5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cá nục là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, chúng chứa tới 111 kcal/100g thịt cá, vì thế cá nục được xem là một món ăn “ phổ thông “ từ các nhà hàng sang trọng 5 sao đến các bữa tiệc bình dân hay thậm chí là một món ăn thông thường có trong nhà bếp của bạn. Vì sao cá nục lại có sức hút và có giá trị kinh tế cao đến như vậy ? Cùng mình tham khảo qua bài viết sau đây nhé.
1/ Cá nục là cá gì ? Cá nục sống ở nước mặn hay nước ngọt
Cá nục là một loại cá ít xương, chúng là một thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao. Cá nục được phát hiện vào năm 1851, nhưng khi đến với thị trường Việt Nam thì có nhiều người dân hay lầm tưởng gọi chúng là “ cá lục “ nhưng thực tế tên thuần việt của chúng là Cá Nục và tên tiếng anh là Decapterus.
Cá nục sống ở biển, vì thế chúng được xem là một loài cá nước mặn. Cá nục có rất nhiều loại khác nhau, nhưng trải qua nhiều năm thì người dân đã tổng hợp và xác định chúng có tới 12 loài thường bắt gặp nhất. Cách nhận biết cá nục đơn giản nhất là chiều dài của chúng khoảng 15cm khi cá đạt từ 2 – 3 tháng và 25cm khi cá đã trưởng thành hoàn toàn 100%, phần đầu cá nhỏ, hơi gọn, mắt to, lồi. Dễ nhận biết nhất đó chính là màu nâu đỏ đặc trưng của chúng.
Cá nục duy trì nòi giống từ tháng 2 đến tháng 5 và chúng có đặc tính là sinh sản bằng trứng, sau khi sinh sản xong chúng sẽ trú ẩn dưới tầng đáy để trú ẩn và kiếm ăn, thức ăn của cá nục thông thường là cá tạp, rong rêu, động vật phù dù,…
Có thể bạn quan tâm: Nước Mắm Truyền Thống Và Những Câu Chuyện Chưa Kể
2/ Cá nục được chia làm mấy loại
Để xác định chính xác cá nục có bao nhiêu loài đến thời điểm hiện tại thì chưa có câu trả lời chính xác. Ước tính cá nục có khoảng 12 loại khác nhau, nhưng bài viết sau đây mình sẽ liệt kê ra 3 loại cá nục được xem là phổ biến nhất và được người dân sử dụng chế biến món ăn nhiều nhất.
Xem thêm các bài viết mới nhất từ nước mắm Tĩn: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/
2.1/ Cá nục hoa ( nục chuối )
Cá nục hoa hay còn gọi là cá nục chuối, gọi là nục chuối vì thân hình của chúng thon, dài như quả chuối, từ đó người dân gọi chúng là nục chuối để dễ phân biệt.
Cá nục hoa thường được phát hiện ở các vùng biển Thái Bình Dương và các vùng biển giáp ranh giới Việt Nam thuộc của Indo, Philipine.
Lưng cá nục hoa có màu đen sẫm, phần bụng của chúng có màu xám bạc, chính vì là loại cá biển và vì độ tươi của cá nên cá nục hoa là loài cá được “ mẹ đi chợ “ bắt gặp là phải mua vì chúng vừa rẻ, bổ, dễ chế biến thức ăn.
2.2/ Cá nục gai ( nục sò )
Đúng với thực tế thì Cá nục gai có tên là nục sò, vì thân hình của chúng dài và vẩy của chúng có gai sắc nhọn, nên người dân đã gọi với cái tên thân thuộc là cá nục gai. Đặc điểm nhận dạng là phần đuôi của chúng khá cứng, cứng hơn so với các loài cá nục còn lại.
Cá nục gai thường được chế biến thành các món chiên, nướng vì chúng không được béo và bùi như các loài cá nục khác. Chính vì vậy, chúng cũng có thể được xuất hiện trên các bàn nhậu của người dân.
Cá nục gai có thân dẹt hơn so với cá nục hoa, chúng được tìm thấy tại các vùng biển giáp ranh giới Việt Nam, nục hoa khá khác so với các loại cá nục khác vì chúng thường sống ở tầng đáy rất sâu, khoảng vào 80 – 120m quanh các rạn san hô
2.3/ Cá nục bông
Cá nục bông có tên gọi khác là nục tròn, tên nục bông là được người dân gọi thông thường, vì chúng có thân hình sọc sọc màu sẫm như bông. Trong ẩm thực, nục bông tươi được chế biến rất nhiều món ngon khác nhau từ chiên, mặn, ngọt đến nấu canh và đặc sản của nục bông là được chế biến hấp.
Cá nục bông thường có giá rẻ hơn các loài cá nục khác hơn một xíu, giao động từ 80.000 – 90.000/1kg, chính vì thịt ít xương, ngọt, béo, dễ ăn và thành phần Omega-3, DHA có trong cá nục bông nên loài cá này thường được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho các bé tại nhà.
Cập nhật ngay các công thức món ngon cho gia đình: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/cau-chuyen-nghe-mam/
3/ Sức hút dinh dưỡng của cá nục đối với sức khỏe con người
100g cá nục chứa bao nhiêu calo ? Ăn cá nục có tốt không ? Đây được xem là những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất đối với các bà mẹ bỉm sữa và các bà mẹ nội trợ “chính hiệu”, nói chính xác hơn là các bà mẹ đang muốn trổ tài với nhà chồng để làm được một món ăn vừa ngon vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Chính vì lợi ích dinh dưỡng có trong cá nục, nên loại cá này được xem là một loài cá quốc dân, nhưng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn và chính xác hơn thông qua những lợi ích sau đây:
Cá nục rất có lợi cho hệ tiêu hoá
Vì sao lại nói cá nục có lợi cho hệ tiêu hoá ? Nhược điểm của cá nục là không cung cấp nhiều protein như các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo,… Nhưng chúng bù lại là rất tốt cho hệ tiêu hoá vì chúng rất dễ hấp thụ và được xem là một loại thực phẩm dễ chuyển hoá.
