để giảm bớt đặc tính hung hăng của cá).
Cả cá lóc kiểng đực và cái đều bảo vệ bầy cá bột khi trứng nở.
Một số loại cá lóc cảnh được nhiều người yêu thích, dễ nuôi
1. Cá lóc hổ mang vàng – Golden cobra snakehead (Channa Aurantimaculata)
Cá lóc hổ mang vàng có kích thước khoảng 40cm khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành. Đây là giống cá có đặc tính tương đối hung dữ, vì vậy bạn nuôi riêng từng con.
Bắt nguồn từ vùng Bắc Assam tại Ấn Độ, loài này tốt nhất nên nuôi trong nước mát ở khoảng nhiệt độ từ 20 đến 26oC. Điềi kiện nước lý tưởng dao động từ 6 đến 7 pH và 10 GH.
2. Cá lóc bông – Red snakehead (Channa micropeltes)
Cá lóc bông còn được gọi là cá lóc khổng lồ (Giant snakehead). Chúng có thể phát triển đến kích thước đến 1 mét hoặc còn có thể hơn nữa. Thậm chí, nếu được sống trong môi trường tốt nhất, cá lóc bông là loài cá lóc lớn nhất. Vì vậy cần hồ nuôi kích thước cực lớn để thả một con cá lóc bông trưởng thành.
Cá lóc bông cũng nằm trong nhóm các loài cá lóc hung dữ và sẽ tấn công nhiều loại cá chung hồ, kể cả đồng loại của chúng, thậm chí dù bọn chúng có lớn hơn hay mặc dù cá lóc chẳng đói khát nhưng chúng vẫn tấn công. Chúng có hàm răng lớn nhất trong làng cá lóc và sẽ sử dụng nó để cắn người.
Mặc dù cá non có hoa văn, màu sắc hấp dẫn với một sọc cam tươi dọc theo thân cá, theo thời gian sọc này nhanh chóng nhạt đi và cá trưởng thành có màu lam nhẹ nhàng, nhạt nhòa.
Cá lóc bông không đòi hỏi phải sống trong môi trường nước cầu kỳ và có thể duy trì ở nhiệt độ từ 26 đến 28oC, pH và độ cứng tùy chỉnh miễn là không quá cao. Loài cá lóc cảnh này chỉ thích hợp với những người đã có kinh nghiệm trong việc.
3. Cá lóc lùn – Dwarf snakehead (Channa gachua)
Một trong các loài cá lóc cảnh có phạm vi rộng nhất, thường được thừa nhận là loài phức hợp.
Cá lóc lùn, đặc biệt là những chú cá con từ miền Bắc Ấn Độ, nên được duy trì trong nước mát hơn 18 đến 25oC, độ pH duy trì từ 6 đến 7.5, GH 6 đến 8 là lý tưởng.
Tới giai đoạn trưởng thành, kích thước của cá lóc lùn chỉ đạt đến 20cm, đặc tính của loài cá này khá ngoan ngoãn và có thể nuôi chung trong cùng một bể cộng đồng với những loài cá khác có kích thước tương tự.
Video: Các loại cá lóc cảnh Anh Em Chơi Hệ Săn Mồi Không Nên Bỏ Qua | Anh Bu Vlog
4. Cá lóc hoàng đế – Emperor snakehead (Channa marulioides)
Cá lóc hoàng đế còn được mọi người gọi là cá lóc vảy rồng, chiều dài lên tới 65cm, chỉ thích hợp để nuôi riêng, hoặc tốt nhất là nuôi chung chúng với cá chung hồ to lớn khác – tuy nhiên vẫn cần hồ thật lớn!
Cá lóc hoàng đế tốt nhất nên được nuôi trong điều kiện từ 24 đến 28oC, độ pH từ 6 đến 7 và GH 10.
5. Cá lóc cầu vồng – Rainbow snakehead (Channa bleheri)
Đây là một thành viên của các lóc có kích thước tương đối nhỏ, hiền lành thuộc nhóm cá lóc nhỏ. Cá lóc cầu vồng có vẻ ngoài vô cùng sặc sỡ nhất và chiều dài chừng 20cm, thích hợp với hồ cộng đồng như cá Lùn.
