(SKDS) – Cá ngựa còn có tên khác là hải mã là hải mã, thủy mã, mã đầu ngư,… Cá ngựa có đặc điểm như sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài. Miệng dài như một cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không vây. Màu sắc thường là vàng, trắng, vàng nâu có khi pha đỏ, xanh đen.
Cá ngựa.
Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng,… đều có thể dùng làm thuốc. Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô. Vào mùa hạ, thu, bắt cá ngựa về rửa sạch, loại bỏ màng da, bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi khô, thường buộc lại từng đôi một (1 con đực, 1 con cái). Cá ngựa loại to, đầu đuôi đầy đủ, không có sâu mọt là loại tốt.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, đi vào can thận. Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới sinh lý yếu…
Dâm dương hoắc.
Một số đơn thuốc thường dùng:
Chữa di tinh, liệt dương, yếu sinh lý: Cá ngựa một cặp, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 6g, khởi tử 12g, câu kỷ tử 10g. Ngâm các nguyên liệu trên vào nửa lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30 ml.
Hỗ trợ điều trị liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy: Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong.
Hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính:
Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy. Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày.
Đại hồi
Bổ thận, tráng dương:
Cá ngựa 10g, tôm nõn 15g, 1 con gà trống nhỏ, một ít rượu, hành, gia vị, nước. Gà trống làm sạch, bỏ nội tạng, sau đó chặt miếng. Cá ngựa, tôm nõn rửa sạch, ngâm nước sôi khoảng 10 phút. Cho cả 3 thứ vào nồi hầm nhừ. Dùng thường xuyên có tác dụng bổ thận, tráng dương.
Chú ý:
Phụ nữ có thai, người âm hư hoả vượng, cảm cúm sốt nóng không dùng các bài thuốc, món ăn có cá ngựa.