Cá Neon | Đặc điểm cá Neon Vua, Neon Xanh khác nhau như thế nào?

Cá Neon là một trong nhiều loài cá cảnh dễ nuôi và được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay. Neon đẹp và dễ chăm sóc nên được khá nhiều người yêu cá nuôi dưỡng.

Tại Việt Nam có rất nhiều loại Neon khác nhau như Neon xanh, đen, cá neon vua. Mỗi loại cá có một đặc điểm khác nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc. Tùy thuộc vào đặc điểm và nhu cầu mà lựa chọn cho phù hợp.

Nguồn gốc của cá Neon

Tại Việt Nam, loài cá này được nhập khẩu từ những năm của thập niên 90. Khi du nhập vào nước ta, Neon nhận được sự quan tâm đặc biệt của người chơi cá và nhanh chóng trở nên phổ biến.

  • Tên khoa học: Paracheirodon innesi (Myers, 1936)
  • Tên Tiếng Anh: Neon tetra
  • Tên Tiếng Việt: Neon xanh
  • Tên tiếng Việt khác: Cá neon thường, neon huỳnh quang
  • Nguồn cá: Nhập khẩu. Đã có thể sinh sản tại Việt Nam
  • Chiều dài cá: 3 – 4 cm

Hiện nay, nước ta đang nuôi chủ yếu 2 loại cá neon là neon xanh và neon đỏ( cá neon vua). Blog yêu chó mèo sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về 2 loài cá neon này.

Cá neon xanh tại Việt Nam

Có thể nói Neon xanh là loài phổ biến nhất hiện nay tại nước ta, sở dĩ người ta gọi là cá neon bởi khi chúng bơi lội tạo ra vệt sáng thành đàn rất đẹp mắt.

Một số thông tin về neon xanh

Cá neon xanh hay Neon Tetra, tên khoa học Paracheirodon innesi (Myers, 1936)

Tên tiếng Việt khác: Neon thường, neon huỳnh quang

Trước đây Neon xanh tại Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng sau một thời gian, chúng ta đã có thể nuôi sinh sản và nhân giống nội địa.

  • Chiều dài cá: 3 – 4 cm
  • Đặc điểm cá Neon Xanh

Neon là loài cá sống theo đàn, thân có 2 sọc xanh- đỏ dọc thân, vảy bạc lấp lánh. Chúng được phát hiện tại Mỹ và được nhiều người nuôi trong bể thủy sinh. Cá được nhập về Việt Nam và được phát triển rộng rãi.

Đặc tính của Neon xanh là thích sống trong môi trường nước sạch và không gian rộng, nhiều oxy hoa tan. Đây là môi trường thuận lợi giúp cá phát triển và sinh sản tốt. Nước bẩn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, sự sinh trưởng của cá.

Cá đực có vây lưng và vây hậu môn dài, sặc sỡ màu sắc hơn trong khi con cái tròn hơn, bụng to hơn. Đây là đặc điểm nhận dạng cá Neon bạn có thể tham khảo.

Khi cá bệnh, chúng có màu nhạt hơn, sau một thời gian thì chết.

Thức ăn và điều kiện nuôi của Neon xanh

Cá trưởng thành sau 4 -5 tháng nuôi dưỡng. Cá Neon có thể ăn bo bo, ấu trùng muỗi, Artemia… Những thức ăn này bạn có thể mua tại các cửa hàng cá cảnh hoặc nuôi dưỡng trong điều kiện mô phỏng môi trường tự nhiên.

Nuôi Neon khá dễ dàng mà cũng chẳng phải quá dễ lắm đâu. Chúng được nuôi trong các bể cá mini, các bể cá nhỏ không gian nhỏ hẹp. Nhìn chung loài cá này không hề khó nuôi, rất dễ sinh sản nên được chọn để chăm sóc.

Cá Neon đỏ( Neon Vua)

Neon đỏ hay được biết với tới tên Cá Neon Vua có màu sáng và rực rỡ. Dòng Neon này cũng được khá nhiều người ưa chuộng và chăm sóc tại Việt Nam.

Thông tin về cá Vua Neon

  • Tên khoa học: Paracheirodon axelrodi (Schultz, 1956)
  • Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
  • Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
  • Tên đồng danh: Cheirodon axelrodi Schultz, 1956; Hyphessobrycon cardinalis Myers & Weitzman, 1956.
  • Tên tiếng Việt khác: Cá Neon vua; Cá Nhật đăng quang
  • Tên tiếng Anh khác: Scarlet characin; Neon; Neon tetra

Cá neon đỏ được nhập vào nước ta từ những năn của thập niên 90. Mặc dù đã du nhập từ lâu nhưng tới 2005 mới có thể sản xuất giống và trở nên đại trà hơn.

Đặc điểm cá Neon vua

Cá Neon đỏ phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ. Đây cũng là nơi loại cá này được tìm ra và nhân giống phổ biến cho tới ngày nay.

  • Chiều dài cá (cm):4 – 5
  • Tính ăn:Ăn tạp
  • Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Cá sống ở tầng nước giữa, sức khỏe và sinh sản phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sạch và độ PH cũng như chỉ số của nước. Nước quá ô nhiễm hoặc đục có thể gây ra tình trạng khó sinh sản ở Neon đỏ.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi Neon vua

Bể nuôi cá có kích thước trung bình, nước có độ PH axit phù hợp và chất lượng nước tốt. Bạn có thể làm bể cây thủy sinh và nuôi chung với các loài cá hồ rong khác.

