Cá rô phi ăn gì? Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi rô phi là phương án tiết kiệm chi phí. Hướng đến mô hình kinh bền vững, năng suất cao. Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu trọn bộ kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi rô phi hiệu quả. Bà con tham khảo, ứng dụng cho mô hình chăn nuôi của mình.
Các phương thức nuôi cá rô phi thương phẩm
Rô phi được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài mô hình nuôi thâm canh trong ao truyền thống. Rất nhiều mô hình nuôi cá rô phi độc đáo, sáng tạo, tiết kiệm chi phí, diện tích được ứng dụng. Những kỹ thuật nuôi cá rô phi cũng được nghiên cứu và đưa vào thực tế.
- Cách nuôi cá rô phi trong thùng nhựa
- Nuôi cá rô phi trong thùng xốp
- Cách nuôi cá rô phi trong bể xi măng
- Nuôi cá rô phi trong ao đất
Tập tính ăn của cá rô phi
Cá rô phi ăn tạp. Tập tính ăn của chúng là:
– Rô phi khi nhỏ thường ăn sinh vật phù du, kích thước nhỏ.
– Rô phi trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, côn trùng, thực vật thủy sinh, cám viên nổi tự chế biến từ nguyên liệu tại địa phương.
Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
Cá rô phi cần cung cấp đầy đủ thức ăn trong quá trình nuôi. Hơn nữa, chúng có khả năng tiêu hóa carbohydrate tốt. Do đó bà con cần tập trung cung cấp cho chúng các loại thức ăn giàu carbohydrate và lipit. Nó sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả protein trong chế độ ăn. Đảm bảo hàm lượng protein trong thức ăn đạt từ 18 – 35% tùy theo từng giai đoạn phát triển.
Cá rô phi ăn gì?
Rô phi thuộc loại cá có phổ thức ăn rộng. Nuôi thương phẩm, nguồn thức ăn của chúng phong phú. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Do đó ngoài nguồn thức ăn tự nhiên thì còn có cả thức ăn nhân tạo.
Phân chuồng
Bón phân vừa để cái tạo chất lượng ao nuôi, vừa tạo thức ăn cho rô phi. Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục.
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên của cá rô phi là động vật phù du, tảo sợi, mùn bã hữu cơ, ấu trùng sâu bọ, động vật sống dưới nước, cỏ, rau bèo…
Thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo của rô phi thương phẩm là cám viên công nghiệp. Các nguồn thức ăn khác chế biến từ khô dầu, bột ngô, bột sắn… Cám công nghiệp mua ngoài thị trường có hai loại uy tín, được sử dụng phổ biến hơn cả. Đó là cám Con cò và thức ăn do Viện Nuôi trồng thủy sản sản xuất.
– Cám Con cò có tỉ lệ đạm 20%. Viên cám có đường kính 3mm.
– Thức ăn do Viện Nuôi trồng thủy sản sản xuất có tỉ lệ đạm 20%, vitamin tổng hợp 1%. Kích thước viên thức ăn có 2 loại, theo từng giai đoạn phát triển của cá.
Tuy nhiên, cám công nghiệp có giá thành đắt đỏ. Nếu không mua được thức ăn từ đại lý chính hãng, chất lượng khó kiểm định. Không đảm bảo an toàn cho đàn cá. Vì thế, bà con hoàn toàn có thể tự chế biến cám viên nổi nuôi thủy sản.
Nguyên liệu tự chế biến cám nổi như cá tạp, các loại khô dầu, bột ngô, cám gạo, bột sắn. bổ sung thêm cua ốc, rau bèo nghiền nhuyễn; Phụ phẩm từ các lò mổ; Vitamin, khoáng chất, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học an toàn…
Ưu điểm của việc tự chế biến cám nổi nuôi cá rô phi:
- Tiết kiệm từ 30 – 50% tổng chi phí đầu tư so với mua cám công nghiệp chế biến sẵn.
- Chủ động kiểm tra chất lượng. Đảm bảo cám viên không chứa hóa chất độc hại hay chất tăng trọng.
Kỹ thuật chế biến thức ăn cho cá rô phi
Nguyên liệu chế biến cám nổi
Các nguyên liệu tươi có thể tận dụng như cá tạp, tôm, cua, ốc, tép, phụ phẩm từ lò giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản…
Các loại rau, cỏ, bèo tây, thân cây chuối…
Nguyên liệu khô gồm hạt ngũ cốc như thóc, gạo, hạt đậu tương… khoai, sắn. Bột thịt, bột cá, bột xương… Khô dầu các loại.
Nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng gồm vitamin, premix khoáng, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học.
Các loại máy móc cần thiết để tạo thành dây chuyền sản xuất cám nổi khép kín tại nhà gồm: máy băm nghiền chế biến thức ăn 3A, Máy trộn thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A, Máy ép cám viên nổi 3A.
Các loại máy này có nhiều công suất khác nhau. Phù hợp với từng mô hình chăn nuôi từ nhỏ lẻ hộ gia đình đến nuôi thâm canh. Bà con xem xét quy mô thực tế để có sự lựa chọn phù hợp.