Cá nục được sử dụng và làm món ăn ở các buổi chiều, tối. Chính vì sự dễ chuyển hoá đó nên các cơ quan làm việc liên quan đến dạ dày sẽ ít làm việc lại nên sẽ hạn chế được tối đa bệnh, giúp cải thiện được sức khoẻ
Giải pháp cho căn bệnh nguy hiểm như đau tim, đột quỵ
Như đã nói ở trên thì cá nục có chứa nhiều Omega-3 và DHA nên chúng có thể hạn chế và giảm tối thiểu các bệnh như đau tim, đột quỵ và cao huyết áp đối với các người cao tuổi và cải thiện trí não đối với các trẻ em
Tham khảo món cánh gà chiên nước mắm chuẩn vị: https://nuocmamtin.com/cach-lam-canh-ga-chien-nuoc-mam-thom-ngon/
Bác sĩ khuyên ăn cá nục để giảm bệnh tim mạch
Có ai mắc các bệnh tim mạch và khi khám bác sĩ, thì bác sĩ khuyên chúng ta nên bổ sung cá nục vào bữa ăn 2 lần/1 tuần không ? Vì cá nục chứa các axit béo không bão hoà, có tác dụng giảm được các bệnh liên quan đến tim mạnh rất tốt
Cá nục tốt đối với chế độ ăn kiêng
Bạn không nghe lầm đâu! Cá nục rất phù hợp với chế độ ăn kiêng, vì lượng chuyển hoá của axit béo, Omega-3,… không chứa nhiều protein, dễ ăn, ngon, dễ tiêu hoá, không gây ảnh hưởng đến dạ dày đối với người mập. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cá nục được xếp vào hàng thực phẩm có lợi cho quá trình giảm cân, ăn kiêng
Có thể bạn quan tâm: https://nuocmamtin.com/cach-lam-banh-mi/
4/ Các món ngon được chế biến từ cá nục
Chính vì rất phổ biến và được xem là loài cá “ quốc dân “ nên cá nục có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và một trong những món ăn ngon đó phải kể đến là: Cá nục kho, cá nục sốt cà chua, cá nục chiên.
4.1/ Cá nục kho
Cá nục kho thì có thể chế biến thêm với các loại nguyên liệu khác nhau như thơm, tiêu, riềng,… Để có thể chế biến được các loại món ăn kho từ cá nục thì nguyên liệu chính không thể thiếu đó là cá nục và các nguyên liệu đi kèm.
Cách chế biến cá nục kho khá đơn giản thông qua các bước sau:
– Cá nục cắt khúc
– Gia vị nêm nếm thông thường
– Ướp cá khoảng 15 – 30 phút để thấm gia vị
– Chiên sơ cá nục đã ướp qua
– Cho một ít nước sôi để tạo thành sốt hoặc thành nước đặc sệt khi kho
– Cho lửa nhỏ riu riu từ 20 – 30 phút, nước trong nồi sôi nhẹ.
– Để khoảng thêm 5 – 10 phút rồi cho hành lá vào rồi tắt bếp
Tham khảo cách nấu cá nục sốt cà chua chuẩn vị: https://nuocmamtin.com/cach-lam-ca-nuc-sot-ca-chua/
4.2/ Cá nục nướng
Nhắc đến cá nục nướng thì phải nghỉ ngay đến cá nục nướng giấy bạc ở các nhà hàng sang trọng, quán nhậu bình dân và cũng có thể chế biến tại nhà, vì chúng rất dễ chế biến chỉ đơn giản qua các bước sau:
– Nguyên liệu bao gồm: Cá nục, sả, ớt say, sả băm, ngũ vị hương, dầu hào,…
– Cá nục cắt khúc, mổ bụng và bỏ phần ruột
– Ướp với gia vị ngũ vị hương, dầu hào, ớt, sả khoảng 15 – 30 phút
– Tiến hành bỏ cá vào giấy bạc, cuốn giấy bạc lại và nướng cá khoảng độ 20 – 25 phút thì có thể ăn
– Có thể cho một ít mỡ hành để tăng thêm độ béo và hương thơm cho cá nục
4.3/ Cá nục chiên
Cá nục chiên thường được chế biến món ăn ở nhà, vì nó dễ làm, dễ sơ chế và quan trọng là tốn rất nhiều cơm. Cá nục chiên được chế biến không quá phức tạp, nếu như bạn nắm được các các bước quan trọng sau
– Nguyên liệu chuẩn bị: Sả băm, ớt say, nước mắm, muối, đường, bột ngọt,…
– Sơ chế cá nục, có thể cắt thành khúc hoặc để nguyên con
– Cắt hoặc khứa nhẹ trên thân cá để gia vị dễ thấm hoặc nhanh chín hơn
– Tẩm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình
– Ướp khoảng 15 – 30 phút
– Tiến hành làm nóng chảo bằng dầu, bỏ nhè nhẹ cá vào chảo chiên vàng các mặt cá.
– Chiên đến khi thấy cá ngả sang màu vàng đậm thì có thể lấy cá ra và để nguội.
Lời kết
Trên đây là bài viết về cá nục, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa hoặc các bà nội trợ có thêm thông tin và các mẹo vặt chế biến thức ăn từ cá nục.