  • Thể tích bể nuôi (L):70 (L)
  • Nuôi trong hồ rong:Có
  • Chi tiết kỹ thuật nuôi
  • Chiều dài bể: 60 cm
  • Nhiệt độ nước (C):23 – 27
  • Độ cứng nước (dH):5 – 12
  • Độ pH:4,0 – 7,0

Giá cá Neon vua là bao nhiêu

Neon không đắt, chúng có giá từ 7 -10k/ con

Cách chăm sóc

Có lẽ khi nuôi cá, bạn sẽ bắt gặp tình trạng cá chết bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu nhé

Đâu tiên hãy cùng chú ý tới thông số môi trường nước.

  • Nhiệt độ nước (C):20 – 26
  • Độ cứng nước (dH):5 – 20
  • Độ pH:5,0 – 7,0
  • Tính ăn:Ăn tạp

Neon phù hợp với bể thủy sinh trồng nhiều cây, có cát dưới thành bể. Vì là loài cá sống bày đàn nên bạn nuôi cả 1 đàn từ 6 con trở lên nhé. Các bạn có thể nuôi xen nhưng chú ý nên nuôi với các loài cá hiền để tránh tranh chấp nhé.

B1: Cách xử lý nước

Thả 2-3 lá bàng và trồng cây thủy sinh vào thùng shop, các loại rong rêu cũng cho vào đây nhé. Chờ tới khi nước ngả vàng. Thay lá khác khi lá cũ bị mục hoặc thối. Lá bàng sẽ giúp giảm PH trong nước và sát khuẩn hiệu quả.

B2: Thả cá vào thùng sốp

Thả Neon thả nuôi trong thùng sốp 1 tháng và cho ăn 2 ngày 1 lần để chúng thích nghi và làm quen với môi trường mới. Sau đó mới thả vào bể thủy sinh mini. Lúc này cá sẽ khỏe mạnh và có sức đề kháng hơn.

Thức ăn

Loài cá này ăn tạp, chúng có thể ăn các loài sinh vật bé hơn như côn trùng, artemit, loăng quăng, giáp xác…. Bạn cũng có thể mua thêm các thức ăn khô cho cá để chúng phát triển toàn diện nhất.

Trùn chỉ cũng là thức ăn khá nhiều người chọn cho Neon ăn. Tuy nhiên cho ăn với lượng ít không để rơi xuống đáy bể. Ngoài ra theo nhiều chia sẻ của các bạn nuôi Neon thì trùn chỉ mang bệnh có thể gây chết cá. Lượng trùn thừa cũng sẽ khiến nước bị mùi khá nặng, ô nhiễm.

Ngoài cá 2 dòng Neon trên, còn có neon đen và Neon cam hay cá hồng đăng. Cách nuôi và chăm sóc tương tự với 2 dòng cá trên nên các bạn có thể tham khảo qua.

Nuôi cá Neon sinh sản

Môi trường đóng một vai trò quan trọng khi nuôi Neon, PH của nước phải đạt chuẩn 5.5 -6.5 ánh sáng yếu và nhiệt độ giữa 22 -26 độ C. Chỉ cần nước có dấu hiệu đục sẽ khiến cá của bạn khó sinh sản.

Khi nuôi loại cá này, cần tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để tránh chúng ăn trứng của mình. Đây là đặc tính khá giống với cá tứ vân trong các bài viết trước đây Blogyeuchomeo.com đã giới thiệu.

Điều kiện để cá bố mẹ làm tổ

Trong điều kiện tự nhiên, cá chọn những nơi có thực vật nổi, ít ánh sáng để làm tổ. Đây cũng là nơi lý tưởng để ẩn nấp lẩn tránh kẻ thù.

Với các bể nuôi nhân tạo, những người nuôi thường căng lưới để tránh bố mẹ ăn trứng. Giảm ánh sáng của bể, nuôi trồng nhiều thủy sinh và thực vật nổi để tạo ra môi trường giống với tự nhiên nhất giúp cá có thể sinh sản.

Cá thường đẻ 100 -200 trứng/ lần và 4-5  lần / vụ/ Trứng dễ bị nấm nên cần bổ sung chất chống nấm trong bể cá. Cá nở sau 24 tiếng là nhanh nhất. 5 -6 ngày đã có thể bắt mồi. Khuyến khích nên sử dụng Artemia cho cá ăn nhé.

Chú ý lượng thức ăn đưa vào trong bể nuôi cần phù hợp tránh tình trạng quá nhiều và dư thừa gây ra đục nước hoặc ô nhiễm môi trường sống của cá. Điều này ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản và sinh trưởng của cá Neon.

Cá Neon nuôi chung với cá nào

Nên nuôi cá Neon với các loại cá hiền khác tránh cá Ông Tiên, cá vàng… Để cẩn thận hơn, các bạn bố trí cây thủy sinh và hốc đá làm nơi trú ngụ cho cá tránh nguy hiểm. Bể rộng hơn thì không thả chung với cá to.

Đặc tính của Neon là nhút nhát và thích yên tĩnh, sống theo bầy đàn vì vậy những loài cá to có thể làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của Neon. Chúng rất dễ bị kích động và bị săn đuổi bởi các loài cá lớn hơn.

Nguồn: https://blogyeuchomeo.com/

Rate this post

Viết một bình luận