Cá mặt trăng chết ngạt vì bị người đàn ông ngồi đè lên

Cá mặt trăng chết ngạt vì bị người đàn ông ngồi đè lên

Vụ việc xảy ra hôm 5/8 trên một bãi biển ở Roquetas de Mar, tỉnh Almería, thuộc miền nam Tây Ban Nha và cảnh sát địa phương đang tiến hành điều tra.

Theo những người dân địa phương, họ trông thấy một con cá mặt trăng trôi dạt vào bãi biển vài ngày trước đó. Ban đầu, họ còn tưởng nhầm là cá mập.

Cá mặt trăng chết ngạt vì bị người đàn ông ngồi đè lên - 1 Du khách ngồi đè lên cá mặt trăng khiến nó chết ngạt

Nhưng sau đó, Asociación Equinac, tổ chức phi lợi nhuận chuyên giải cứu động vật mắc cạn ở tỉnh Almería đã lên tiếng cảnh báo người dân không nên quấy rầy con vật. Tổ chức này cũng nhấn mạnh, cá mặt trăng vốn hiền lành, không ngây nguy hại tới con người.

Tuy nhiên, khi con cá tới gần bãi biển La Romanilla hơn vào ngày 5/8, một du khách nam đã kéo nó lên khỏi mặt nước đồng thời ngồi lên con vật. Sau đó, cá mặt trăng đã chết, với nguyên nhân xác định ban đầu là do “ngạt thở”.

Cá mặt trăng chết ngạt vì bị người đàn ông ngồi đè lên - 2 Cá mặt trăng bản tính hiền lành, không gây hại tới con người

Đoạn video do một nhân chứng ghi lại cho thấy có người yêu cầu du khách nam phải thả con cá trở lại biển và nói rằng anh ta đang “ngược đãi con vật”. Nhưng người này vẫn thản nhiên ngồi lên mình cá khiến nó chết ngay sau đó.

Bên cạnh việc điều tra của cảnh sát, tổ chức Asociación Equinac cho biết họ sẽ kiện người đàn ông này. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ dân sự Tây Ban Nha nói sẽ có hành động pháp lý với vị khách trên.

Cá mặt trăng chết ngạt vì bị người đàn ông ngồi đè lên - 3 Vây của cá mặt trăng thường bị nhầm với vây cá mập bởi sự giống nhau

Cá mặt trăng thường xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới. Do có bộ vây đặc biệt nên chúng thường bị nhầm với cá mập. Cá mặt trăng được coi là món hải sản quý hiếm ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Loài cá này đang thuộc danh sách “dễ bị tổn thương” của Sách Đỏ do Liên Minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra về những loài bị đe dọa. Số lượng của chúng đang sụt giảm nghiêm trọng do bị đánh bắt nhầm.

Rate this post

Viết một bình luận