Cách làm thức ăn cho cá rô phi
Sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A để chế biến các nguyên liệu. Máy tích hợp cả 3 tính năng băm nhỏ, nghiền bột khô và nghiền nhuyễn. Nên rất đa năng trong việc chế biến thức ăn. Bà con sử dụng để nghiền thóc, ngô, đậu tương thành dạng bột mịn. Băm nhỏ rau, cỏ, bèo tây. Nghiền nát nhuyễn thân cây chuối, cua, ốc…
Tiếp theo, sử dụng máy trộn 3A để phối trộn tất cả các nguyên liệu một cách đều đặn. Công đoạn này vô cùng quan trọng. Đảm bảo đạt độ đồng đều cao nhất về cả dinh dưỡng và độ ẩm.
Nếu trộn bằng tay sẽ không thể đạt được yêu cầu đó. Đồng thời, sử dụng chiếc máy phối trộn thức ăn nuôi cá rô phi cũng giúp bà con rút ngắn thời gian chăn nuôi. Bà con có thể chủ động bổ sung thêm vitamin, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học vào giai đoạn phối trộn này.
Tiếp theo, đưa nguyên liệu đã trộn vào máy ép cám viên nổi 3A. Cám viên nổi chín đều, trọng lượng rất nhẹ, nổi trên mặt nước lâu. Sử dụng cám viên nổi giúp đàn cá rô dễ ăn, ăn hết. Tránh dư thừa lãng phí. Hạn chế ô nhiễm môi trường nước và tầng đáy ao tốt hơn so với cám viên thường mua ngoài thị trường.
Đối với những mô hình chăn nuôi cá rô thâm canh năng suất cao. Để tiết kiệm thời gian tự ép cám nổi, bà con có thể sản xuất dư ra. Đem sấy khô, bảo quản kín, cho cá rô ăn dần. Chiếc máy sấy cám nổi 3A là thiết bị hỗ trợ đắc lực ở giai đoạn này.
Công thức phối trộn thức ăn ép cám viên nổi nuôi cá rô phi
Như đã nói, mỗi giai đoạn phát triển, nguồn thức ăn của rô phí phải có sự thay đổi. Đáp ứng các nhu cầu về đạm, vitamin, khoáng chất… Bà con có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho cá dưới đây:
- Cám: 20 – 30%
- Tấm: 20 -30%
- Rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20%
- Bột cá (bột ruốc): 30 – 35%
- Bột đậu nành: 10 – 20%
- Premix khoáng/ vitamin: 1 – 2%
Hoặc có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho rô phi đơn giản sau:
- Cám gạo 77% + Bột cá 23%
- Cám gạo 70% + ốc nghiền nhỏ 30%
- Cám gạo 73,5% + khô dầu dừa 18,6% + bột mì 22% + bột cá 4,7%.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của thức ăn và chế độ ăn cho cá rô phi
Trong quá trình chăn nuôi, bà con chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho cá. Đảm bảo cho chúng phát triển khỏe mạnh, đồng đều.
Cách cho rô phi ăn
+ Với cám viên nổi:
Cách tính toán hàm lượng thức ăn hàng ngày cho đàn cá rô phi có thể dựa theo tổng khối lượng cá trong đàn. Với những mô hình nuôi cá rô phi thâm canh, cần tính toán kỹ lưỡng hàm lượng đạm. Cũng như kích cỡ của viên cám nổi. Bà con có thể sử dụng máy cho cá ăn tự động 3A để công việc trở nên dễ dàng hơn.
Thời gian cho ăn: 8 – 9h sáng và 4h30 chiều.
Tỉ lệ cho ăn tính theo khối lượng tăng trưởng của cá
Cỡ cá (g/con) | Tỉ lệ cho ăn (% tổng khối lượng cá trong ao) |
5 – 10 | 10 |
10 – 20 | 8 |
20 – 50 | 6 |
50 – 100 | 5 |
100 – 200 | 3 |
200 – 300 | 2 |
Cách cho rô phi ăn tính trong ao nuôi thâm canh
Cỡ cá trung bình (g/con) | Loại thức ăn | Hàm lượng đạm (%) | Tỷ lệ cho ăn (% trọng lượng cá trong ao/ngày) |
5 – 10 | Mảnh | 30 – 35 | 10 – 15 |
10 – 100 | Viên nổi Φ1,5-2 mm | 28 – 30 | 5 – 10 |
100 – 150 | Viên nổi Φ2-3 mm | 26 | 3 – 5 |
150 – 300 | Viên nổi Φ3-5 mm | 24 | 2,5 – 4,0 |
Trên 300 | Viên nổi Φ≥5 mm | 22 | 1,5 – 2,5 |
Lượng thức ăn cho cá rô phi tính theo từng tháng nuôi
Thời gian nuôi | Khối lượng thức ăn (% tổng khối lượng cá có trong ao nuôi) |
Tháng 1 | 4 – 5 |
Tháng 2 | 3 – 4 |
Tháng 3 | 2,5 – 3 |
Từ tháng thứ 4 trở đi | 2 – 2,5 |
Để tính tỷ lệ % tăng trưởng của cá, hàng tháng bà con tiến hành bắt khoảng 30 con để ước chừng. Nếu cá tăng trưởng từ 50 – 60/con thì là tốt.
+ Với phân chuồng:
Bón phân chuồng đã ủ hoai mục, tránh lây lan bệnh tật. Dùng khoảng 30 – 35kg/100m2 ao nuôi.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Nguồn mayepcamnoi.com