6. Cá lóc Banka – Banka snakehead (Channa bankanensis)
Cá lóc Banka có lẽ là loài cá lóc kén chọn nhất về mặt điều kiện nước. Loài cá này xuất xứ từ địa bàn nước đen vốn cực kỳ acid (pH đến 2.8), độ pH nên giữ thấp (ở mức dưới 6) bởi nếu quá cao thì cá rất dễ đổ bệnh.
Cá lóc Banka phù hợp hơn với tannin/humic acid, vì vậy đặt đất mùn (peat) trong bộ lọc sẽ đam lại nhiều lợi ích cho cá. Mặc dù kích thước cá lóc ở giai đoạn trưởng thành chỉ đến 23cm nhưng đặc tính lại rất hung dữ và tốt nhất nên nuôi chúng trong hồ riêng.
7. Cá lóc dày – Splendid snakehead (Channa lucius)
Có thể phát triển tới chiều dài là 40cm, cá lóc dày là một trong số loài lớn nhất và chế độ chăm sóc phải tương ứng. Đặc tính tương đối hung dữ và chỉ nên nuôi chung với cá to lớn, mạnh khỏe. Điều kiện nước lý tưởng để cá lóc cảnh này phát triển là 24 đến 28oC, pH 5 đến 6.5 và GH 8.
8. Cá lóc khoen – Ocellated snakehead (Channa pleurophthalma)
Một trong các loài cá hấp dẫn Đông Nam Á, cá lóc khoen có ngoại hình khác biệt hẳn so với những loài cá lóc khác ở ngoại hình, thân hình cá lóc khoen hẹp hơn. Những loài khác có thân giống với hình ống.
Ngoài tự nhiên, cá lóc khoan thường hình thành trên địa bàn nước nâu hơi acid hơn bình thường (độ pH từ 5 đến5.6). Tuy nhiên loài cá này dễ làm quen với tầm pH từ 6 đến 7 trong hồ nuôi, nên để nhiệt độ từ 24 đến 28oC và nước không quá cứng (8 GH).
Cá lóc khoen tương đối hiền lành, có thể nuôi chung chúng với nhiều loài cá lớn, mạnh khỏe. Kích thước của hồ cũng cần lớn bởi chúng có chiều dài lên đến 45cm.
9. Cá lóc đốm – Spotted snakehead (Channa punctata)
Cá lóc đốm là loài bản địa Ấn Độ, đây là loài phổ biến trong một địa bàn rộng lớn, từ ôn đới cho tới nhiệt đới. Bởi vì tầm phân bố như vậy, nên chúng có thể chịu được một phạm vi nhiệt đô rất rộng từ 9 đến 40oC.
Nhiều thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng chúng có thể chịu được một phạm vi pH lớn, vì vậy điều kiện nước cũng không quá quan trọng miễn là tránh quá mức. Kích thước khá nhỏ, khoảng 30cm, tuy nhiên, cá lóc đốm cũng thuộc loại cá hung dữ chỉ có những cá lóc đốm cùng loại mới có thể ở chung với nhau.
10. Cá lóc đen – Chevron snakehead (Channa striata)
Cá lóc đen là một trong các loài cá nước ngọt có sức khỏe tốt nhất, điều kiện nước không quá quan trọng đối với chúng nhưng vẫn cần tránh quá mức. Đây là giống cá có kích thước lớn, trung bình có thể đạt tới 90cm và giống như cá lóc bông, không thích hợp nuôi chung với bất kỳ giống cá nào.
11. Cá lóc Phi – African snakehead (Parachanna obscura)
Mặc dù rất giống với cá lóc dày về màu sắc và hình dạng, cá lóc Phi được phân biệt bằng cái mũi hình ống nổi bật và dài. Khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành cơ thể có thể dài đến 45cm, thông số nước cho loài cá lóc cảnh này nên giống với cá lóc dày.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách chăm sóc cá lóc cảnh và những loài cá lóc cảnh phổ biến rồi. Qua đây, Fao hy vọng bạn có thể sở hữu những chú cá lóc sinh động, mạnh khỏe, tạo điểm nhấn cho không gian nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!